- Đọc vị tính cách của bạn cực chính xác qua nếp nhăn trên trán
- Bói giờ sinh - Giờ sinh phạm đào hoa xấu theo Bát tự khiến tình cảm lắm nỗi truân chuyên
- Cách đặt mật khẩu điện thoại bật mí bí mật thầm kín của 12 chòm sao
1. Xem tướng mặt là gì?
Tướng mặt là tổng hợp tất cả những đặc điểm tồn tại trên khuôn mặt của một người. Xem tướng mặt là việc dự đoán vận mệnh, tính cách của người đó thông qua việc quan sát, xem xét những đặc điểm cơ bản trên khuôn mặt.
Trong nhân tướng học, tướng khuôn mặt luôn chiếm vị trí ưu tiên bởi có quá nhiều điều có thể khám phá từ những đặc điểm trên khuôn mặt mỗi người.
Người xưa có câu: "Tướng bởi tâm sinh", tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể căn cứ vào tướng mặt để phán đoán một cách chính xác tâm địa thiện ác của một người. Để làm được điều này không những cần đến kỹ năng xem tướng chuyên nghiệp mà còn phải dựa vào kinh nghiệm và sự từng trải.
2. Nguồn gốc của thuật xem bói tướng mặt
Nhân tướng học được thực hành ở phương Đông từ rất xa xưa vào thời cổ đại. Dựa vào quan sát diện mạo của một người mà đoán định tương lai, cũng như tính cách của người đó.
Người xưa sử dụng thuật xem tướng từ việc chọn vợ gả chồng đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn.
Các thủ lĩnh đế vương thời thượng cổ bắt đầu thông qua việc quan sát diện mạo, khí sắc, ngôn ngữ, âm thanh và phong độ của con người để tuyển lựa người tài. Từ khá lâu, tướng thuật đã có sự ảnh hưởng nhất định đối với xã hội.
Dựa trên các nguồn tư liệu lịch sử, tướng thuật đã bắt đầu lưu hành phổ biến trong xã hội thượng lưu ở thời Xuân Thu. Khi đó, rất nhiều bậc quý tộc đã lấy tướng thuật làm căn cứ phán định để chọn người thừa kế.
Tướng thuật không những được lưu truyền phổ biến mà còn hình thành thuật tướng pháp một cách hệ thống nhất định, là nguồn tài liệu quý giá, cơ sở cho việc xem bói tướng mặt trong xã hội hiện đại ngày nay.
3. Những điều cần biết về xem tướng mặt
Xem tướng khuôn mặt, mỗi bộ phận trên khuôn mặt đều được đặt những cái tên riêng, đặc thù trong thuật xem tướng. Do đó, để đoán định vận mệnh cũng như tương lai mỗi người qua tướng mặt cần biết những thuật ngữ cơ bản sau:
Thiên đình
Khái niệm: Thiên đình còn được gọi là cung Quan lộc, phản ánh sự nghiệp và vận làm quan của một người. Có 2 quan niệm về cung Thiên đình
Quan niệm 1: Xuất phát từ tư tưởng thiên, địa, nhân hoà hợp, khuôn mặt được thành ba bộ phận, gọi là Tam đình. Vì trời ở trên, đất ở dưới, người ở giữa, nên Thượng đình được gọi là Thiên đình.
Quan niệm 2: phân chia phần trán của con người thành bốn bộ phận là Thiên trung, Thiên đình, Tư không, Trung chính. Cả bốn bộ phận này đều được gọi chung là cung Quan lộc.
- Thiên trung chỉ phần trên của trán, tức từ đường chân tóc xuống dưới khoảng 1 cm.
- Thiên đình tức khoảng trán từ Thiên trung trở xuống khoảng 1cm.
- Tư không là khoảng trán từ Thiên đình trở xuống khoảng 2cm.
- Trung chính là khoảng trán từ Tư không trở xuống khoảng 1 cm.
