- Nhất định phải dám dấn thân vì cuộc sống chẳng trải hoa hồng
- Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, người làm được việc lớn đều giỏi đưa ra lựa chọn
- Bản lĩnh trong giao tiếp: Nói phải củ cải cũng nghe!
Câu chuyện cuộc sống về sư tử già
Người đàn ông nọ tự hào dắt theo chó ngao Tây Tạng thuần chủng để khoe với mọi người và anh rất thích thú khi ai cũng khen ngợi. Khi đi qua một ông lão ngồi cạnh một con chó bị rụng sạch lông.
Chú chó Tây Tạng sủa lên đầy vẻ đe dọa nhưng chó già không tỏ ra sợ hãi. Thấy vậy không hài lòng lắm nên ông này nói: “Ông lão, không rõ chó của ông giống gì, hãy cho chó của ông tỉ thí với chó của tôi xem nào? Nếu chó của ông thua thì ông đưa cho cháu 500 tệ, nếu chó của cháu thua thì cháu sẽ đưa ông 2000 tệ”.
Ông lão từ tốn: "Tôi cũng đang cần tiền nuôi nó trong tháng tới. Nếu đặt cược hãy đặt lớn, nếu chó của ta thua, ta đưa ngươi 50 ngàn tệ, nếu chó của cậu thua, cậu đưa ta 30 ngàn tệ”.
Người đàn ông nọ tỏ vẻ thách thức: “Giống chó của cháu là chó ngao Tây Tạng thuần chủng đó. Cháu nói trước cho ông biết, nhưng chấp nhận đặt cược”.
Cuộc đấu chỉ mới diễn ra 2 phút thì chó ngao Tây Tạng đã không dám tấn công nữa, người này lấy ra 30 ngàn tệ đưa cho ông lão và không quên hỏi: “Ông ơi, chó của ông là giống gì vậy? Làm sao mà chó của cháu lại sợ nó đến vậy?".
Ông lão cầm lấy tiền rồi nói: “Tôi không biết bây giờ nó là giống chó gì. Trước khi bị rụng lông, nó là một con sư tử”.
Bài học: Câu chuyện cuộc sống về khiêm tốn cho thấy có người chỉ mới có chút thành tựu bèn huênh hoang khắp nơi, dương dương đắc ý, không biết người biết ta.
Chưa biết có những ai còn xuất sắc hơn mình thì đừng nên ưỡn ngực khoe khoang, không nóng giận, không cố tình chứng tỏ đúng sai, không nghi ngờ ghen ghét với tài năng của người khác. Ngay cả khi là người có tài năng xuất chúng thì cũng cần biết bình lặng làm những việc cần làm hơn là tỏ ra mình hơn người.
Muốn có sự khiêm tốn cần thời gian tu thân
Có câu: “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông” để thấy việc khiêm tốn là cần thiết và có như thế ta mới nhận được nhiều hơn và như thế ta mới bao dung người khác hơn.
Khiêm tốn là một mỹ đức, đồng thời cũng là thể hiện cảnh giới cao trong đối nhân xử thế. Nhưng để đến được bậc cao đó ta đã phải bước qua không ít những bậc thấp hơn.
Khi ở những bậc thấp thì ta thường có chút kiêu ngạo, tự mãn với những gì mình làm được cũng là lẽ thường. Vì mức thành công tuy nhỏ nhưng đủ làm ta vui, ta hạnh phúc với điều mình đat được sau những cố gắng là tâm lý rất đỗi bình thường của con người.
Vì chưa đủ tu thân nên ta đâu biết kiểm soát được cảm xúc của mình, để chúng bộc lộ ra ngoài một cách cởi mở lại dễ bị người đời chê trách. Thế nên, Nguyễn Thị Thu Hằng - quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 bị đánh giá là kiêu ngạo cũng chỉ phản ánh tâm lý chung của đám đông với một người "không khéo léo" khi quá vui mừng với chiến thắng của mình.
Hãy thử nghĩ xem với một cô gái 17-18 tuổi lần đầu chạm vào đỉnh vinh quang với mức phần thưởng lớn mà cô đã nuôi mộng từ thuở nhỏ, đã lập kế hoạch để có được vị trí hiện tại, mà cô lại có thể giấu được sự háo hức, tự hào, vui sướng... thì có vẻ không thực tế.
