Tào Tháo là ai?

Tào Tháo (tiếng Trung: 曹操; (155– 15 tháng 3 năm 220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), tiểu tự A Man (阿瞞) là nhà chính trị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế (太祖武皇帝). (Theo Wiki)

Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo

Nhắc đến Tào Tháo chắc hẳn nhiều người chỉ nghĩ đến tài trí mưu lược của ông trong lĩnh vực chính trị, quân sự. Ít ai biết được rằng, người bận việc nước như ông lại là một người cha mẫu mực, luôn chú trọng tới việc giáo dục con cái với những phương châm, chính sách giáo dục hết sức thiết thực và hiệu quả.

1. Lấy mình làm gương cho con cái noi theo

Tào Tháo dù trong lúc hành quân đánh trận, tay cũng không rời sách. Ông hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa, kiến thức. Do vậy ông rất coi trọng việc đọc sách trong việc giáo dục con cái. Tự bản thân Tào Tháo rất coi trọng việc đọc sách cũng như thực hành, từ đó hình thành bầu không khí giáo dục tốt trong gia đình.

Tào Phi 5 tuổi được Tào Tháo đích thân dạy bắn cung, 8 tuổi thành thạo cưỡi ngựa, bắn cung. Tào Thực 10 tuổi đã đọc hết  “Kinh Thi”, “Luận Ngữ”. Để nâng cao kinh nghiệm thực chiến, Tào Tháo còn từng dẫn theo Tào Thực tham gia chiến trận.

Tào Tháo ban hành “Chư Nhi Lệnh” nhằm khích lệ con cái phấn đấu học hành. Tào Tháo nói: “Con cái thuở nhỏ ai ai ta cũng đều yêu quý cả. Nhưng sau khi trưởng thành, ta sẽ ‘liệu tài mà dụng’. Ta không bao giờ thiên vị kẻ dưới, đối với con cái cũng quyết không ngoại lệ. Ta chỉ xem trọng tài năng, chỉ có người tài giỏi, đủ năng lực thực sự mới xứng là người nối nghiệp của ta”.

Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo
Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo

2. Cẩn trọng trong việc lựa chọn thầy giáo

Người thầy phải là những người đức hạnh, có phẩm cách đạo đức tốt, am hiểu luật lệ giống như là Tử Ngang. Tử Ngang ban đầu phụ tá Tào Thực. Nhưng Tào Thực tài cao kiêu ngạo, tự do buông thả, uống rượu không biết tiết chế. Không thân thiết với Tử Ngang.

Sau khi Tào Phi lên ngôi Thái Tử, Tử Ngang được Tào Tháo phái làm thầy giáo của Tào Phi. Sau này, Tào Tháo còn đặc phái Bỉnh Nguyên và Trương Phạm người mà ông rất tôn kính phò tá Tào Phi.

3. Dạy dỗ theo tài năng, chú trọng sở thích, sở trường của con cái

Tào Thực từ nhỏ yêu thích thơ ca. Có nhiều kiến giải độc đáo trong việc trị quốc. Tào Tháo ra sức bồi dưỡng những điểm mạnh đó của Tào Thực, phát huy sở trường của con cái.

5 đứa con khiến Tào Tháo hài lòng nhất

Theo sử sách ghi lại, Tào Tháo có đến 25 người con trai, trong số đó có chỉ 5 người khiến Tào Tháo hài lòng nhất.

1. Tào Phi

Khi Tào Phi còn rất nhỏ, Tào Tháo đã đặt ra những yêu cầu rất nghiêm ngặt với người con này của mình.

6 tuổi Tào Phi đã biết bắn cung, 8 tuổi biết cưỡi ngựa, 10 tuổi đã cùng cha ra chiến trường. Tuy nhiên trong lòng Tào Phi lại luôn có sự đố kỵ và dã tâm rất lớn, chính điều này khiến Tào Tháo có chút lo lắng.

Tào Tháo có quá nhiều con, dù Tào Phi xuất sắc nhưng lại không phải ưu tú nhất. Khi lập vị thái tử, Tào Tháo đã có chút do dự, điều này tạo cho người ngoài cảm giác ông không thích con trai trưởng của mình. Kết quả, Tào Phi vẫn được chọn làm người kế thừa, thậm chí còn là người đầu tiên của nhà họ Tào xưng đế.

2. Tào Thực

Dù không được nhắc đến nhiều, nhưng Tào Thực được ca ngợi cùng với cha Tào Tháo và người anh Tào Phi hợp xưng Tam Tào.

Tào Thực võ không bằng Tào Phi hay Tào Chương, trí không bằng Tào Sung, nhưng văn chương thi phú khó ai sánh bằng.

Ông gắn liền với giai thoại Thất bộ thi (bảy bước thành thơ) và một số tác phẩm cá nhân như Lạc Thần phú, Tặng Bạch Mã vương Bưu, Khuê tình,…

3. Tào Chương

Tào Chương là em của Tào Phi, anh của Tào Thực. So với hai người con đầu, Tào Tháo yêu quý Tào Chương hơn. Tào Tháo dành cho Tào Chương sự yêu quý thuần khiết, không hề bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lập vị kế thừa.

