Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là một hệ thống bao gồm các cơ quan trong cơ thể giữ vai trò lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm sau đó chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là đưa các chất thải ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa bao gồm 2 bộ phận là:

  • Ống tiêu hóa
  • Tuyến tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của con người khỏe mạnh giúp các cơ quan khác khỏe mạnh hơn

Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

Đặc điểm và hoạt động của hệ tiêu hóa

1. Miệng

Miệng là bộ phận đầu tiêu trong đường tiêu hóa. Miệng chứa nhiều bộ phận giữ vai trò về tiêu hóa cũng như phát âm gồm có răng, lưỡi và tuyến nước bọt.

Thực tế, quy trình tiêu hóa bắt đầu diễn ra tại đây khi chúng ta ăn và tiến hành nhai để chia nhỏ thức ăn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Trong khi đó, nước bọt hòa lẫn với thức ăn để thực hiện quá trình chuyển hóa tinh bột sang đường đơn.

2. Họng

Cổ họng là vị trí tiếp theo mà thức ăn đi qua khi di chuyển từ miệng đến họng và sau đó đi tiếp đến thực quản.

3. Thực quản

Thực quản là 1 ống cơ bắt đầu từ hầu họng cho đến dạ dày. Độ dài của thực quản kéo dài khoảng 25 - 30 cm có dạng hình dẹt do thành thực quản áp sát vào nhau. Khi chúng ta nuốt thức ăn thì thực quản sẽ có dạng hình ống. Ở giữa thực quản và dạ dày là cơ vòng thực quản dưới. Đây được xem như một cái van với nhiệm vụ giữ thức ăn lại dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.

Thực quản tương đối di động và dính với những tạng xung quanh với cấu trúc khá lỏng lẻo. Thực quản có vai trò đưa thức ăn cho dạ dày bằng những các cơn co hay còn gọi là nhu động. Các cơ bên trong họng co lại kết hợp sự nâng lên của thực quản giúp đẩy thức ăn từ miệng đến thực quản. Sau đó, các cơ ở thực quản giãn ra nhằm đón lấy phần thức ăn này.

Những loại thực phẩm lỏng dễ tiêu hóa sẽ không cần đến hoạt động như trên mà tự rơi xuống dạ dày. Đối với loại thức ăn đặc, cứng khó tiêu hóa sẽ di chuyển bên trong thực quản bằng sóng nhu động chậm cùng với trọng lượng của thực phẩm.

Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

4. Dạ dày

Dạ dày thường được gọi là bao tử, là đoạn phình ra trong ống tiêu hóa dạng hình chữ J. Phần trên dạ dày nối với thực quản nhờ lỗ tâm vị, phía dưới dạ dày nối với tá tràng nhờ lỗ môn vị. Nhờ vào khả năng dự trữ, nghiền nhỏ thức ăn thấm dịch vị với sự co bóp của cơ trơn. Cùng với đó là sự phân hủy thức ăn bằng hệ enzym tiêu hóa dịch vị có độ pH thích hợp trên lớp niêm mạc.

Dạ dày có mối liên hệ phức tạp, chặt chẽ với những cơ quan  khác bên trong khoang bụng có cấu tạo bằng lớp cơ chắc chắn thế nên khả năng co bóp mạnh mẽ và chứa được 4.6 - 5.5 lít nước.

Dạ dày có cấu tạo bao gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị, thành trước và thành sau của dạ dày, bờ cong vị bé và vị lớn. Vai trò thứ 1 của dạ dày là co bóp, nghiền nhỏ, trộn đều để thức ăn thấm acid dịch vị. Vai trò thứ 2 là phân hủy lượng thức ăn nhờ vào hệ enzym tiêu hóa bên trong dịch vị.

5. Ruột non

Ruột non của hệ tiêu hóa có chiều dài khoảng 6m và là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa. Khi di chuyển đến ruột non, thức ăn sẽ tiếp tục bị phá hủy bởi các enzym tiết ra từ tuyến tụy và mật ở gan. Mật chính là 1 hợp chất giúp cho cơ thể có thể tiêu hóa được chất béo và loại bỏ những sản phẩm thải ra từ máu.

Nhu động ruột giữ vai trò quan trọng trong ruột non bởi chúng hỗ trợ di chuyển thức ăn đi dọc hết chiều dài ruột non cũng như hòa trộn thức ăn vào dịch tiêu hóa. Tá tràng có vai trò giữ hỗ trợ cho quy trình phân hủy thức ăn. Tiếp đó, hỗng tràng và hồi tràng có chức năng hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng vào máu.

Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

Ba bộ phận có vai trò chủ chốt hỗ trợ dạ dày và ruột non tiêu hóa thực phẩm bao gồm:

  • Tuyến tụy: giữ nhiều chức năng khác nhau, tiết ra enzyme cho ruột non giúp phân hủy protein, các chất béo và carbohydrate chứa trong thức ăn.
  • Gan: có nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa đó là tiết dịch mật và lọc máu chứa chất dinh dưỡng vừa hấp thụ từ ruột non.
  • Túi mật: đây là 1 loại túi chứa dịch mật hình dạng giống quả lê nằm bên dưới gan. Dịch mật tạo ra trong gan và nếu cần lưu trữ thì chúng sẽ được chuyển sang túi mật nhờ vào ống mật. Trong khi ăn, túi mật sẽ co bóp giúp đẩy dịch mật đến ruột non.

6. Đại tràng

Đây là một ống cơ có chiều dài khoảng 1.5 - 1.8m được nối giữa manh tràng và trực tràng. Xếp theo thứ tự từ trên xuống, khung đại tràng gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma.

Phân hay chất thải bị sót lại sau quá trình tiêu hóa sẽ được đưa đến đại tràng nhờ nhu động ruột, trước tiên là ở dạng lỏng và sẽ chuyển sang dạng rắn khi nước được tách khỏi phân. Thông thường, thời gian để phân đi đến đại tràng thường là 36 giờ.

Thành phần chính trong phân chính là mảnh vụn của thức ăn và vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này đóng vai trò tổng hợp vitamin, giải quyết chất thải và cặn thức ăn, giúp bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn gây hại.

7. Trực tràng

Trực tràng có độ dài khoảng 20cm, nối giữa đại tràng và hậu môn. Trực tràng có vai trò nhận phân của đại tràng và kích thích những dây thần kinh truyền thông tin cho đại não báo hiệu cần phải đi đại tiện. Bộ não sẽ đưa ra quyết định có đi đại tiện hay không. Nếu có thì cơ vòng giãn ra nhằm tống phân ra bên ngoài. Nếu không muốn đi đại tiện thì cơ thắt và trực tràng sẽ làm việc để xóa tan cảm giác muốn đi đại tiện tạm thời.

Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

8. Hậu môn

Đây là phần cuối cùng của đường tiêu hóa có cấu tạo từ cơ sàn chậu và 2 cơ thắt hậu môn. Hậu môn giữ chức năng đựng và thải phân, song song đó là tiết dịch nhầy bôi trơn giúp phân có thể di chuyển ra bên ngoài cơ thể nhanh chóng và dễ dàng hơn.

10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

1. Ruột người trưởng thành có thể dài tới 7m

  • Trong hệ tiêu hóa ở người, chiều dài ruột non có thể đạt 6 mét còn ruột già là khoảng 1,5 mét.

2. Axit trong dạ dày rất mạnh, có thể làm tan chảy làn da

  • Axit trong dạ dày có thành phần từ kali clorua, natri clorua và axit clohydric. Khi đo độ pH, axit trong dạ dày dao động từ 1,5 – 3,5. Câu hỏi thú vị là “vậy tại sao axit không đốt cháy dạ dày của bạn?” Đó là do trong cấu tạo hệ tiêu hóa, dạ dày được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy dính như gel gọi là chất nhầy dạ dày. Chất nhầy này giữ cho axit trong dạ dày và các enzym nguyên vẹn.
  • Khi các tuyến dạ dày tiết ra ít chất nhầy, axit trong dạ dày và các enzym có thể phá vỡ niêm mạc dạ dày, gây ra trào ngược axit và loét dạ dày.

3. Đường ruột là “ngôi nhà” của nhiều loại vi khuẩn

  • Khi nghe 2 từ “vi khuẩn”, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc chúng có hại cho sức khỏe như thế nào. Thế nhưng trong hệ tiêu hóa, có khoảng 300 – 500 loài vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) sống trong ruột với gần 2 triệu gen khác nhau. Chúng giúp phân hủy thức ăn và tiêu diệt virus, vi khuẩn và độc tố có hại mà bạn tiêu thụ.
  • Đây cũng là lý do mà bạn nên bổ sung hệ vi sinh có lợi, ăn các thực phẩm giàu probiotic như một biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

