Thức đêm hại thân, hại mạng

Khi hoàn toàn hiểu được câu nói này, là khi tôi đang bị mất ngủ dày vò.

Đã 1 tháng nay tôi không có được một giấc ngủ tử tế, mỗi lần đi ngủ phải cần tới những 3 tiếng đồng hồ mới vào được giấc, ngủ hay mê man, nhiều khi chỉ nhắm mắt tới tận sáng, cơ thể mệt mỏi, tinh thần rệu rạo.

Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ cái hôm thức đêm đó, rõ ràng chỉ muốn đi ngủ muộn hơn khoảng 1 tiếng thôi, kết quả lại thành ra nghiện thức khuya.

Hôm nay là 1 tiếng, ngày mai là 2 tiếng, mỗi lần đều có "lí do chính đáng", vì công việc, vì lo lắng, vì không ngủ được.

Nhưng cơ thể không biết nói dối, rụng tóc, nổi mụn, tinh thần mơ hồ, hoa mắt chóng mặt…

Con người, chỉ khi đích thân trải qua những cảm giác kinh hoàng thì mới hiểu ra rằng, thứ mà trước đó mình không quá coi trọng hóa lại gây ra hậu quả như nào trong tương lai.

Tình cờ gặp được hai bức ảnh so sánh về việc thức khuya của cư dân mạng, càng nhìn càng hoang mang.

Từ 17 tới 22 tuổi, 5 năm thời gian, dường như hai người khác biệt, hói hơn, da xấu hơn, "cậu thanh niên" năm nào giờ đã thành "ông chú béo" ở tuổi 22?

Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?
Thanh niên năm 17 tuổi (trên) và "ông chú" năm 22 tuổi (dưới)
Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?
Cô thiếu nữ khí chất tươi sáng, tràn đầy tuổi trẻ, trở thành một "bà cô" theo đúng nghĩa.

Và tất nhiên vẫn còn rất rất nhiều những trường hợp tương tự nữa.

Năm nay, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, các tầng lớp trong xã hội đều chịu áp lực rất lớn, xung quanh có không ít người cả đêm trằn trọc không ngủ được, nhưng cơ thể lại càng không biết đùa, nó sẽ không nghĩ cho áp lực hiện tại của bạn, cũng sẽ chẳng buồn để ý tới thăng trầm trong tâm lý của bạn.

Chỉ cần bạn để cơ thể phải tủi thân, nó sẽ khiến tiền bạc, tinh thần, gia đình, thậm chí cả mạng sống của bạn phải tủi thân theo.

Hãy thả lỏng, thư giãn, đường của ai mà chẳng khó đi, cứ từ từ, có chăm chỉ, có lo lắng tới đâu cũng phải ngủ.

Bớt thức khuya lại, và đừng để đây chỉ là một lời nói suông.

Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?

Thực ra vào năm 1965, đã từng có người làm một thí nghiệm về giấc ngủ.

Trong thí nghiệm, một học sinh trung học 17 tuổi tên Randy Cardner được yêu cầu thức trong 264 giờ, nghĩa là anh ấy không được chìm vào giấc ngủ hay nghỉ ngơi trong 11 ngày.

Vào ngày thứ 2, mắt anh không còn tập trung được nữa, và xúc giác của anh cũng không còn linh hoạt, rất khó để chạm vào mọi thứ.

Ngày thứ 3, cảm xúc của anh ấy trở nên thất thường, thậm chí có phần thô bạo, các cử động của các chi cũng rất lạ, không thể điều tiết.

Vào ngày mà thí nghiệm sắp kết thúc, kí ức ngắn hạn của anh ấy xuất hiện vấn đề, dễ tức giận, còn xuất hiện ảo giác, không chuyên tâm, việc học hành và cả cuộc sống đều chịu ảnh hưởng rất lớn.

Trên mạng có một câu nói như này: dậy sớm, không phải là để làm việc thêm được 1 tiếng, mà là để dùng trạng thái tốt nhất, bắt đầu 17 tiếng tỉnh táo tiếp theo.

