- Khám phá hành tình số 8 - Sao hải vương, hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời
- Sao Thủy được hình thành như thế nào? Sự thật về hành tinh gần mặt trời nhất
- Đặc điểm của Sao kim (Venus), khoảng cách sao Kim tới trái đất là bao nhiêu
Ngay tên gọi của mình, sao Hỏa đã khiến cho không ít người hiểu lầm rằng hành tinh này nóng vô cùng. Nhưng thực tế không phải vậy, nhiệt độ trên sao Hỏa hoàn toàn đối nghịch với cái tên Hỏa của nó.
Ai là người đầu tiên phát hiện ra sao Hỏa?
1. Sự xuất hiện
- Do khoảng cách gần Trái đất cùng với cường độ sáng lớn cho nên sao Hỏa đã được ghi nhận từ ít nhất 4000 năm trước. Điều đó có nghĩa là không có một ghi nhận cụ thể nào về người khám phá ra nó.
- Rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đã quan sát được hành tinh này. Vào thiên niên kỷ thứ 2 TCN, các nhà thiên văn Ai Cập cổ đại đã quan sát hành tinh này. Trong khi các ghi chép của Trung Quốc về chuyển động của sao Hỏa xuất hiện trước khi nhà Chu thành lập vào năm 1045 TCN.
- Vào thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus đã đề xuất một mô hình nhật tâm cho hệ thống năng lượng Mặt trời. Trong đó các hành tinh theo quỹ đạo tròn xung quanh Mặt trời. Sau này, Johannes Kepler đã sửa đổi tạo ra một quỹ đạo hình elip cho sao Hỏa phù hợp với dữ liệu quan sát và chính xác hơn.
- Cho đến tận năm 1610, Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát sao Hỏa bằng kính viễn vọng. Trong vòng một thế kỷ sau đó, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một số đặc điểm của sao Hỏa. Đồng thời xác định được chu kỳ quay cũng như độ nghiêng trục của hành tinh.
2. Tên gọi sao Hỏa
- Tên tiếng Anh Sao Hỏa là Mars – vị thần chiến tranh và bảo vệ nông nghiệp. Đối với người La Mã cổ đại, hành tinh Mars là biểu tượng của máu và chiến tranh, tương đương với vị thần chiến tranh Aries của Hy Lạp.
- Nguyên nhân hành tinh này có tên gọi như vậy có lẽ chính là do sắc đỏ đặc trưng của nó. Vì vậy mà có cái tên “Hành tinh Đỏ”.
Giả thuyết hình thành sao Hỏa
Có giả thuyết cho rằng, Thái Dương hệ được hình thành từ một quả cầu khí và bụi quay khổng lồ (tinh vân tiền Mặt trời). Phần lớn quả cầu khí này hình thành Mặt trời. Trong khi nhiều bụi của nó tiếp tục quay và hợp nhất để tạo ra các hành tinh tiền đầu tiên. Sao Hỏa chính là một trong những hành tinh này. Sau khi lực hấp dẫn kéo đủ khí và bụi xoáy, nó trở thành hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời.
Đặc điểm của sao Hỏa
Để hiểu rõ hơn về hành tinh này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về khoảng cách, khối lượng, kích thước,… cụ thể như sau:
1. Sao Hỏa cách Trái đất bao xa?
- Sao Hỏa là hành tinh xếp thứ tư trong Thái Dương hệ tính từ Mặt Trời sau sao Thủy, sao Kim và Trái đất. Sao Hỏa cách Mặt trời lên tới 227,9 triệu km (141,6 triệu dặm hoặc 1,5 AU). Phải mất khoảng 13 phút thì ánh sáng Mặt trời để đến được sao Hỏa.
- Vậy sao Hỏa cách Trái đất bao xa? Vì cả Trái đất và sao Hỏa đều đồng thời quay, không có định. Cho nên chúng ta có khoảng cách xa nhất từ Trái đất đến sao Hỏa là 401 triệu km (249 triệu dặm). Và khoảng cách gần Trái đất nhất vào khoảng 54,6 triệu km (34 triệu dặm). Chúng ta có khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến sao Hỏa là 225 triệu km (140 triệu mi).
