Chắc hẳn không ít các ông bố hay bà mẹ bỉm sữa lo lắng cho các bé nhà mình chuẩn bị bước về thời gian ăn dặm với vô vàn những câu hỏi trong đầu như: khi nào bắt đầu ăn dặm? Bắt đầu như thế nào? Cháo hay bột? Giai đoạn nào bé ăn được những loại thực phẩm nào? Tỷ lệ trong các món như thế nào? Ăn bao nhiêu là đủ với bé?

Ăn Dặm Là Gì? Các Phương Pháp Ăn Dặm Phổ Biến Hiện Nay

Dường như hành trình ăn dặm cho bé chưa dừng lại ở đấy bởi không ít các bà mẹ hiện đại còn ám ảnh bởi những hình ảnh với những bữa ăn đầy nước mắt, những em bé rong ruổi trên xe đẩy, những em bé dán mắt vào tivi hoặc điện thoại hay những bé phun phì phì, nước mắt, miệng la hét đúng không ạ?

Bài chia sẻ hôm nay của Sức khỏe vàng giúp bố mẹ cùng các con có những bữa ăn vui vẻ vui tươi, hạnh phúc, giúp hành trình ăn dặm của con cùng cả gia đình được thoải mái, vui vẻ, khám phá cùng nhau.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với thức ăn thô, là bước chuyển từ giai đoạn bú mẹ, uống sữa ngoài sang giai đoạn nhai và nuốt thức ăn.

Các bố mẹ cần lưu ý điểm quan trọng của hành trình này đấy là bố mẹ cần theo dõi quá trình ăn và chọn phương pháp nào giúp trẻ có hứng thú với ăn uống, giúp các con có thể  ăn uống tự lập.

Tại sao phải ăn dặm?

Khi các bé đã được 6 tháng tuổi thì dinh dưỡng trong sữa không còn đủ để cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì nhu cầu dinh dưỡng của bé luôn luôn được thay đổi theo chu kỳ phát triển ở mỗi giai đoạn khác nhau. Các mẹ lưu ý nhé từ lúc sinh ra thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của bé. Nhưng sau 6 tháng tháng thì các bé sẽ tiêu tốn năng lượng cho các hoạt động trườn, bò,.. lúc này sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của trẻ. Chính vì vậy lúc này cần bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng bằng các bữa ăn dặm để đảm bảo cho con được phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó ăn dặm còn giúp các bạn nhỏ hoàn thiện việc điều phối lưỡi các kỹ năng miệng giúp giúp các bé phát triển ngôn ngữ sau này. Nhưng các mẹ cần chú ý thức ăn trong giai đoạn ăn dặm chỉ có chức năng bổ sung chứ không có chức năng thay thế sữa mẹ nhé!

Độ tuổi nào thích hợp dành cho bé ăn dặm?

Khi nào bé nên ăn dặm là câu hỏi cũng như thắc mắc của đa phần các bố mẹ khi các bé hơn 3 tháng tuổi, đặc biệt là với những bạn mới lần đầu làm mẹ. Vậy giai đoạn nào được coi là giai đoạn hợp lý nhất để bé bắt đầu ăn dặm?

Ăn Dặm Là Gì? Các Phương Pháp Ăn Dặm Phổ Biến Hiện Nay

Thời điểm cho trẻ ăn dặm theo chuẩn WHO (Tổ chức y tế thế giới) là 6 tháng tuổi: nặng 7.3 kg, cao 65,7 cm. Lúc này bé mới đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, hệ tiêu hóa cũng đã trưởng thành, giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Có nên cho bé ăn dặm sớm?

Hiện nay không ít các gia đình bị áp lực bởi cân nặng của bé mà tập cho bé ăn dặm sớm ngay giai đoạn 4 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Sau đây là những lý do mà được rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra không nên cho bé ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) mà bố mẹ cần biết nhé!

  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, chưa có men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít, ăn sớm bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Bé bỏ bú: Cho bé ăn dặm sớm bé sẽ xuất hiện cảm giác no, chán ăn, bỏ bú sữa mẹ. Trong đó dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi được cung cấp chính bởi sữa mẹ (hoặc sữa công thức)
  • Có nguy cơ bị nghẹn thức ăn: Bé dưới 6 tháng tuổi, hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa thuần thục và phối hợp nhịp nhàng, những thức ăn đặc dễ dẫn đến nguy cơ bị nghẹn, ngạt đường thở của bé nếu không biết cách sơ cứu kịp thời
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khi trưởng thành
  • Tăng tỷ lệ mắc dị ứng

Năm 2020 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo Nếu có thể, tất cả các em bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm các thực phẩm dinh dưỡng và an toàn, song song với việc duy trì sữa mẹ đến 2 tuổi và lâu hơn.

Nên chăng cho trẻ ăn dặm muộn?

Trái với những bà mẹ cho con ăn dặm sớm, một số mẹ lại cho ăn dặm muộn, tức là ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Trẻ ăn dặm muộn dễ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến trẻ bị sợ ăn, gây biếng ăn chán ăn ở trẻ. Những nguy cơ khi trẻ ăn dặm muộn:

  • Dễ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ khó tiếp nhận và xử lý thức ăn thô
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi nào trẻ sẵn sàng với việc ăn dặm

Bố mẹ cần lưu ý nhé, mỗi em bé khác nhau thì sẽ có nhịp sinh học, phát triển khác nhau nên thời điểm thích hợp để bắt đầu việc ăn dặm cũng khác nhau. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Bé biết giữ thẳng đầu hoặc có thể ngồi (vững hoặc cần có một chút sự trợ giúp)
  • Lưỡi, miệng bắt đầu có các phản xạ đón nhận thức ăn
  • Bé có thể kết hợp được mắt, tay, miệng để cảm nhận đồ vật (phản xạ với lấy đồ vật, cầm nắm, đưa lên miệng)
  • Bé đủ 6 tháng tuổi

Các dấu hiệu sẵn sàng giả mà bố mẹ lưu ý tránh cho bé ăn dặm sớm sau:

Ăn Dặm Là Gì? Các Phương Pháp Ăn Dặm Phổ Biến Hiện Nay

  • Tỉnh giấc đêm
  • Chậm tăng cân
  • Bé chăm chú nhìn mọi người ăn và tóp tép miệng

Vài nguyên tắc ăn dặm bố mẹ cần chú ý

  • Ăn dặm đúng độ tuổi
  • Ăn từ loãng đến đặc
  • Ăn từ ít đến nhiều
  • Ăn từ ngọt đến mặn
  • Ăn đa dạng nhiều món khác nhau
  • Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
7, Theo Reviview 365 tổng hợp