Tào Chương từ nhỏ có sức khỏe hơn người, chuyên học võ nghệ, không ngại khó khăn nguy hiểm, nhưng tuyệt đối không thích đọc sách. Một lần Tào Tháo hỏi chí hướng của mỗi người con trai, Tào Chương nói lớn: “Nguyện làm tướng quân”.

Tào Chương không có ý tranh quyền đoạt vị, lại dũng mãnh gan dạ, khiến Tào Tháo rất yêu quý và tin tưởng. Ông lại có một bộ râu vàng, nên Tào Tháo thường gọi Tào Chương là “thằng con râu vàng”.

Tào Chương sau được phong làm Bắc trung lang tướng, Hành kiêu kỵ tướng quân, từng được giao trọng tránh cầm quân lên Đại quận đánh Ô Hoàn, đủ để thấy sự yêu quý và tin tưởng mà Tào Tháo dành cho con trai thứ 2 của mình.

4. Tào Xung

Tào Xung được nhận định là người con mà Tào Tháo yêu thích nhất. Cậu là con của Tào Tháo và tiểu thiếp thứ 4 Hoàn phu nhân. Ngay từ nhỏ, Tào Xung đã thể hiện là một người đặc biệt tài năng với trí thông minh xuất chúng. Không chỉ vậy, Tào Xung còn có một trái tim nhân ái, khiến Tào Tháo đặc biệt yêu quý, thậm chí từng nghĩ đến việc “phế trưởng lập thứ”, truyền ngôi cho Tào Xung.

Chỉ tiếc đến năm 13 tuổi, Tào Xung lâm bệnh qua đời, Tào Tháo đau khổ vô cùng.

5. Tào Ngang

Trước Tào Phi, Tào Ngang mới là nam trưởng của Tào Tháo và cũng là người mà Tào Tháo hài lòng nhất. Mặc dù do tiểu thiếp Lưu Thị sinh ra, nhưng bà không may mất sớm, nên Tào Ngang được vợ cả là Đinh phu nhân nuôi dưỡng và được Tào Tháo đích thân bồi dưỡng để làm người kế thừa. Tào Ngang năm 20 tuổi đã luôn sát cánh chiến đấu bên cạnh cha mình.

Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo
Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo

Những câu nói hay của Tào Tháo vang danh thiên cổ

Nhắc đến Tào Tháo, ngoài việc ông là một người tài giỏi trong lĩnh vực chính trị, quân sự thì ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Ngoài ra, với tài năng và mưu lược hơn người của mình, Tào Tháo đã để lại cho đời những câu nói vô cùng có giá trị, không chỉ là “kim chỉ nam” giúp ông đạt được những thành công lớn trong cuộc đời mình mà những câu nói ấy còn được lưu truyền và để lại rất nhiều bài học cho hậu thế sau này. Dưới đây là 11 câu nói hay nhất của Tào Tháo đã được chọn lọc:

1 “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”

Đây dường như chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo. Chính sự đa nghi khiến ông không thể tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Với Tào Tháo, bất kỳ ai bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, 'trở mặt' với mình, nên ông càng sống ngờ vực và nắm thế chủ động trong mọi việc. Câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa gạt, phản bội.

2 “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”

Câu nói này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những gì mình đã làm được.

3 “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”

Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết 'ruột gan' của mình cho người khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là người biết giấu đi những điều cần giấu.

4 “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia”

Câu khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.

5 “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”

Hãy học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn.

6 “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”

Nổi tiếng là một nhà chính trị - quân sự rất giỏi trong việc dùng người, đây chính là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết quả thắng hay bại.

7 “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công”

Đối với Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.

Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo
Ba cách dạy dỗ con cái trở thành bậc kì tài, xuất chúng của Tào Tháo

8 “Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú”

Câu nói này hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.

9 “Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”

Đối với Tào Tháo, nhận sai chính là nhu nhược, vì thế không được nhận mình sai về những điều mình đã làm. Nhưng bên cạnh đó, bản thân phải luôn biết điều gì khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và sửa sai để không đi vào vết xe đổ lần nữa.

10 “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”

Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.

11 “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh”

Nếu không có cảm giác tức giận, thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa. Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong khi hành sự.

Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm, như ông từng nói: “Người đời đều nói ta là gian hùng nhưng không làm được gì một kẻ gian hùng như ta. Các ngươi tự khoe mình là quân tử nhưng đều thua trong tay một kẻ gian hùng như ta. Nếu cái giá của việc làm quân tử là bị lăng nhục, bị giẫm đạp, bị tiêu diệt, thậm chí là bị giết thì ta làm một kẻ gian hùng có thể thực hiện được hoài bão của mình. Từ trước tới nay, gian xảo như trung hiền, trá ngụy tựa chân thật, trung nghĩa và gian ác đều không thể nhìn thấy được dựa trên biểu hiện bên ngoài. Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta, bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta”.

Tào Tháo không những là một vị tướng tài giỏi mà còn là người cha mẫu mực. Tấm gương cũng như phương châm giáo dục con cái của ông cũng là một trong những bài học quý đáng để nhiều người noi theo.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp