- Theo nghiên cứu, ở độ tuổi nào chúng ta cảm thấy tự tin nhất trong cuộc sống và tại sao?
- Câu nói vay gạo không vay củi - Mượn áo không mượn giày có ý nghĩa gì?
- Nhất Mệnh, nhì Vận, tam Phong Thủy, tứ Phúc Đức, ngũ đọc Thư
Bạn có phải là người đặt quá nhiều kỳ vọng vào mọi thứ? Hãy theo dõi 3 tình huống dưới đây nhé!
1. Bạn đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật vô cùng hoàn hảo và hoành tráng cho cô bạn thân. Tuy nhiên, vào sinh nhật bạn, cô ấy chỉ chuẩn bị một bữa tiệc đơn giản, ấm cúng. Điều này khiến bạn khá hụt hẫng.
2. Bạn nghe nói một nhà hàng mới khai trương trong thành phố có món sushi tuyệt ngon và hào hứng nếm thử. Thế nhưng, món ăn ở đây không hợp khẩu vị của bạn. Và bạn cảm thấy rất ngán ngẩm.
3. Bạn muốn tập trung làm việc tại góc quán quen thuộc với tách cà phê yêu thích. Nhưng chỗ đó đã có người ngồi. Vì vậy, bạn vô cùng chán nản.
Nếu nhìn thấy bóng dáng của mình trong 3 ví dụ trên, có thể bạn là một người có nhiều kỳ vọng đấy!
Kỳ vọng cao có thể làm chúng ta tổn thương và sống bớt hạnh phúc đi. Có một sự thật là, khi không trông đợi quá nhiều từ mọi thứ xung quanh, bạn sẽ đạt được kết quả cao hơn, từ đó cảm thấy dễ dàng hài lòng hơn. Thực tế, cách nhìn nhận cởi mở về các tình huống bất ngờ khác với kỳ vọng của bản thân là bí quyết hữu ích giúp chúng ta bớt thất vọng khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Vậy làm thế nào để cân bằng kỳ vọng và khiến cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ, hạnh phúc? Cùng Reviews365 khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đặt kỳ vọng vào người khác như thế nào cho đúng?
Tất cả mọi người đối xử tử tế với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp bởi vì sâu thẳm trong trái tim mình, họ cũng luôn mong muốn nhận được sự hồi đáp tương xứng. Thế nhưng, đôi khi, những người xung quanh không thể hiện các phẩm chất hay hành động mà chúng ta trông đợi. Do đó, chúng ta cảm thấy khó chịu, bực bội hoặc thậm chí là bị xúc phạm. Và điều này sẽ gây ra nhiều căng thẳng đáng sợ cho mối quan hệ của bạn.
Tiến sĩ Napthali Roberts, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, chia sẻ: Chúng ta thường thiết lập nhiều luật lệ cứng nhắc trong các mối quan hệ và không cho phép đối phương phạm lỗi. Có lẽ đã đến lúc mọi người nên sống thực tế hơn. Sai lầm là điều cần thiết để thử thách và phát triển một mối quan hệ. Nó dẫn đến những cuộc trò chuyện thẳng thắn về các nhược điểm của cả hai bên. Vì thế, bạn và đối phương có thể thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Luôn tự nhắc nhở bản thân rằng không ai hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta đều cần nỗ lực hoàn thiện mình mỗi ngày. Do đó, thay vì hy vọng bản thân có thể thay đổi người khác, chúng ta chỉ có thể thay đổi thái độ đối với họ.
Bên cạnh đó, có một tin vui rằng, một số nghiên cứu của Đại học Harvard vào những năm 1960 đã chứng minh: Trong chừng mực nhất định, sự kỳ vọng có thể khiến con người thay đổi. Người ta gọi đó là hiệu ứng Lời tiên tri tự ứng Pygmalion.
Hiểu một cách đơn giản, niềm tin và kỳ vọng mà chúng ta dành cho người khác sẽ tác động đến hành vi của họ.
Theo lý thuyết này, nếu chúng ta yêu thương chân thành, cư xử dịu dàng, thường xuyên động viên, khuyến khích, góp ý mang tính xây dựng cũng như tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho những người thân thương thì họ sẽ có thêm động lực để thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu của mình. Lúc đó, họ mong muốn thành công không chỉ vì riêng bản thân mà còn vì chúng ta (chỗ dựa bình yên của họ).
