- Lời cảnh tỉnh của nữ y tá có cha qua đời vì bệnh xơ gan do rượu
- Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?
- Tập thể dục bao nhiêu lâu thì có thể giúp kéo dài tuổi thọ?
Trong sinh hoạt mỗi người kỳ thật trong lòng đều hy vọng chính mình có thể trường thọ. Nhưng trường thọ không phải là điều mà bạn hễ muốn thì được. Đặc biệt, với người đàn ông đóng vai trò trụ cột trong một gia đình, nền tảng sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện cuộc sống của gia đình ấy. Người đàn ông ốm yếu, nhiều bệnh vừa mất đi khả năng chăm lo cho gia đình, vừa khiến người thân gặp khó khăn, vất vả. Vì vậy, việc chú ý giữ gìn thân thể cần phải được đặt lên hàng đầu.
Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu, hành vi, thói quen hại sức khỏe có khả năng rút ngắn tuổi thọ như sau, cần cải thiện kịp thời và từ bỏ những thói quen xấu để giữ gìn sức khỏe bản thân.
1. Thức khuya
Hiện tượng thức khuya có thể nói là rất phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Chỉ thỉnh thoảng thức khuya 1-2 lần, bạn đã có thể cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, không có tinh thần vào sáng ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp đi lặp lại liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một người.
Kỳ thực, thức khuya cực kỳ ảnh hưởng đến việc khí huyết lưu thông. Khí và khuyết thường phụ thuộc và bổ sung cho nhau. Việc thức đêm khiến thương huyết và háo khí, khí không đủ thì khó mà sản sinh tinh lực, cũng không thể đi nuôi lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Lâu dần, các chức năng của thận, lá lách và dạ dày sẽ bị suy giảm, các cơ quan nội tạng bị tổn thương và tuổi thọ bị ảnh hưởng.
Những người thường xuyên thiếu ngủ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não cao gấp khoảng 3-4 lần so với những người ngủ đủ giấc. Trường hợp nặng có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong. Trường hợp nhẹ hơn cũng phải đối mặt với những cơn đau đầu dữ dội, suy giảm trí nhớ, suy nhược tâm lý, trầm cảm kinh niên...
2. Uống rượu, bia và sử dụng nhiều chất kích thích
Nam giới nên xây dựng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa tổn hại sức khỏe. Nếu uống nhiều rượu, bia và sử dụng chất kích thích với tần suất thường xuyên có thể gây tổn hại trực tiếp tới cơ thể, để lại hậu quả nặng nề.
Báo cáo của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho thấy, tổng số người, trên 16 tuổi, chết mỗi năm do ảnh hưởng của rượu đã tăng gấp đôi, từ gần 36.000 người năm 1999 lên hơn 72.000 người năm 2017. Theo đó, gần 1 triệu người tử vong do tác hại của rượu, bia trong vòng chưa đầy 20 năm qua.
Chúng không chỉ gây viêm tụy, ung thư tụy, xơ gan , ung thư gan mà còn dễ gây bệnh cơ tim, ung thư dạ dày. Nhiều nam giới đã chết vì nghiện rượu, không thì cũng đoản mệnh vì những hệ lụy mà chúng mang tới. Cho nên, càng sớm càng tốt, hãy tránh xa rượu bia và các chất kích thích nếu muốn tăng cường sức khỏe thể chất.
3. Áp lực tâm lý quá lớn
Tình trạng căng thẳng quá nhiều cũng dễ khiến cơ thể bị đẩy nhanh lão hóa. Đàn ông độc thân khi đến một độ tuổi nhất định sẽ phải chịu những khó khăn trong việc kết hôn và lập gia đình, bất kể là người thân hay bản thân, cũng sẽ luôn có rất nhiều áp lực. Đến khi trở thành trụ cột của một gia đình riêng, gánh nặng kinh tế lại càng tạo thêm nhiều áp lực tâm lý.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải học cách thư giãn, thường xuyên trò chuyện với bạn bè, ca hát, du lịch, đi chơi để thư giãn và thoải mái, như vậy mới có thể giải tỏa phần nào áp lực trên vai.
4. Thích hút thuốc
Những người có tuổi thọ ngắn hơn thường sẽ có một số đặc điểm chung, phổ biến trong đó là thói quen hút thuốc.
Theo PGS.TS Phan Thu Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Khói thuốc lá chứa khoảng 7000 chất độc và trong đó có khoảng 70 chất gây ung thư.”
Điển hình là các chất: Nitrosamines (một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết), toluen (dung môi công nghiệp), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), DDT (thuốc trừ sâu), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), axeton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay)…
Những chất độc này sau khi đi vào cơ thể sẽ tác động mạnh mẽ và tiêu cực đến trí nhớ, hệ hô hấp, hệ tim mạch, nội tiết và hệ thần kinh, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh cực kỳ nguy hiểm như ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt, ung thư thanh quản, ung thư thực quản…
5. Không tập thể dục và vận động
Tập thể dục góp phần kéo dài tuổi thọ. Không yêu thích tập thể dục cũng là thói quen xấu làm giảm tuổi thọ. Nếu ngồi lâu dễ sinh khí huyết kém, sinh ra bệnh tật, phát phì, mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch, một số loại ung thư...
Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị này.
Không vận động trong thời gian dài cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của nam giới và khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Bệnh tật tuy nhỏ vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn khi gieo mầm bệnh vào người.
6. Chế độ ăn uống không có quy luật
Đây là vấn đề chung của hầu hết nam giới, ngoài lý do công việc, các nhu cầu giải trí xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng đến bữa ăn của họ. Đặc biệt là những bữa tiệc, buổi nhậu xã giao, cuộc vui thâu đêm, thường kèm theo rượu, thịt không kiểm soát.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày mà còn có tác động lớn đến hệ tim mạch, lâu dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, bệnh về đường tiêu hóa, chức năng não suy giảm, tăng giảm cân quá mức, lão hóa sớm...
Ăn uống thất thường khiến cơ thể không có đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động. Các bệnh liên quan kể trên sẽ trực tiếp làm sức khỏe sa sút, sức đề kháng kém, giảm nguồn năng lượng và phát sinh mệt mỏi, suy giảm tuổi thọ của mỗi cá nhân.
Do đó, muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, nam giới nhất định không được "nuôi dưỡng" những thói quen kể trên. Đảm bảo một chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ đủ chất, chăm chỉ vận động và rèn luyện, tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống có chất kích thích, không tốt cho sức khỏe… để nâng cao tuổi thọ cho chính mình.
(Theo Trí thức trẻ)
Để lại bình luận
5