- Định Nghĩa Mới Về F1 là gì? Chế độ dinh dưỡng cho F0, F1 khi điều trị tại nhà
- Gia Đình Trong Tiếng Anh Có Nghĩa là gì? Câu nói hay về gia đình bằng tiếng Anh
- Khái Niệm Kế Hoạch Bài Dạy là gì? Phân biệt kế hoạch bài dạy và bài học
Ý Nghĩa Của Cố Định Đạm Sinh Học là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về ý nghĩa của cố định đạm sinh học đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Ý Nghĩa Của Cố Định Đạm Sinh Học là gì?
Dễ hiểu hơn thì vi sinh vật cố định đạm là: Vi sinh vật cố định đạm là những loài sinh vật có khả năng biến N2 khí quyển thành các hợp chất có nitơ. Nhờ nhóm vi sinh vật này mà N2 trong khí quyển được chuyển thành NH3 cung cấp cho cây, có ý nghĩa rất lớn trong nông nghiệp nhất là cải tạo đất và sử dụng phân bón.
Các vi sinh vật cố định N2 được phân thành 2 nhóm:
- Nhóm vi sinh vật sống tự do còn gọi là vi sinh vật không cộng sinh
- Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh
Tầm quan trọng của vi Sinh Vật Cố Định Đạm:
Trong nền nông nghiệp hữu cơ bền vững thì việc cung cấp đủ lượng đạm hữu cơ cần thiết cho cây trồng năng suất cao không phải là việc đơn giản. Ngoài cách thức bổ sung đạm cho cây trồng bằng những nguồn hữu cơ như: Phân cá, phân chuồng, bánh dầu, đậu tương,…thì bản thân đất trồng cũng tự tích lũy đạm từ không khí bằng những vi sinh vật cố định đạm. Nguồn đạm này dễ hấp thu và cực kỳ an toàn cho cây trồng.
Ý nghĩa của cố định đạm sinh học:
Cố định đạm là phương thức bổ sung thêm nguồn đạm quan trọng cho đất và cho cây trồng. Sử dụng nhiều phân đạm vô cơ làm cho đất trở nên thoái hóa và chua đi. Lạm dụng các loại phân đạm quá nhiều làm tăng tích lũy nitrat trong sản phẩm gây độc hại cho con người.
Sử dụng hợp lí và cân bằng giữa đạm vô cơ và đạm sinh học sẽ góp phần làm cho môi trường hệ sinh thái nông nghiệp bền vững hơn.
Sử dụng đạm sinh học cũng góp phần cải tạo những vùng đất thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.
Những biện pháp cải tạo đất bằng đạm sinh học:
- Trồng xen canh các loại cây họ đậu để cải tạo đất, bổ sung nguồn vi sinh vật cố định đạm tự nhiên cho đất. Mô hình này thường là kết hợp trồng cây họ đậu với các loại cây lâu năm. Sau khi thu hoạch xong, sinh khối sẽ được trả lại cho đất.
- Bổ sung các chế phẩm sinh học có vi sinh vật cố định đạm để mang lại hiệu quả rõ rệt cho cây trồng. Các chế phẩm sinh học này có thể là phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh,…
- Sử dụng phân bón một cách khoa học, hợp lí và hiệu quả.
Xem thêm bài viết: "Cây trồng trong nhà bếp - Bạn chọn cây khử mùi độc hay để làm gia vị cho gia đình?"
Phân loại vi sinh vật cố định đạm:
Nhóm vi sinh vật sống tự do trong đất và nước gồm có 3 nhóm:
- Nhóm vi sinh vật yếm khí sống trong đất
Chúng sử dụng năng lượng của hô hấp yếm khí để cố định đạm nên hiệu quả rất thấp. Thông thường cứ sử dụng 1 gram đường thì vi khuẩn này có thể cố định được 3 mg nitơ.
- Nhóm vi sinh vật hiếu khí
Sử dụng năng lượng của hô hấp hiếu khí để cố định đạm nên hiệu quả cao hơn. Nhóm này khi sử dụng 1 gram đường có thể đồng hóa 15 mg nitơ.
- Nhóm tảo lam sống trong nước
Nhóm này cũng có khả năng đồng hóa nitơ phân tử. Các tảo này sử dụng chính sản phẩm quang hợp của mình để cố định đạm. Quá trình này sẽ bổ sung thêm nguồn đạm sinh học cho các ruộng nước.
Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh
Các vi sinh vật sống cộng sinh có khả năng cố định đạm rất đa dạng. Chúng thuộc hai nhóm chính là các vi sinh vật sống cộng sinh với cây họ đậu và vi sinh vật sống cộng sinh trong cánh bèo hoa dâu.
- Vi sinh vật cộng sinh với cây họ đậu
Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh với rễ cây họ đậu bao gồm 2 giống vi sinh vật chính là Rhizobium và Bradyrhizobium. Trong đó Rhizobium là vi sinh vật chủ yếu và hoạt động cố định nitơ mạnh nhất. Mặc dù Rhizobium được cho là vi khuẩn cố định đạm chính trên cây họ đậu, nhưng trên các loài không thuộc họ đầu vẫn có những loại vi khuẩn khác có thể cộng sinh được.
- Hệ cộng sinh của bèo hoa dâu
Đây là một hệ công sinh phức tạp giữa một loại tảo lam và bèo hoa dâu. Ngoài tảo lam Anabaena ra thì còn một số vi khuẩn khác có khả năng cố định đạm như Pseudomonas, Azotobacter, Cyanobacterium…cùng tồn tại trong cánh bèo hoa dâu tạo nên một túi có khả năng hoạt động cố định nitơ phân tử rất hiệu quả. Chúng có khả năng cố định khoảng xấp xỉ 100 kg N/ha/năm.
- Ngoài hai kiểu cộng sinh chính trên còn có cộng sinh liên kết:
Kiểu quan hệ giữa rễ cây và vi khuẩn được phát hiện trên cây họ hòa bản, quan hệ này được gọi là cộng sinh liên kết, không hình thành nốt sần. Thực vật cung cấp năng lượng, chủ yếu là malic acid cho vi khuẩn, và vi khuẩn cố định N2. Cộng sinh liên kết được phát hiện trên các cây một lá mầm như lúa cạn, bắp, mía, đồng cỏ. Vi khuẩn được xác định bao gồm: Azospirillum lipoferum, Az. Brasilense và Azotobacter.
Cộng sinh của xạ khuẩn Frankia với các cây gỗ. Đây là vi sinh vật quan trọng trên đất phi nông nghiệp như đấ rừng, đất hoang, đất cát.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Ý Nghĩa Của Cố Định Đạm Sinh Học là gì? Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5