Như vậy, về cơ bản, chúng ta không thể tránh khỏi nỗi thất vọng nếu cứ khăng khăng mong đợi người khác thay đổi bản thân cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Lời khuyên ELLE dành cho bạn là: Trong mọi mối quan hệ, hãy luôn đối xử tôn trọng, yêu thương và suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ giúp họ yêu đời, hạnh phúc hơn. Từ đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp và như ý.
2. Không nên mong đợi những thứ ngoài tầm kiểm soát
Chúng ta nên hạn chế kỳ vọng đối với những điều không thực sự quan trọng và nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, ví dụ các bộ phim, những cuốn sách, vài chương trình truyền hình, tình hình giao thông… Kỳ vọng cao khiến chúng ta luôn xem xét, đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khắt khe và rồi dễ bị buồn bã, vỡ mộng khi chúng không được như chúng ta trông đợi. Thay vào đó, hãy để bản thân ngạc nhiên trước các sự kiện bất ngờ và dành thời gian tìm hiểu những bài học thú vị mà chúng ta có thể rút ra từ chúng.
Ban đầu, các trải nghiệm không-như-ý này sẽ khiến bạn ít nhiều khó chịu. Nhưng chúng chỉ là những suy nghĩ thoáng qua rồi nhanh chóng bốc hơi khỏi tâm trí bạn. Đó thường là những điều nhỏ nhặt, vặt vãnh và không có ý nghĩa gì trong bức tranh tương lai rộng mở của bạn. Vì vậy, đối với những thứ nằm ngoài kiểm soát, bạn nên linh hoạt thích ứng và giải quyết chúng thật nhanh gọn nhé.
3. Phân biệt mục tiêu và kỳ vọng
Trong một bài viết trên Forbes Women, Bonnie Marcus (một huấn luyện viên nghề nghiệp) cho biết, nhiều người phụ nữ tham vọng đặt mục tiêu quá cao. Và khi không thể đạt được điều đó, họ sẽ tự vùi dập mình với hàng tá suy nghĩ tiêu cực về sự thất bại.
Tiến sĩ tâm lý JOHN AMODEO nhận định, việc theo đuổi sự hoàn hảo với quá nhiều trông đợi phi thực tế có thể bào mòn niềm vui sống của bạn
Thông thường, chúng ta cho rằng bản thân chưa đủ xuất sắc và sự nghiệp chưa đủ thành công. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, sức mạnh thực sự đến từ những điều chưa hoàn hảo như thế. Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải đích đến. Vì vậy, bạn nên hít thở sâu và thư giãn trước khi đón nhận thử thách. Hãy để bản thân được quyền phạm lỗi và trau dồi kinh nghiệm từ những kết quả không mong muốn trong cuộc sống.
Ở một khía cạnh khác, việc đặt ra những kỳ vọng nhất định cho bản thân là yếu tố quan trọng giúp bạn phát triển cảm xúc và tinh thần. Cũng theo hiệu ứng Lời tiên tri tự ứng Pygmalion, kỳ vọng có thể trở thành sự thật nếu bạn tin rằng nó sẽ xảy ra. Khái niệm này lập luận rằng, chúng ta có khả năng thay đổi tư duy khi thiết lập tiêu chuẩn và kỳ vọng về bản thân. Do đó, bạn sẽ dễ dàng đánh lừa tâm trí mình thông qua những niềm tin tích cực ăn sâu vào tiềm thức. Cuối cùng, chúng ta sẽ đạt được kết quả đúng như trông đợi.
Các mục tiêu có thể được xem là một hình thức của sự kỳ vọng. Vì đó là những điều chúng ta mong muốn đạt được thông qua sự cố gắng, nỗ lực trong khoảng thời gian lâu dài. Một lợi thế to lớn của việc đặt mục tiêu là chúng có điểm khởi đầu – kết thúc cụ thể và kế hoạch chi tiết. Điều này tạo nên một hình dung rõ ràng, sắc nét, giúp bạn chủ động theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, việc đặt mục tiêu (hay kỳ vọng) còn thúc đẩy chúng ta trau dồi, rèn luyện và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Quản lý kỳ vọng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để giảm thiểu sự tổn thương và thất vọng, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng luôn có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều quan trọng là chúng ta vẫn suy nghĩ lạc quan và biết cách cân bằng kỳ vọng của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên trò chuyện và tâm sự cùng những người thân yêu sẽ giúp bạn sắp xếp và thiết lập các mục tiêu hợp lý, từ đó tận hưởng hành trình cuộc sống đầy thú vị của mình.
Để lại bình luận
5