- Khám phá hành tình số 8 - Sao hải vương, hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời
- Ai là người đầu tiên phát hiện ra sao Hỏa? Sao Hỏa có sự sống không?
- Đặc điểm của Sao kim (Venus), khoảng cách sao Kim tới trái đất là bao nhiêu
Ngay từ tên gọi của mình, sao Thủy đã khiến cho không ít người hình dung đến nước, rất nhiều nước. Câu hỏi đặt ra là sao Thủy có nước không? Ngoài ra còn hàng loạt các bí ẩn về hành tinh này được mọi người rất tò mò. Cùng tìm hiểu về hành tinh này trong phần thông tin chia sẻ sau đây.
Sao Thủy được hình thành như thế nào?
Sao Thủy hay còn gòn gọi là Thủy tinh, trong đó Thủy là tên còn tinh là ngôi sao trong Hán Việt. Sao Thủy tiếng anh là Mercury. Đây là hành tinh xếp thứ nhất trong Hệ Mặt trời. Từ thời cổ đại, sao Thủy có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần tới kính thiên văn. Chính vì vậy nên chúng ta không thể xác định được ai là người đầu tiên phát hiện ra tiểu hành tinh này. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì sao Thủy được quan sát bằng kính thiên văn lần đầu tiên bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ XVII.
Kính viễn vọng thô sơ của Galileo Galilei không thể nắm bắt được các pha quỹ đạo của Thủy tinh. Cho đến năm 1693, nhà thiên văn học Giovanni Zupi là người đầu tiên phát hiện ra hành tinh này có các pha quỹ đạo tương tự như của sao Kim và Mặt Trăng.
Giả thuyết phổ biến nhất về sự ra đời của sao Thủy cho rằng hành tinh này xuất hiện cách đây 4.5 tỷ năm. Nguyên nhân là do lực hấp dẫn kéo khí và bụi vũ trụ xoáy lại với nhau nên đã tạo thành tiểu hành tinh này. Theo giả thuyết thì sao Thủy có kích thước phần vỏ khả nhỏ đối ngược hoàn toàn với phần lõi khổng lồ. Đó được cho là kết quả của một vụ va chạm giữa Thủy tinh với một vật thể khổng lồ. Vụ va chạm khiến cho phần bề mặt bị mất đi phần lớn khiến cho chúng nhỏ như hiện nay.
Tên tiếng anh của sao Thủy – Mercury được đặt theo tên của vị thần đưa tin của người La Mã. Nguyên nhân là vì sự chuyển động vô cùng nhanh chóng của chúng quanh Mặt trời. Nó quay xung quanh Mặt trời với tốc độ khoảng 47km/s.
Cấu tạo của sao Thủy
Cùng với sao Kim, sao Hỏa và Trái Đất, sao Thủy là một hành tinh đá. Cũng giống như bề mặt của Trái Đất và Mặt Trăng, sao Thủy có nhiều hố do va chạm với sao chổi hoặc các thiên thạch. Đặc biệt, bề mặt sao Thủy được bao phủ bởi rất nhiều các miệng núi lửa. Tiêu biểu nhất chính là miệng núi lửa lớn nhất có tên là Caloris Basin. Miệng núi lửa này có đường kính lên tới 1550km.
Thủy tinh là một ngôi sao có cấu tạo với 3 lớp chính là: lớp vỏ, lớp phủ và lõi. Trong đó lớp vỏ của sao Thủy không có mảng kiến tạo, chiếm một phần không lớn trong tổng kết cấu của tiểu hành tinh.
Tuy nhiên phần lõi sắt của nó lại rất lớn chiếm tới 85% bán kính của hành tinh. Chính vì phần lõi sắt quá lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới kích thước tổng thể của cả hành tinh. Cụ thể, lượng lõi sắt này trong vòng 4.5 tỷ năm bắt đầu nguội và co lại. Điều đó làm cho bề mặt bị kéo vào phía trong. Từ đó mà kích thước của Thủy tinh bị giảm đi từ 1 – 7km.
Sao Thủy là hành tinh đá cho nên nó chiếm tới khoảng 70% là kim loại. 30% còn lại là vật liệu silicat. Chính vì vậy nên Thủy tinh được coi là hành tinh có độ dày thứ hai.
Người ta tin rằng nếu như các tác động của lực nén trọng trường được tính từ cả sao Thủy và Trái Đất thì sao Thủy sẽ đứng đầu vì độ dày đặc của mình. Ví dụ như trọng lượng của bạn trên sao Thủy sả bằng 38% trọng lượng của bạn khi trên Trái Đất. Vì sao Thủy có trọng lực chỉ 3.7m/s2 còn trọng lực của Trái Đất lên tới 9.807m/s2.
Vậy sao Thủy có màu gì? Vì là hành tinh đá cho nên hành tinh này có màu xám hoặc đôi chút ngả về sắc nâu. Hành tinh này không có bầu khí quyển và không có bất kỳ mặt trăng nào. Người ta tin rằng, Mặt trăng hình thành cùng lúc với các hành tinh mẹ của chúng. Nhưng trong trường hợp của sao Thủy thì tất cả các vật xung quanh đã được hành tinh mẹ sử dụng hết. Chính vì vậy nên không còn lại gì để hình thành Mặt trăng.
Cũng có giả thuyết cho rằng, vì lực hút của Mặt trời quá lớn. Lớn hơn nhiều so với Thủy tinh. Chính vì vậy nên hành tinh này không thể kéo bất kỳ vật thể nào về phía mình. Do đó mà không có một vệ tinh nào quay xung quanh sao Thủy cả.
Sao Thủy có nóng không?