2. Sao hoả có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên
- Sao Hỏa có hai tiểu vệ tinh, Phobos và Deimos, được cho là các tiểu hành tinh bị bắt giữ. Cả hai được Asaph Hall phát hiện năm 1877, được đặt tên theo các nhân vật Phobos (nỗi sợ) và Deimos (khủng bố/cái chết), trong thần thoại Hy Lạp, những người hộ tống cha của họ là Ares (còn gọi là Mars ở Roman), thần chiến tranh, trong cuộc chiến.
3. Kích thước sao Hỏa
- Sao Hỏa có bán kính 3,389 km (2,105 dặm). Bán kính này cho thấy nó nhỏ gấp đôi Trái đất. Đường kính của Hỏa tinh là 6,779 km (4,212 dặm). Vò nó nhỏ hơn một nửa kích thước của Trái đất.
- Với kích thước này, sao Hỏa là hành tinh có kích thước nhỏ thứ 2 sau sao Thủy.
4. Khối lượng – thể tích
- Khối lượng của Hỏa tinh là 6,42 x 10^23 kg. Nó nhẹ hơn Trái đất khoảng 10 lần.
- Sao Hỏa có thể tích vào khoảng 163 tỷ km khối. Thể tích này cũng tương đương với 0,151 Trái đất.
- Sao Hỏa có mật độ 3,93 g/cm³. Mật độ này cũng thấp hơn mật độ của Trái đất. Nó cho thấy vùng lõi của Hỏa tinh chứa các nguyên tố nhẹ hơn. Lực hấp dẫn trên sao Hỏa bằng khoảng 38% lực hấp dẫn của Trái đất.
5. Quỹ đạo của sao Hỏa
- Trục quay của Hỏa tinh nghiêng 25,2 độ gần giống trục nghiêng Trái đất là 23,4 độ. Một vòng quay/ngày trên sao Hỏa được hoàn thành trong vòng 24,6 giờ Trái đất. Trong khi toàn bộ chuyến đi quanh Mặt trời hay chính là một năm sao Hỏa, được hoàn thành trong vòng 669,6 ngày Trái đất.
Sao Hỏa có sự sống không?
Nghi vấn về sự sống trên sao Hỏa đã có từ rất lâu. Kể từ năm 1877 trở đi, người ta lầm tưởng rằng nước đã được tìm thấy trên sao Hỏa. Sau đó, ý tưởng về sự sống trên sao Hỏa đã trở nên phổ biến trong công chúng.
Bạn có biết Elon Musk không? Đây là tỷ phú giàu nhất thế giới (1/2021). CEO của tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian – SpaceX. Người luôn có tham vọng đưa con người lên sống trên sao Hỏa và muốn biến sao Hỏa thành “thuộc địa” của con người. Trước tham vọng tưởng chừng như “hão huyền” này có không ít người vẫn không thể xác định được sao Hỏa có sống được không? Hãy cùng khám phá một số điều kiện cần có cho sự sống có có ở sao Hỏa không nhé?
1. Kết cấu của sao Hỏa
- Người ta ước tính rằng sao Hỏa có phần lõi dày đặc với bán kính từ 1500 – 2100 km. Nó được tạo thành chủ yếu từ sắt và niken cùng khoảng 16-17% lưu huỳnh. Lõi sắt sunfua được cho là giàu các nguyên tố nhẹ hơn gấp đôi so với lõi Trái đất.
- Phần lõi Hỏa tinh được bao phủ bởi silicat. Nó hình thành nên nhiều mảng kiến tạo và núi lửa.
- Bên cạnh silic và oxy, các nguyên tố phong phú nhất trong vỏ sao Hỏa là sắt, magie, nhôm, canxi và kali. Độ dày trung bình của lớp vỏ Hỏa tinh được ước tính là khoảng 50 km. Với độ dày tối đa lên tới 125 km. Trong khi độ dày trung bình lớp vỏ Trái đất là khoảng 40 km.
2. Bầu khí quyển của sao Hỏa
- Sao Hỏa được ước tính là đã mất khí quyển từ khoảng 4 tỷ năm trước. Lý do cho giả thiết này là do nhiều cuộc tấn công của các tiểu hành tinh. Cùng với gió Mặt trời tương tác trực tiếp lên tầng điện ly của sao Hỏa. Điều này làm giảm mật độ khí quyển bằng cách tách các nguyên tử ra khỏi lớp bên ngoài.