Ý nghĩa: Vầng trán cao, đầy đặn, khí sắc sáng sủa, không có sẹo hoặc nốt ruồi xấu, tức là có căn cơ tiên thiên tốt, bẩm sinh đã tràn trề sinh lực, thông minh hơn người, tuổi còn trẻ đã được trưởng bối hoặc cấp trên tán thưởng, cất nhắc. Nhưng nếu có khuyết điểm gì, hoặc màu sắc tối tăm, sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế.
Tam đình
Khái niệm: Tam đình là ba bộ phận trên khuôn mặt con người, gồm Thượng đình, Trung đình, Hạ đình, căn cứ vào đó để suy đoán về vận mệnh của con người.
Ý nghĩa từng bộ phận:
Thượng đình (Trán), từ sát mép của chân tóc đến chỗ tiếp giáp Ấn đường (khoảng giữa hai lông mày), phản ánh tuổi thơ, thiếu thời, những yếu tố thiên bẩm của con người. Thượng đình cao rộng sáng sủa, biểu hiện sự thông minh sáng suốt, là tiền đề của sự thành công. Biểu hiện sơ vận của con người, từ 1-25 tuổi, nếu cao rộng: được nuôi nấng trong một gia đình đầy đủ sung sướng.
Ngược lại, Thượng đình hẹp hoặc khuyết lõm, thì vận thế thời trẻ của người này rất gian nan, cho dù được sinh ra trong gia đình giàu có, cũng khó tránh khỏi bất hạnh.
Trung đình: khoảng từ lông mày xuống tới huyệt Nhân trung (giữa môi trên và mũi), quản lý vận thế trung niên của con người. Trung đình quan trọng nhất là cái mũi (tốt là mũi dài, rộng, tròn, khoan hòa). Trung đình nhô cao đầy đặn, chứng tỏ người đó có tuổi thọ lâu dài, sự nghiệp thành công. Nếu Trung đình ngắn, mũi tẹt, trí tuệ chỉ dừng ở chỗ lý thuyết, làm việc gì cũng nản, rất khó thành công lớn.
Hạ đình là từ Nhân trung đến địa các (cằm), vận thế về già của con người. Địa các (cằm) nảy nở sáng sủa là viên mãn, sung sướng về già. Địa các khuyết hãm: vất vả, nghèo khổ. Địa các mỏng (cằm sắc lẹm): Là người bảo thủ, cực đoan.
Quan sát tam đình, dùng thuyết tam tài (Thiên – Địa – Nhân) có thể có được cái nhìn khái quát về đường đời của một người: Tam đình bình ổn, phú quí vinh hiển. Tam đình bất ổn, thế cô bần tiện. Tốt nhất là các bộ phận đều cân xứng, hài hoà thì cuộc đời sẽ được yên ổn thuận lợi.
Ấn đường
Khái niệm: Ấn đường nằm phía dưới khoảng giữa hai lông mày chừng 1 cm, phản ánh tính cách cơ bản của một người. Ấn đường là nơi tụ họp tinh khí nguyên thần của một người và là bộ phận rất quan trọng của khuôn mặt.
Ý nghĩa:
Ấn đường tốt nhất là vuông vức, đầy đặn, chiều rộng từ một ngón rưỡi đến hai ngón tay.
- Người có Ấn đường rộng quá hai ngón tay đặt ngang, cá tính tương đối rộng rãi, hướng ngoai, nhưng không có chủ kiến, dễ bị lừa.
- Người có Ấn đường quá hẹp thì bất kỳ việc gì cũng thích xử sự hẹp hòi, không rộng rãi, hay suy tính thiệt hơn, vẻ mặt luôn rầu rĩ chán nản.
- Ấn đường màu hồng đào biểu thị sắp có tin vui đến.
- Nếu có sắc đỏ đậm thì dễ xảy ra tranh chấp với người khác.
- Xuất hiện sắc đen chứng tỏ sắp có bệnh bộc phát, nên chú ý đến sức khoẻ.
