Theo Định Nghĩa Triết Học là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về theo khái niệm triết học đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Theo Định Nghĩa Triết Học là gì?

Theo định nghĩa Triết Học là gì? Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thứcgiá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ."

Theo Định Nghĩa Triết Học là gì? Nguồn gốc và vai trò
Theo Định Nghĩa Triết Học là gì?

Thuật ngữ Triết học được đặt ra bởi Pythagoras of Samos - một triết gia Hy Lạp đầu tiên được biết đến với việc sáng lập phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.

Triết học là ngành học duy nhất khám phá, nghiên cứu tất cả mọi thứ. Nó cũng là ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn họcnghệ thuật. Mặc dù triết học và các ngành học khác có chung một số mục tiêu (cùng với các nhà khoa học, các nhà triết học muốn khám phá bản chất của thực tế; cùng với các nhà sử học, các triết gia muốn hiểu chúng ta đến từ đâu; cùng với các nhà nghệ thuật, các triết gia muốn kích thích những câu hỏi mới lạ về trải nghiệm của con người…)

Nguồn gốc và vai trò của Triết Học

Nguồn gốc của Triết Học:

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, hình thái ý thức xã hội Triết học ra đời vào khoảng thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN). Triết học Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây, trong đó nổi bật nhất là tại Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại - ba trung tâm văn hóa lớn thời kỳ cổ đại. Cụ thể:

- Ở Ấn Độ: Triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

Theo Định Nghĩa Triết Học là gì? Nguồn gốc và vai trò
Nguồn gốc của Triết Học

- Ở Trung Quốc: Triết học hướng đến các vấn đề chính trị - xã hội nên được xem là  sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên sự việc.

- Ở Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiên, hay còn gọi là “triết học tự nhiên”. Đây được xem như “người mẹ” của các khoa học, triết học ở Hy Lạp còn được gọi là “philosophia” - “tình yêu đối với sự thông thái”.

Ở mỗi quốc gia, Triết học sẽ mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở phương Đông hay phương Tây, triết học đều được coi là đỉnh cao của trí thức nhân loại, sử dụng trí óc để khám phá vạn vật.

Vai trò của Triết Học:

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học

  • Thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Nó đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
Theo Định Nghĩa Triết Học là gì? Nguồn gốc và vai trò
Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học
  • Phương pháp luận: Phương pháp luận (lý luận về phương pháp) là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp. Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Vai trò của Triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, bên cạnh giải quyết những vấn đề “muôn thuở”, triết học còn giúp cho con người tìm ra lời giải đối với những vấn đề hoàn toàn mới, phát sinh trong quá trình toàn cầu hóa. Không chỉ giúp con người nhìn nhận đúng đắn về thế giới quan, nhờ vào triết học, con người còn có khả năng đánh giá những biến động đang diễn ra, gợi mở hướng giải quyết, “lối thoát” cho vấn đề mà con người đang gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nói tóm lại, dù là trong quá khứ hay ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, triết học vẫn giữ nguyên vị thế của mình ở phạm vi một dân tộc và cả nhân loại.

Xem thêm bài viết: "Khái Niệm Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng là gì? Sự thống nhất hữu cơ." tại đây!

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Theo Định Nghĩa Triết Học là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365