Đúng là ai cũng cần sự khiêm tốn nhưng đó không thể là việc ngày một ngày hai có thể thực hiện được. Thực tế là sự khiêm tốn cần thời gian tu thân, rèn giũa mỗi ngày.
Mà tự hỏi chính bạn cũng đã đủ giáo dưỡng chính mình đến độ đó chưa mà có quyền chỉ trích một cô gái trẻ cơ chứ?
Việc chê người khác là việc dễ hơn cả việc tu thân nên các anh hùng bàn phím giờ đây cứ mọc lên như nấm sau mưa. Họ quên dành thời gian tu dưỡng chính mình nên rảnh rỗi đi bình luận, chỉ trích và tự cho mình quyền phán xét người khác rồi cho rằng mình cao thượng chăng?
Với Thu Hằng thì tất cả chỉ mới là sự khởi đầu, trước khi bước ra khỏi thế giới an toàn chỉ sách vở của mình, cô bé còn cả chặng đường dài phía trước để tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hóa khác nhau để nhận ra ta cũng nhỏ bé trong thế này mà thôi.
Lúc đó không cần chỉ trích, tự cô sẽ tự biết tìm cách để khiêm tốn, nhún nhường chứ không đáng để nhận lời chê bai có phần quá tiêu cực lan tràn trên các mặt báo cho tới các cư dân mạng như những ngày qua.
Khiêm tốn thể hiện trong sự thuần tịnh, tử tế và khoan dung của một người có hàm dưỡng vì nó là biểu hiện của sự tôn trọng thực sự đối với tất cả mọi người. Nhưng đó là một quá trình cố gắng không ngừng theo thời gian, thay vì vội vàng chê bai ai đó, hãy tự tu lấy thân mình.
Tu thân như thế nào mới có thể trở nên khiêm tốn?
Nếu quá khiêm tốn sẽ trở thành tự ti, tự hạ thấp bản thân, thể hiện sai khiến người khác cho rằng mình yếu kém. Thế nhưng tự tin vào khả năng của mình quá thì bị chê trách là tự kiêu. Khi đó khái niệm khiêm tốn có vẻ khó hiểu, khó cắt nghĩa. Vậy như thế nào mới thực sự là khiêm tốn?
1. Đó là khi bạn biết biển học là vô tận
Kiến thức trong thế giới bao la rộng lớn này là vô cùng, vô tận, càng học bạn sẽ càng thấy nó nhiều tới mức nào. Nếu bạn có học thì cũng chỉ tìm hiểu được một góc nhỏ của một lĩnh vực mà bạn được xem là có chuyên môn mà thôi.
Ngày xưa, xưa lắm rồi, có một nhà thông thái đi qua sông lớn trên một chiếc đò được lái bời người đàn ông, trên đường đi nhà thông thái nói rất nhiều chuyện về thiên văn, văn học, toán, lịch sử và triết học. Nhà thông thái hỏi người lái đò rằng:
- Ông biết gì về triết học không?
Người lái đò đáp rằng:
- Tôi không được học và chỉ quanh năm lái đò trên sông kiếm ăn nên không biết gì về triết học
Nhà thông thái: "Thế thì ông mất 1/3 đời người rồi".
Nhà thông thái lại hỏi tiếp: "Ông có biết gì về văn và toán học không?"
Cũng như câu trả lời trên, người lái đò nói rằng tôi không biết. Nhà thông thái: "Vậy là ông mất nửa đời người rồi". Đến đây người lái đò mới hỏi nhà thông thái rằng ông có biết bơi không.
Nhà thông thái đáp rằng ông biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, kiến thức ông có rất nhiều nhưng bơi thì ông không biết. "Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!".
Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ là mình giỏi, cũng chớ bao giờ nghĩ mình là uyên bác. Vì bất cứ ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng của mình, chúng ta hãy biết tôn trọng sự khác biệt ấy.