Người dậy sớm, thứ họ quan tâm không phải là vớt vát ra thêm được 1,2 tiếng, mà là thức dậy sau khi đã ngủ đủ giấc, họ sẽ không cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi mà tràn đầy năng lượng, sức sống. Sức sống này có thể giúp họ sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả suốt cả ngày.

Người trưởng thành khá chú ý tới phương diện lợi và hại, trong khi dậy sớm so với thức khuya lại chỉ có lợi mà không có hại.

Như Franklin đã nói: "Tôi chưa bao giờ thấy một người dậy sớm, siêng năng và trung thực, than phiền số mình không tốt; tính cách tốt, thói quen tốt và ý chí mạnh mẽ sẽ không bị đánh bại bởi cái gọi là giả thuyết của số phận."

Bất kể vận mệnh của bạn tốt hay xấu, con đường phía trước rõ ràng hay mờ mịt, hoàn cảnh tốt hay xấu, bạn đều có thể dựa vào chính mình để giành lấy một ngày mai tươi sáng.

Và xuất phát điểm ban đầu cho việc này chính là dậy sớm.

Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?

Làm thế nào để kiên trì dậy sớm mà không mệt mỏi hay uể oải?

Bước 1, muốn dậy được sớm, phải bắt mình đi ngủ sớm

Trước tiên bạn rõ ràng một sự thật đó là: so với ngủ muộn, lợi ích thực tế của việc dậy sớm đem lại là rất nhiều.

Có được ý thức này rồi, việc lên giường đi ngủ sớm sẽ không còn là chuyện khó nữa.

Tắt hết tất cả các thiết bị điện tử, có thể đừng để nó ở trong phòng là tốt nhất.

Giống như lúc nhỏ đi học vậy, biết là ngày mai phải dậy sớm đi học nên tối hôm nào cũng đều đặn như vắt chanh 9h lên giường đi ngủ, chủ động tách mình ra khỏi cám dỗ, như vậy bước đầu để đi vào giấc ngủ sẽ không còn khó nữa.

Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?

Bước 2, thiết lập thời gian dậy rõ ràng

Khi bạn kiên trì ngủ dậy vào lúc 6h trong một thời gian dài, vậy thì sau đó, dù không có báo thức, cơ thể bạn vẫn có thể tỉnh vào khoảng 6h hôm sau.

Muốn đạt được tới level này, trước tiên bạn phải áp cho mình một thời gian ngủ dậy cố định.

Trước khi ngủ, đặt cho mình một cái báo thức, để cơ thể liên tục thức dậy vào thời gian đó, rồi dần dần cho tới khi thành thói quen.

Dậy sớm 1 tiếng và thức khuya thêm 1 tiếng, tạo ra những khác biệt nào?

Bước 3, quy tắc 5s rời khỏi giường

Khi bạn cảm thấy rất khó để dậy, hãy đếm ngược từ 5s, tới khi tới còn 1, hãy lật người dậy theo phản xạ, vào nhà tắm đánh răng rửa mặt.

Cứ kiên trì như vậy, dần dần, năng lực thích nghi với việc dậy sớm sẽ gia tăng lên rất nhiều.

Có lẽ tác hại của việc thức khuya đã được lặp đi lặp lại không biết bao lần trên báo đài tivi, nhưng khi mà bệnh tật còn chưa tìm tới bản thân, vậy thì chẳng ai muốn đồng cảm với những đau khổ mà thức đêm gây ra.

Đừng tự làm khó cơ thể mình, cũng đừng làm khó tương lai của mình, thức khuya thêm 1 tiếng và dậy sớm hơn 1 tiếng, cùng là 1 tiếng đồng hồ nhưng đem lại rất nhiều sự khác biệt.

Khi biết cách quản lý thời gian, khi ban đêm ngủ sớm và ngủ ngon, ban sáng mới có đủ sức lực và tinh thần để làm việc, để thành công hơn.

Bỏ đi thói quen thức khuya, bắt đầu từ việc dậy sớm, rồi dần dần hướng tới một cuộc sống tự giác kỉ luật hơn.