4. Hệ tiêu hóa không phụ thuộc vào trọng lực

  • Một điều thú vị khác về hệ tiêu hóa ở người đó là hệ tiêu hóa của chúng ta không hoạt động phụ thuộc vào trọng lực. Nhu động ruột là quá trình chịu trách nhiệm di chuyển chất rắn và chất lỏng qua đường tiêu hóa. Để làm được như vậy cần có chuyển động giống như sóng của các cơ.
  • Các cơ khỏe mạnh trong đường tiêu hóa vẫn có khả năng vận chuyển này ngay cả khi bạn… “trồng cây chuối” để ăn. Bạn có thể tự kiểm chứng thông tin này nhưng nếu mắc trào ngược dạ dày – thực quản ( GERD) thì không nên thử nhé!

5. Bạn có thể tiết ra hơn một lít nước bọt mỗi ngày

  • Các tuyến nước bọt chính sản xuất 0,5 – 1,5 lít nước bọt mỗi ngày, tương đương với 7 – 8 ly nước.

6. Dạ dày có thể giãn nở để chứa đến 4 – 5 lít thức ăn

  • Dạ dày sẽ căng ra để chứa lượng thức ăn (khoảng 1 lít chất rắn và chất lỏng) chúng ta nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, nó còn có thể “mở rộng” hơn nữa để trữ 4 lít thực phẩm nếu bạn ăn nhiều hơn.
  • Tuy nhiên, đừng thường xuyên ăn quá no bụng. Dạ dày căng tức có xu hướng chèn ép, đè lên các cơ quan khác, gây cảm giác khó chịu. Đó là lý do tại sao lại có câu “căng da bụng, chùng da mắt” – bạn dễ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi hoặc lờ đờ sau một bữa ăn no.

7. Khi đói, bạn tạo ra âm thanh “Borborygmi”

  • Đây là thuật ngữ khoa học dùng chỉ những tiếng ồn phát ra từ dạ dày khi bạn đói, dân gian gọi là “sôi bụng”. Đây là giai đoạn não gửi tín hiệu đến hệ tiêu hóa để bạn biết mình cần chuẩn bị ăn.
  • Ngoài cảm giác đói, âm thanh này còn có thể do vấn đề tiêu hóa hay dịch và khí nóng bị mắc kẹt bên trong ruột non.
Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

8. Nước bọt bảo vệ khoang miệng khỏi tổn thương do nôn mửa

  • Khi cảm thấy muốn nôn (ói), bạn thường tiết ra nhiều nước bọt hơn. Nước bọt giúp bảo vệ các cơ quan khác như cổ họng, miệng và răng khỏi thành phần axit trong chất nôn.
  • Axit từ dạ dày thường mạnh và có hại cho các bộ phận khác, đó là lý do tại sao cơ thể phải tiết nhiều nước bọt hơn để phủ lên bề mặt nơi chất nôn sẽ “đi qua”.

9. “Xì hơi” có mùi là do khí từ vi khuẩn sinh ra

  • Tình trạng đầy hơi xảy ra khi bạn nuốt không khí vào trong quá trình ăn, uống, hút thuốc hoặc nói chuyện. Lượng khí dư này được thải ra ngoài qua miệng (ợ hơi) hoặc trực tràng (đánh rắm).
  • Đôi lúc những “quả rắm” sẽ hơi… nặng mùi. Mùi này là do vi khuẩn và các loại khí mà chúng tạo ra bên trong ruột.
Hệ tiêu hóa và những điều có thể bạn chưa biết
Hệ tiêu hóa là gì? 10 thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

10. Hệ tiêu hóa ở người dễ mắc nhiều loại ung thư hơn những bộ phận khác

  • Ung thư đường tiêu hóa chỉ các loại ung thư gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gồm ung thư miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Hầu hết bệnh ung thư ở cơ thể người đều bắt nguồn từ hệ tiêu hóa.
  • Vì ung thư đường tiêu hóa diễn tiến âm thầm, khi phát hiện thì thường ở giai đoạn muộn nên bệnh có tỷ lệ tử vong cao và đang có xu hướng gia tăng. Để chủ động hơn, bạn nên tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

Hệ tiêu hóa ở người là một “cỗ máy” phức tạp nhưng cũng vô cùng tuyệt vời chúng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng trong việc thu nhận và xử lý thức ăn. Để bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi các bệnh đường ruột, bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hy vọng rằng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ tiêu hóa..

3, Theo Reviview 365 tổng hợp