- Nếu Ấn đường tối tăm nhưng Thiên đình, Trung chính lại có màu sắc tươi sáng, hoặc Ấn đường bóng bẩy nhưng Thiên đình, Trung chính tối tăm chứng tỏ xác suất thành công và thất bại là ngang nhau.
- Ấn đường xám xịt, mọi việc nên thận trọng.
Thiên thương
Khái niệm: Thiên thương chính là vị trí huyệt Thái dương, phần chính giữa chân tóc và đuôi chân mày, phản ánh vận mệnh thời thanh niên.
Ý nghĩa:
- Thiên thương đầy đặn: ngay từ thuở nhỏ đã được hưởng vinh hoa phú quý hoặc thừa kế tài sản lớn của tổ tiên.
- Lõm, hoặc có sẹo, nốt ruồi xấu: chứng tỏ bản thân không nhận được sự hỗ trợ của tiền nhân. Mọi việc cần dựa vào sự cố gắng của bản thân mới có thể có được của cải và thành công.
- Đối với nữ, người có Thiên thương rộng không chỉ có thể có được âm trạch của tổ tiên mà còn có thể lấy người chồng tốt và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn.
Gian môn
Khái niệm: Gian môn là vị trí từ hai đuôi mắt kéo sang hai bên, còn gọi là cung phu thê, tình hình hôn nhân và đường tình duyên của một người.
Ý nghĩa:
- Gian môn đầy đặn, săn chắc, khí sắc sáng sủa: tình cảm tốt đẹp, hôn nhân hạnh phúc.
- Gian môn có vết sẹo, hoặc có nốt ruồi màu xám đen không chĩ cho thấy chuyện tình cảm không ổn định mà thậm chí còn đang phải đứng trước nguy cơ chia rẽ, xuất hiện những quan hệ phức tạp trong chuyện tình duyên.
- Gian môn khuyết lõm và xương xẩu: hôn nhân sẽ gặp trở ngại hoặc đời sống vợ chồng không được tốt.
- Gian môn quá lồi cho thấy xu hướng tình dục rất mạnh, dễ đứng núi này trông núi nọ.
- Phụ nữ có gian môn rộng: có nhu cầu tình dục quá mạnh và điều này có hại đến sức khoẻ của hôn phu.
- Phụ nữ nếu có nốt ruồi bên phải Gian môn thì khả năng xảy ra ngoại tình rất cao bởi vì họ vốn đa tình, lại có nhu cầu tình dục cao nên khó có thể kiềm chế được bản thân
Sơn căn
Khái niệm: Sơn căn chỉ khu vực sống mũi nằm giữa hai mắt và là khởi điểm của mũi, phản ánh độ mạnh yếu của gien di truyền cũng như ý chí của con người.
Ý nghĩa:
- Người có Sơn căn nhô cao đầy đặn, không có nếp nhăn, có sức chịu đựng bệnh tật rất mạnh, năng lực kháng bệnh và khả năng ứng biến trong trường hợp khẩn cấp đều khá cao.
- Người có Sơn căn quá thấp hoặc có nếp nhăn cắt ngang, thiếu tự tin, làm việc dễ cảm thấy lực bất tòng tâm, cuộc đời nhiều bước thăng trầm. Vận khí lúc 41 tuổi không tốt, sẽ có trắc trở và thử thách tương đối lớn, năm đó làm bất cứ việc gì đều nên cẩn thận.
- Người Sơn căn xương xẩu không có thịt, tuy ý chí kiên cường, nhưng thiếu quan niệm về luân lý, tính tình cũng không tốt.
- Ngoài ra, Sơn căn còn gọi là "Cung tật ách" phản ánh sức khoẻ và thể chất của con người. Nếu Sơn căn u ám là điềm báo trước của chứng bệnh đường tiêu hoá. Sơn căn có màu xám nhạt biểu thị cơ thể không khoẻ. Nếu phần Sơn căn xuất hiện gân xanh, có thể là hệ thống tiêu hoá có vấn đề.