- Bầu khí quyển của sao Hỏa bao gồm khoảng 96% carbon dioxide, 1,93% argon và 1,89% nitơ, cùng với dấu vết của oxy và nước. Nó khá bụi. Gần đây khí mêtan cũng đã được phát hiện trong khí quyển sao Hỏa.
3. Nước trên sao Hỏa
- Có nhiều bằng chứng cho rằng quá khứ của sao Hỏa có nhiều nước. Nguyên nhân là bề mặt hành tinh này tồn tại mạng lưới thung lũng sông cổ, đồng bằng và lòng hồ. Cùng với đó là đá và khoáng chất trên bề mặt mà chỉ có thể hình thành trong nước lỏng. Một số đặc điểm cho rằng sao Hỏa đã trải qua những trận lũ lụt khổng lồ cách đây khoảng 3,5 tỷ năm.
- Do áp suất khí quyển thấp cho nên nước lỏng không thể tồn tại trên bề mặt sao Hỏa. Vậy trên sao Hỏa cái gì đóng băng nếu như không có nước dạng lỏng? Thực tế trên sao Hỏa có nước ở dạng băng. Khối lượng các tảng băng nếu tan chảy đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh này ở độ sâu 11 mét.
- Có những địa hình được cho rằng đã tồn tại nước trên bề mặt Hỏa tinh. Ví như thung lũng Ma’adim Vallis. Hay như miệng núi lửa Korolev được tìm thấy chứa đầy khoảng 2.200 km khối băng nước.
4. Bề mặt của sao Hỏa
- Bề mặt của sao Hỏa khá gồ ghề do các vụ va chạm với tiểu hành tinh. Không những thế, nó còn có khá nhiều núi lửa. Ngọn núi lửa lớn nhất Hệ Mặt trời cũng nằm ở đây – Olympus Mons. Nó có chiều cao gấp ba lần đỉnh Everest.
- Mặc dù nó thường được gọi là Hành tinh Đỏ. Nhưng sao Hỏa thực sự có nhiều màu sắc. Ở bề mặt có các màu như nâu, vàng và nâu. Màu sắc này là do sự giàu có của sắt oxit trên bề mặt.
5. Khí hậu của sao Hỏa
- Nhắc đến khí hậu sao Hỏa, nghi vấn đầu tiên của không ít người chính là sao Hỏa có nóng không? Nguyên nhân là vì ngay từ tên của hành tinh này có từ “Hỏa”. Tuy nhiên thực sự thì sao Hỏa không hề nóng thậm chí còn lạnh, rất lạnh.
- Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa vào khoảng -60 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ gần các cực có thể xuống -125 độ C. Bạn có biết rằng sao Hỏa còn có tuyết lở. Những vách đá cao chót vót trên bề mặt chứa các vật liệu khác nhau có thể bị bong ra vào mùa xuân. Khi carbon dioxide tan băng, tạo ra những thác đá và bụi khổng lồ được xem là tuyết lở.
- Sao Hỏa có những cơn bão bụi khắc nghiệt nhất trong Thái Dương hệ. Tốc độ có thể cao hơn 160 km/h. Chúng có xu hướng xảy ra khi sao Hỏa gần Mặt trời nhất, làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
- Từ những thông tin kể trên chúng ta có thể thấy rằng vẫn chưa phát hiện sự sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, ngày 07/06/2018, NASA thông báo rằng tàu thám hiểm Curiosity đã phát hiện ra các hợp chất hữu cơ trong đá trầm tích có niên đại ba tỷ năm tuổi. Nó cho thấy rằng một số yếu tố cần cho sự sống có mặt trên Hỏa tinh.
- Vào tháng 7 năm 2018, các nhà khoa học đã báo cáo về việc phát hiện ra một hồ nước dưới băng trên sao Hỏa. Vùng nước ổn định đầu tiên được biết đến trên hành tinh. Nó nằm dưới bề mặt 1,5 km ở đáy của chỏm băng cực nam và rộng khoảng 20 km.
Tuy hiện tại trên bề mặt sao Hỏa vẫn chưa tồn tại sự sống. Nhưng các nhà khoa học vẫn đang không ngừng khám phá Hành tinh Đỏ. Biết đâu trong tương lai không xa, Elon Musk thực sự có thể đưa con người lên sống trên sao Hỏa.
Để lại bình luận
5