Vì là hành tinh gần Mặt trời nhất cho nên không ít người thắc mắc rằng sao Thủy có nóng không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải là hành tinh nóng nhất mặc dù chúng gần “quả cầu lửa” nhất. Hành tinh này cách Mặt trời chỉ 57910000km. Các nhà khoa học cho rằng, để Mặt trời đi từ vị trí của mình tới sao Thủy chỉ mất 3.2 phút.
Chính vì khoảng cách gần như vậy cho nên nhiệt độ sao Thủy rất cao. Nhiệt độ ban ngày của hành tinh này lên tới 800 độ F (427 độ C). Tuy nhiên, đây cũng là hành tinh có sự chênh lệch rõ rệt nhất giữa nhiệt độ ngày và đêm. Ban đêm, nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể xuống đến -290 độ F (-180 độ C). Nhiệt độ trung bình của Thủy tinh vào khoảng 332 độ F (167 độ C).
Nguyên nhân khiến cho nhiệt độ của sao Thủy lớn như vậy là do chúng gần Mặt trời nhất. Ngoài ra còn do sao Thủy không có bầu khí quyển. Vì không có khí quyển nên nhiệt độ của Mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt khiến cho sao Thủy cực nóng. Nhưng cực lạnh vào ban đêm do không có bầu khí quyển giữ nhiệt lại. Điều đó gây nên sự chênh lệch vô cùng lớn này.
Trên sao Thủy chỉ có một ngoại quyển mỏng. Đây là lớp ngoài cùng của bầu khí quyển. Trên sao Thủy, ngoại quyển được hình thành từ oxy, natri, hydro, heli và kali. Tuy nhiên lớp ngoại quyển này dễ bị gió Mặt trời đánh bay khỏi bề mặt sao Thủy.
Sao Thủy có nước không?
Chính cái tên của mình khiến cho nhiều người liên tưởng ngay đến một hành tinh chứa đầy nước. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu sơ lược thì không ít người lại hoài nghi về khả năng này. Đây là hành tinh gần với Mặt trời nhất, với sức nóng của Mặt trời liệu tiểu hành tinh này có nước hay không?
Sao Thủy được cho là có nước nhưng không phải dưới dạng nước lỏng mà là nước đóng băng. Vào năm 2012, tàu vũ trụ Messenger của NASA đã phát hiện ra băng nước trong các miệng núi lửa tại cực Bắc. Nơi đây là những vùng có thể bị che khuất vĩnh viễn khỏi sức đốt cháy của Mặt trời. Phần cực nam cũng có thể chứa các núi lửa có băng. Nhưng quỹ đạo của tàu Messenger không cho phép các nhà khoa học thăm dò khu vùng cực này.
Các nhà khoa học cho rằng, các thiên thạch, sao chổi có thể đã mang băng đến những vùng này. Hoặc là hơi nước từ bên trong hành tinh có thể thoát ra. Sau đó gặp phải nhiệt độ thấp dẫn tới đóng băng ở các cực. Từ những dữ liệu từ Messenger. Người ta ước tính rằng trên sao Thủy có thể có từ 100 tỷ đến 1000 tỷ tấn băng nước ở cả hai cực. Nó có thể sâu tới 20m ở nhiều nơi. Tuy nhiên một nghiên cứu khác từ đại học Brown cho rằng số lượng băng nước còn lớn hơn. Khi họ chỉ ra rằng có thể có thêm 3 miệng núi lửa lớn có thể chứa băng khác cũng ở vùng cực.
1 Ngày trên sao Thủy bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?
Như chúng ta đã biết, sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời. Khối lượng của sao Thủy là 3,3022×1023kg. Cũng có thể nói, khối lượng của sao Thủy khoảng 5.5% khối lượng Trái Đất. Hành tinh này chỉ tương đương với Hoa Kỳ. Kích thước của sao Thủy cũng nhỏ với đường kính 4879km. Chúng nhỏ đến nỗi chúng ta có thể đặt 21253933 sao Thủy vào bên trong Mặt trời. Do đó mà quỹ đạo của hành tinh này cũng rất nhỏ. Chúng mất thời gian 88 ngày Trái Đất để quay quanh một vòng Mặt trời. Có nghĩa là một năm trên sao Thủy chỉ có 88 ngày Trái Đất.
Sao Thủy quay chậm trên trục của nó. Cứ 59 ngày Trái Đất thì Thủy tinh sẽ hoàn thành một vòng quang quanh trục. Có nghĩa là 1 ngày trên sao Thủy sẽ bằng 59 ngày trên Trái Đất. Nếu như bạn bay vào sao Thủy thì chỉ 6 ngày trên đó là hết năm dưới Trái Đất rồi đấy. Để đi hết một vòng Mặt Trời thì sao Thủy mất 2 năm sao Thủy, tương đương 176 ngày Trái Đất.
Vì sao Thủy rất gần Trái Đất. Chúng chỉ bị ngăn cách bởi sao Kim cho nên đây sẽ là mục tiêu cho rất nhiều các nghiên cứu, khám phá trong tương lai. Kế hoạch vào năm 2025, con tàu vũ trụ thứ 3 có tên BepiColombo sẽ đến sao Thủy. Trước đó, vào năm 1974 – 1975, tàu vũ trụ Mariner 10 của NASA là tàu vũ trụ đầu tiên khám phá sao Thủy. Con tàu thứ hai chính là Messenger vẫn của NASA vào năm 2008. Và đây cũng là con tàu đầu tiên quay quanh sao Thủy.
Trên đây là những thông tin khái lược về sao Thủy. Đến đây chúng ta đã biết sao Thủy không có nước dạng lỏng như chúng tồn tại nước ở dạng băng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với quý vị trong cuộc sống thực tiễn.
Để lại bình luận
5