Nhân trung
Khái niệm: Nhân trung còn được gọi là Thọ đường và Tử đình là rãnh lõm chạy từ dưới mũi, phản ánh tuổi thọ cũng như phán đoán về số lượng con cái của một người.
Ý nghĩa:
Nhân trung dài thì tuổi thọ dài, Nhân trung ngắn thì tuổi thọ ngắn. Tuy nhiên nếu một người đang còn trẻ thì Nhân trung cho dù hơi ngắn cũng không nên quá lo lắng, vì khi tuổi tác dần dần nhiều lên, Nhân trung cũng sẽ dài hơn.
- Nhân trung dài và sâu, trên hẹp dưới rộng: tính cách trung hậu, bẩm sinh tinh lực dồi dào, khả năng sinh nở hoàn hảo khoẻ mạnh. Nhân trung của nữ hơi rộng thì sinh con dễ.
- Nhân trung hẹp: Cá tính cẩn thận, nhát gan, thiếu độc lập, năng lực giao tiếp không tốt lắm.
- Nhân trung trên rộng dưới hẹp: Thiếu nhẫn nại và nghị lực, làm việc đầu voi đuôi chuột. Cá tính do dự không quả quyết, ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.
- Nhân trung trên dưới hẹp, ở giữa rộng: Vận thế cả đời thăng trầm, lên xuống không ổn định. Tình trạng sức khoẻ cũng tương tự.
- Nhân trung bằng phẳng: Cá tính tương đối ích kỷ, không chủ động giúp người khác. Nữ trong thời gian dậy thì kém phát triển, vào kỳ kinh nguyệt lắm bệnh, quan hệ cha con không thân thiết.
- Nhân trung rất ngắn: Dễ buồn rầu, làm việc dễ kích động, quan điểm nông cạn.
Đường pháp lệnh
Khái niệm: Đường Pháp lệnh là hai đường vân đối xứng từ hai bên cánh mũi vươn dài xuống hai bên khoé miệng, phản ánh uy lực và khí thế của một người. Thông thường con người vào khoảng 30 tuổi mới xuất hiện đường Pháp lệnh.
Ý nghĩa:
- Người có đường Pháp lệnh sâu, dễ được mọi người nghe theo. Người có đường Pháp lệnh nông hoặc không có đường vân Pháp lệnh nói chuyện không ai nghe.
- Người có hai đường Pháp lệnh vừa sâu vừa dài thường có tài chỉ huy, có được uy nghiêm của người lãnh đạo, phần lớn đều có sự nghiệp thành công và có địa vị cao trong xã hội. Ngoài ra họ cũng sẽ sống lâu, do đó đường Pháp lệnh còn gọi là "Thọ đới".
- Người có đường Pháp lệnh bên trái và bên phải dài ngắn không cân xứng có khuynh hướng mang hai tầng tính cách. Sự thiếu Ổn định trong tính cách khiến người đó khó yên tâm theo đuổi một công việc.
- Đường Pháp lệnh chạy vào miệng thì gọi là "Đằng xà toả khẩu" (rắn khoá miệng). Loại người này dễ gặp vấn đề nguy hiểm về hệ tiêu hoá và hoặc những bệnh không thể ăn uống, trong sách tướng cổ gọi đây là "ngạ tử tướng" (tướng chết đói).
- Nếu hai bên đường Pháp lệnh chạy vào miệng sau đó lại xuất hiện thì gọi là "Đằng xà xuất khẩu" (rắn ra khỏi miệng), người như vậy có thể tránh được kiếp chết đói, biến nguy thành yên.
Địa các
Khái niệm: Địa các là phần cằm của con người, tượng trưng cho tình trạng về tài sản ruộng đất, tiền tài, ý chí,...