Thế nên, ta luôn cần nhắc nhở bản thân mình rằng kiến thức là vô tận, biển học là bao la và không bao giờ ngừng việc học hỏi mỗi ngày. Chỉ cần hiểu được điều đó, bạn sẽ biết lắng nghe những chia sẻ của người khác, bất kể là người bạn tưởng rằng kém hơn so với bạn. Khi đó bạn sẽ sống khiêm tốn hơn.
2. Tạm quên đi chiến thắng và những lời khen ngợi
Có thể vì một chiến thắng nào đó khiến ta trở nên tự hào về bản thân và nghĩ rằng ta đã đủ xuất sắc hơn tất thảy mọi người còn lại. Thành công này có thể trở thành mặt trái của nó khi bạn ngủ quên trên đó và trở thành kẻ kiêu căng tự mãn.
Không quên việc ăn mừng nhưng cũng đừng quên việc gác nó sang một bên để tiếp tục cố gắng. Đừng để những lời khen có cánh của những kẻ xấu khiến bạn xa rời thực tế, mai một tài năng của mình bằng vòng hào quang, sự ảo tưởng.
Giống như vị vua của một nước cũng phải biết cách kiềm chế bản thân với những lời khen có cánh. Bên cạnh họ vẫn luốn cần những lời nói thật lòng của những bề tôi thanh liêm, chính trực, tuy không dễ nghe, nhưng lại giúp cho họ nhận ra những sai lầm của bản thân. Vì đã là con người thì chẳng có ai hoàn hảo cả.
Chính Newton còn tự nhận về mình rằng: “Tôi không biết thế giới nhìn tôi như thế nào, nhưng đối với tôi, dường như tôi chỉ là một đứa bé chơi đùa trên bờ biển, đôi lúc trong vui vầy tìm thấy một hòn sỏi trơn nhẵn hay một vỏ ốc đẹp đẽ hơn bình thường, trong khi đại dương sự thật còn chưa được khám phá trải bao la phía trước.”
Theo Lời Phật dạy về khiêm tốn: Đức hạnh khiêm nhường mới là đỉnh cao của sự tu dưỡng. Thế mới thấy không chỉ tu dưỡng để thành người tài năng mà còn phải tu dưỡng để trở thành người phẩm hạnh, đức độ, trong dó đức tính khiêm tốn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
3. Không cho rằng mình đúng và phán xét người khác
Chỉ vì bạn nổi bật trong một cộng đồng nhỏ mà tự xem mình là "rốn của vũ trụ" và luôn tự cho rằng mình đúng là và tự cho mình quyền đi phán xét người khác thì chỉ cho thấy sự nông cạn của bạn mà thôi.
Khi bạn không áp đặt, không còn phán xét mọi người xung quanh khi bạn không vừa ý là khi bạn bắt đầu biết đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác.
Hơn ai hết, bạn cần hiểu rằng, mỗi người có một phong cách sống riêng, có tâm lý khác nhau nên không thể áp đặt cho nhau được.
Có thể bạn cho rằng mọi thứ mình làm là để tốt cho người khác nhưng thực tế là chưa chắc nó đã phù hợp hoặc đúng với những gì họ mong muốn vì hệ giá trị của mỗi người một khác.
Vì thế, mọi người từ người thân cho tới người lạ được quyền đưa ra ý kiến riêng họ và họ nhận thấy bạn tôn trọng điều đó.
4. Không cạnh tranh thiếu lành mạnh
Vì tâm lý hơn thua nên lúc nào bạn cũng muốn rằng mình không chịu thua kém ai, từ đó ta thực hiện những biện pháp không lành mạnh đạt mục đích của mình. Điều này chỉ cho thấy bạn đi xa những giá trị gốc rễ của cuộc sống.
Bạn vẫn có thể cạnh tranh lành mạnh, phấn đấu thi đua để tiến bộ hơn, để bản thân hôm nay tiến bộ hơn ngày hôm qua. Thế nhưng thái độ muốn giành phần thắng bằng mọi cách cần được loại bỏ ngay lập tức.
Hãy nể phục họ hơn là ghen ghét đố kỵ với người bạn cho rằng họ hơn bạn. Chẳng có chuyện ai đáng giá hơn ai cả, chỉ là điều này xuất phát từ tâm lý so sánh của bạn mà thôi.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5