- Lời Phật dạy về cách làm vợ - chồng nghe 1 lần thấm cả đời
- Lời Phật dạy về ghen tuông - Chớ vội trách người hãy trách mình trước tiên
- Đức Phật chỉ 4 kiểu người có cuộc sống luôn mệt mỏi
Tóm lược cuộc đời của Đức Phật để thấu hơn về cõi nhân sinh
Cuộc đời của Đức Phật là một câu chuyện dài với biết bao biến cố. Quá trình sinh trưởng, lớn lên, nhập đạo thành Phật và truyền bá rộng rãi tư tưởng của mình tới chúng sinh của Ngài sẽ là cảm hứng để mỗi chúng ta sống tốt hơn, hướng tới những giá trị thiện hơn.
Cuộc đời của Đức Phật bắt đầu từ khi mẹ của Ngài là Ma Đa phu nhân nằm mơ thấy Bạch Tượng mà thụ thai.
Phật Đà khi giáng sinh đã cất 7 bước, mỗi bước đều đạp ra một đóa hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói: thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Ngày Ngài sinh ra đời được gọi là ngày Phật Đản sinh, luôn được coi là một trong những dịp lễ quan trọng của Phật giáo.
Đức Phật lấy thân phận Chuyển Luân Thánh vương để giáng sinh xuống nhân gian. Cha mẹ của Ngài rất yêu thương con trai, đặt tên con là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa.
Phụ thân mời đại tiên nhân nổi danh đến xem mệnh cho con trai. Sau khi xem xét hồi lâu, đại tiên nhân nói cho Tịnh Phạn vương biết đứa con này tương lại sẽ trở thành người vĩ đại. Đáng tiếc, lão nhân ấy không cách nào biết đứa con ấy đã diệu pháp rồi.
Thái tử thấy con chim ưng lớn đang săn con rắn nhỏ thì nảy sinh lòng thương xót, quan sát sự khổ não của chúng sinh mà vào thiền định, tiến tới tứ thiện.
Năm thái tử 16 tuổi, tinh thông hết thảy học vấn và võ công, có thể nói là văn võ song toàn.
Phụ vương thấy thái tử suốt ngày rầu rĩ không vui liền an bài hôn sự, cưới về cho Ngài một người vợ xinh đẹp tên là Đích Da Thâu Đà La.
Thái tử và vợ rất được bách tính kính yêu.
Thái tử đêm đêm thấy các cung nữ làm trò hề, sai luân thường đạo lý thì cảm thấy rất căm ghét.
Thái tử ra khỏi thành, thấy nỗi khổ sinh lão bệnh tử, cảm thấy dâng lên nỗi đại bi với chúng sinh, muốn xa rời luân hồi cuộc sống.
Một buổi tối, thái tử lặng lẽ rời khỏi phòng, tạm biệt vợ con lên đường.
Cuối cùng thái tử quyết định từ bỏ phú quý, thế tục phồn vinh mà theo đuổi mong muốn có thể giải thoát chúng sinh khỏi sinh lão bệnh tử, thậm chí khỏi hết thảy buồn phiền thống khổ.
Tất Đạt Đa xuống tóc như thể lột bỏ mọi buồn phiền, đổi quần áo giản dị, bắt đầu tu hành.
Tất Đạt Đa hướng về hết thảy thế gian để học tập, thử mọi phương thức tu hành trên thế giới để có thể đạt tới cảnh giới tột đỉnh. Nhưng ngài phát hiện ra, dù có làm bao nhiêu cũng vẫn chưa thể đạt tới mục đích xuất gia của mình, liền buông bỏ tất cả, đi theo con đường khổ hạnh, mỗi ngày tu luyện, hướng tới đạo trung dung.
Một vị mục nữ cung dưỡng cháo cho Tất Đạt Đa nên Ngài khôi phục thể lực, lại bắt đầu tu hành. Đây chính là một trong những hình thức bố thí đầu tiên theo luân lý nhà Phật.
Tất Đạt Đa thành Phật, lấy chén dĩa bỏ vào trong nước, nguyện rằng nếu như có thể thành Phật thì hi vọng chén dĩa đi ngược dòng nước.
Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề lĩnh ngộ, xin thề chưa tìm ra chân lý sẽ không rời đi. Trời lúc mưa gió, lạnh giá, Long Vương liền hiện thân che mưa chắn gió cho Đức Phật.
Đức Phật ngồi lĩnh ngộ kinh động tới Ma vương, hắn liền phái ba người con gái đẹp tới quyến rũ để Ngài phải từ bỏ lĩnh ngộ nhưng đáng tiếc, sự việc bất thành.
Ma vương thấy Đức Phật không lay động vì ma nữ thì tức giận, phái ma quân bủa vây toan sát hại. Lúc này địa thần hiện thân bảo vệ Đức Phật, đẩy lui Ma quân.
Ma quân dùng mọi thủ đoạn cũng không lung lay được quyết tâm của Đức Phật, phải rút lui.
Một đêm, Đức Phật thấy ngôi sao vụt qua trong đêm liền ngộ ra chân lý, nói rằng tất cả chúng sinh vốn có đủ trí tuệ đức, Ngài hoàn thiện từ bi và trí tuệ của mình. Xem thêm về Ngày Phật xuất gia và những việc nên làm trong ngày này.
Thiên chúa Đại Phạm Thiên biết Đức Phật tu thành chính pháp liền tặng hoa, nhân đây cầu khẩn Ngài vì chúng sinh mà tuyên truyền diệu pháp, để mọi người đều thấm nhuần phẩm chất vĩ đại của người. Đức Phật từ bi đáp ứng.
Đức Phật độ hóa nhóm đệ tử đầu tiên, bắt đầu sự nghiệp giáo hóa chúng sinh.
Đức Phật dẫn theo các đệ tử theo phái trung dung, du hành khắp nơi, giáo hóa chúng sinh hữu duyên.
Cha của Đức Phật bị bệnh nặng, Ngài dắt đệ tử hồi cung viếng thăm.
Đức Phật gặp lại vợ mình, khai mở cho nàng con đường Phật pháp.
Con trai Đức Phật là La Hầu La bái Xá Lợi Phật là sư phụ, theo đường xuất gia.
Đức Phật gặp người cha bị bệnh nặng, mở tam quy để độ thế cho phụ vương. Sau khi người qua đời, Đức Phật tận hiếu, tự mình khiêng quan tài của phụ vương, lấy mình làm gương.
Để báo đáp ân đức của mẫu thân nên thăng thiên thuyết pháp.
Đức Phật lên trời thuyết pháp rồi quay trở về trên chiếc thang trời dọc nhân gian, chúng thiên thần cung kính xung quanh.
Có một vương tử vì lưu luyến người vợ xinh đẹp của mình mà không nguyện xuất gia theo Phật, Phật liền dẫn hắn lên trời. Mỗi ngày vương tử đều nhìn thấy những tiên nữ đẹp đẽ, dần coi người dưới nhân gian như con khỉ, lấy nhân duyên này mà rời nhà. Đức Phật vì giúp hắn đoạn trừ dâm dục mà dẫn xuống địa ngục, xem nỗi thống khổ do tham lam sắc đẹp.
Đức Phật tiếp nhận lần cung dưỡng cuối cùng, lấy bệnh tật làm phương thức biểu thị, nhắc nhở chúng đệ tử nên quên vô thường, cũng báo hiệu sắp tiến vào cảnh giới Niết Bàn.
Đức Phật thị an lần cuối với chúng đệ tử, nằm yên ổn một chỗ, tiến vào Niết Bàn. Tất cả mọi người vì Đức Phật nhập diệt mà khóc thảm, mặt đất rung chuyển, ai cũng bi quan vì Ngài rời đi thì ai sẽ kế thừa sự nghiệp của người. Phật tuy hóa thân nhưng pháp thân vẫn tồn tại, chỉ cần có một người còn nhân duyên với Phật pháp thì như Ngài vẫn còn sống.
Cuộc đời của Đức Phật không dừng lại, nó vẫn đang tiếp tục, trong lòng những người kế thừa, học tập và tin tưởng vào những giáo lý nhà Phật, tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hình ảnh hoa sen quá đỗi quen thuộc với người Việt Nam, nhất là khi nó gắn liền với biểu tượng Phật giáo. Người ta thường thấy tượng Phật, chư vị Bồ Tát tọa ngồi trên tòa sen.
Nói đến hình tượng hoa sen, trước nhất trong chùa, chúng ta thấy tượng đức Phật, chư vị Bồ Tát ngự trên toà sen. Nhưng với người theo đạo Phật, ai mà không biết khi xưa thành Phật, Ngài ngồi ở đâu, chính là ở dưới gốc cây Bồ đề, trên tòa cỏ.
Hiện nay các Phật tử lại làm đài sen cho Đức Phật tọa, các chùa, tháp cho đến mộ của Phật tử cũng để hoa sen, cả đến gia đình Phật tử cũng dùng lá cờ có hình hoa sen… vậy là cớ làm sao? Đó là điều mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ để khi có người hỏi còn biết cách giải thích.
Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo là gì? Nhắc tới hoa sen, người ta liên tưởng tới ngay những tính chất đặc trưng sau:
1. Sự thanh tịnh – Vô nhiễm
Hoa sen được sinh ra từ đâu, chính là từ chốn bùn nhơ. Nếu không có bùn lầy, không có những chất bẩn nuôi dưỡng thì hoa sen không sống được.