Ý nghĩa:
- Người phú quý có Địa các rộng, đầy đặn, vận thế tuổi già tốt đẹp. Người có Địa các nhọn, ngắn, nhỏ vận thế về già tương đối kém.
- Người có tính tình nhân hậu thì Địa các dài, ngay ngắn, đầy đặn, con cái hiếu thuận, tuổi già có thể hưởng hạnh phúc.
- Người có Địa các rộng thuộc nhóm hành động, cá tính cương nghị quyết đoán, rất chủ động.
- Nếu Địa các có tì vết, sẽ không có phúc khí kế thừa gia sản của tổ tiên, thiếu sự giúp đỡ của gia đình, việc nhà phải cần đến người khác lo liệu.
- Người có xương Địa các phát triển, ý chí kiên cường, có thể chịu được vất vả.
- Người có Địa các nhỏ, lòng dạ, phong thái cũng tương đối hẹp hòi. Vận thế khi về già tương đối kém.
- Người có Địa các dài và mỏng là người cố chấp không linh hoạt, thường vất vả mà không có lợi ích gì.
Ngũ quan
Khái niệm: Ngũ quan dùng để chỉ năm bộ phận trên khuôn mặt con người là mắt, lông mày, tai, mũi và miệng với những chức năng khác nhau.
Ý nghĩa:
- Mắt là Giám sát quan có trách nhiệm quan sát, giám sát;
- Lông mày là Bảo thọ quan, nắm giữ tình trạng sức khoẻ;
- Lỗ tai là Thám thính quan chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin"
- Mũi là Thẩm biện quan, đại diện cho thái độ xử thế của một người
- Miệng là Xuất nạp quan, quyết định khả năng diễn đạt của bản thân.
Thông qua việc quan sát ngũ quan của một người có thể phân tích cá tính cơ bản và phán đoán vận thế của một người. Ngũ quan của mỗi người mang hình dáng khác nhau, dấn đến cá tính và vận thế nhân sinh cũng khác nhau.
Mười hai cung trên khuôn mặt
Cung Mệnh: chỉ bộ phận Ấn đường nằm giữa hai lông mày hưởng, phản ánh vận thế cơ bản của một người.
- Cung Tài bạch: nằm ở đầu mũi, phản ánh tài lộc của một người.
- Cung Huynh đệ: là cặp lông mày, phản ánh quan hệ anh em.
- Cung Thê thiếp: ở về phía hai đuôi mắt, phản ánh mối quan hệ vợ chồng.
- Cung Tử tức: nằm ở phía dưới mắt, phản ánh vấn đề con cái.
- Cung Tật ách: chỉ bộ phận "Sơn căn" giữa hai mắt, phản ánh tình trạng sức khoẻcủa một người.
- Cung Thiên di: nằm ở hai bên góc trán phía trên, phản ánh việc đi lại.
- Cung Nô bộc: nằm phía dưới hai bên má, phản ánh sự nghiệp cùng các mối quan hệ xã hội.
- Mười hai cung được đặt tên theo các nội dung chủ yếu trong cuộc sống. Tướng mạo của mười hai cung tiêu biểu cho thời vận con người trên phương diện mà cung đó tượng trưng.
- Cung Quan lộc: nằm ở trung tâm điểm của trán, liên quan đến vận thế trên phương diện sự nghiệp, quan tước.
- Cung Điền trạch: nằm ở khoảng giữa mắt và chânmày, quan hệ đến sự tốt xấu của gia vận.
- Cung Phúc đức: nằm ở phía trên phần cuối của cặp lông mày, quan hệ đến sự tốt xấu của tài vận và phúc khí.
- Cung Phụ mẫu: cung Phụ nằm ở góc trán phía trên bên trái, cung Mẫu nằm ở góc trán phía trên bên phải, có liên quan đến duyên phận tốt xấu giữa cha mẹ.
Thông qua tướng mạo của mười hai cung có thể phán đoán vận mệnh, tiền đồ của một người.
Để lại bình luận
5