Loài hoa này không thể trồng nơi sạch sẽ, mà nó được sinh sôi, nảy nở từ chỗ bùn lầy nước đọng nhưng khi vươn lên khỏi mặt nước và xòe nở nó hoàn toàn thơm tho sạch sẽ.
Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời.
Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh.
Đức Phật được sinh ra trong cuộc đời với đầy đủ những thú vui ngũ dục bao quanh thế nhưng Ngài đã từ bỏ tất cả những thú vui ấy để đi tìm cho mình một cuộc sống thanh cao vô nhiễm. Cho nên hình ảnh hoa sen trong Phật giáo, tâm linh, tượng trưng cho sự vươn lên, giác ngộ, giải thoát ngay tại cõi đời này.
2. Tinh khiết – Thanh tao
Hoa sen đẹp nhưng nét đẹp ấy không sặc sỡ như bao loài hoa khác, đó là một nét đẹp giản dị mà trang nhã, thanh tao.
Hương thơm của hoa sen không nồng nàn ngây ngất mà là hương thơm dịu nhẹ khiến lòng người cảm thấy an nhàn, thanh thoát. Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà hầu như không có loài ong bướm nào tìm đến để hút mật hoa, điều này càng khiến hoa sen đẹp tinh khiết và thanh thoát hơn rất nhiều lần.
Cũng vậy, nét đẹp của một người tu sĩ không phải là sự hấp dẫn về hình sắc mà nét đẹp ấy toát ra từ tâm hồn từ bi và giải thoát. Các tu sĩ không quyến rũ mọi người bằng hương thơm của các loại nước hoa mà hương thơm ấy toả ra từ đời sống phẩm hạnh thanh cao
3. Hành trực (Ngay thẳng)
Cọng sen khi vươn lên khỏi nước nó luôn luôn mọc thẳng.
Người tu hành phải giữ thân đoan chính trong tất cả các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi,… giữ tâm ngay thẳng không nịnh hót, a dua với bất cứ ai, “cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”.
4. Trừng thanh (Lóng trong)
Nơi nào có hoa sen mọc nơi đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì không cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh, sạch sẽ.
Cũng vậy, giáo lý của đức Phật có thể thanh lọc chuyển hóa từ tâm phàm phu đầy uế nhiễm trở thành tâm thanh tịnh sáng suốt của một bậc thánh. Nơi nào có chư Phật ra đời, nơi đó sẽ đầy sự an lành, hạnh phúc.
5. Thanh lương (Mát mẻ)
Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ, nhiều mưa phùn. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông.
Khác với các loài hoa thông thường, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Khi tiết trời trở nên oi bức với cái nóng của ngày hè đó cũng chính là lúc những hoa sen bắt đầu đua nở. Với hương thơm dìu dịu, màu sắc thanh nhã, hoa sen đã góp phần xoa dịu đi sự oi bức khó chịu của mùa hè.
Cũng vậy, chư Phật ra đời để đem lại hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sinh. Giữa cõi đời đầy phiền trược, đức Phật và các vị thánh đệ tử của Ngài đã xuất hiện và đem hương thơm giới đức, ánh sáng của từ bi và trí tuệ trang trải khắp nơi, giúp nhân loại xóa bớt khổ đau, tìm về chân hạnh phúc.
Hình ảnh hoa sen vươn mình mạnh mẽ trong tiết trời nóng bức mang ý nghĩa tượng trưng cho việc dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới, đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si… nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chính pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn.
6. Viên dung (Tròn đầy)
Khi nở, cánh hoa sen xòe rộng, lộ ra gương sen tròn trịa bên trong, ngụ ý rằng bên trong mỗi chúng sinh đều có tính giác tròn đầy, một ngày nào đó khi màn vô minh được vén lên thì tính giác của chúng ta sẽ hiển bày.
7. Bồng thực (Hoa và quả kết cùng một lúc)
Khác với các loài hoa thông thường, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hạt, hoa sen nở ra thì đã có gương có hạt sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều này nói lên luật nhân quả trong đạo Phật, triết lý sống: nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.
Thế nên, muốn cho đời sống được an ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, chúng ta cần hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức tìm nơi đâu xa xôi. Niết Bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
8. Ngẩu không (Rỗng không)
Cọng sen mọc thẳng nhưng bên trong lại rỗng. Đặc điểm này khiến người ta liên tưởng tới tính hỉ xả của người tu hành.
Sở dĩ cuộc đời nhuốm màu đau khổ là bởi chúng ta luôn chấp nhặt mọi thứ, sắc đẹp, tiền tài, danh vọng… Tất cả những thứ ấy là những miếng mồi ngon để nhân loại xâu xé, tranh giành. Người học Phật thấy rõ những tai hại của sự đam mê và dính mắc, từ đó chủ động xem nhẹ mọi thứ trên đời, không tham đắm mong cầu quá mức.
Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Phật Di Lặc. Đối với Phật Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên.
Để lại bình luận
5