Cổ xưa có câu: “Muốn thành công, trước hết phải thành nhân”, “Làm việc để thành công và đừng quên làm người để thành nhân” hai tấm gương để chúng ta lĩnh hội trọn vẹn cả đạo đức và tài năng lớn từ thời xưa chính là cái đức làm người của Khổng Tử và cái tài “văn võ song toàn” của Tào Tháo.

Triết lý của Khổng Tử xoay quanh việc làm thế nào để đạt được cảnh giới của bậc quân tử và thánh nhân, cũng với những tiêu chuẩn cần đạt tới của: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín…

Tào Tháo thì lại là ngôi sao sáng trên vũ đài lịch sử Trung Hoa, mưu tài trí giỏi, văn võ song toàn, một tay chống giữ kỷ cương triều chính, bình định phản loạn, gây dựng nền thái bình thịnh trị, đặt định sự thống nhất giang sơn. Cả hai người đều là biểu tượng cho hậu thế muôn đời soi mình đối chiếu.

Muốn tài đức vẹn toàn - Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo
Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo

Thứ nhất, làm việc học Tào Tháo

1. Có thể uốn lưng cong gối, không đắc chí nhất thời

  • Chỉ xưng Vương chứ quyết không xưng Đế, không quan tâm đến danh tiếng nhất thời.
  • Biết co biết duỗi, giỏi thích nghi với mọi thời cuộc.
  • Làm chủ tình hình, tiến lùi hợp lý và thỏa hiệp có chừng mực.
  • Hiểu rõ “cách cúi đầu” cũng là một loại trí tuệ.

2. Táo bạo liều lĩnh nhưng cũng cẩn thận tỉ mỉ, dám nghĩ dám làm mới thành nên nghiệp lớn

  • Không hành động rập khuôn sẵn có mà tự xây dựng điểm đột phá riêng.
  • Giỏi bộc lộ bản thân chính là cách biểu hiện năng lực cạnh tranh.
  • Hành động tích cực ứng với suy nghĩ của mình.
  • Sống có đam mê và lý tưởng mãnh liệt.

3. Rèn luyện sức mạnh bên trong đầy đủ mới có thể bộc phát năng lực mạnh mẽ bên ngoài

  • Luôn có đủ tự tin và khí thế trước vạn sự trong thiên hạ.
  • Tự hoàn thành con đường của bản thân.
  • Tự giữ kỷ luật nghiêm túc, lấy bản thân làm gương sáng cho người khác.
  • Gặp nguy hiểm cũng không rối loạn, xử lý biến cố cũng không bàng hoàng.
Muốn tài đức vẹn toàn - Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo
Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo

4. Giỏi mượn tay người khác làm việc của mình

  • Dựa vào sự ủng hộ, trợ giúp của cả đội nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác của tất cả thành viên.
  • Coi trọng năng lực, biết quản lý người tài bất kể xuất thân.
  • Kết giao rộng lớn, tận dụng mọi mối quan hệ khắp nơi.
  • Đối xử tốt đẹp, tử tế hết mực để thu hút lòng trung thành của người khác.

5. Nhìn xa trông rộng nhưng không bỏ quên tiểu tiết

  • Chuyện lớn thì quyết đoán, chuyện nhỏ thì tinh tế.
  • Nhìn xa trông rộng, biết chọn người kế vị.
  • Hiểu rõ đạo lý: Muốn nhận được cái gì, trước hết phải cho đi.
  • Để đạt được mục đích có thể bất chấp thủ đoạn và mưu kế.

6. Lãnh đạo là một môn học vấn “khó xơi”

  • Không được phép mềm lòng trước bất kỳ yếu tố nào gây bất lợi đến sự phát triển của tổ chức.
  • Thưởng – phạt phải được xác định rõ ràng.
  • Phong cách quản lý linh hoạt và đa dạng.
  • Luôn giữ lòng đa nghi, nghi người nhưng vẫn dùng.

7. Tính trước kỹ càng, không bao giờ đầu hàng thất bại

  • Muốn chơi với sói, trước tiên phải biến mình thành sói.
  • Làm việc có đầu có cuối, không để lại hậu hoạn về sau.
  • Dám từ chối, dám nói “Không”.
  • Gặp khó khăn vẫn thản nhiên đối mặt, không bao giờ bỏ cuộc.
Muốn tài đức vẹn toàn - Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo
Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo

Thứ hai, làm người học Khổng Tử

1. Phép tắc làm người của Thánh nhân

  • Thành tín: Lời nói phải có chữ tín
  • Hiếu thảo: Trăm việc thiện, việc Hiếu quan trọng nhất
  • Hối lỗi: Biết sai phải sửa
  • Chí hướng: Người sống nhất định phải có chí, không chí chỉ là kẻ thất phu
  • Bạn bè: Gìn giữ các mối quan hệ vừa đủ
  • Khoan dung: Đây là một cảnh giới của tâm hồn

2. Đạo đối nhân xử thế của Thánh nhân

  • Lắng nghe lời nói nhưng cũng quan sát cả hành động
  • Linh hoạt trong hành xử, không độc tài và kiêu ngạo
  • Chí hướng khác biệt, không dành cho nhau
  • Với người nghèo hay giàu đều giữ lòng bình thản, đối xử ngang hàng
  • Giữ thái độ trung dung, tức là giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập

3. Lời nói và hành động của Thánh nhân

  • Lời đồn chỉ dừng lại ở người khôn ngoan
  • Đã nói là làm chứ không nói suông
  • Dục tốc bất đạt, đừng vì tham món lợi nhỏ mà đánh mất giá trị lớn
  • Giữ lòng trung thành trong mọi hoàn cảnh
  • Soi xét mình trước khi soi xét người khác
Muốn tài đức vẹn toàn - Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo
Làm người học Khổng Tử, làm việc học Tào Tháo

4. Làm người vui vẻ, cuộc sống hạnh phúc

  • Giữ tâm tính hiền hòa như nước, vững vàng như núi
  • Biết tìm ngon ngọt trong đắng cay
  • Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi bản thân
  • Hạnh phúc nằm trong sự lựa chọn của chính mình
  • Không biết lo xa ắt sẽ phải nghĩ gần

5. Tu thân dưỡng tính mới là gốc rễ để làm người

  • Gặp chuyện không hay thì đừng xen vào để giữ ấn tượng tốt
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
  • Trải qua khó khăn mới biết quý tháng ngày an lành
  • Hãy là một chuyên gia trong lĩnh vực của riêng mình

6. Có cả đức lẫn tài mới giành được lòng người khác

  • Học cách biết ơn trước người khác.
  • Thắng nhỏ bằng trí tuệ nhưng thắng lớn phải dựa vào phẩm đức.
  • Quân tử giúp người khác là tốt, thấy mà mặc kệ không giúp chính là ác.
  • Càng học tập rèn luyện thì càng có cơ hội thành công.
  • Sống đến già thì càng phải học tới già.
  • Nói ít làm nhiều, sống đời khiêm tốn.
  • Đã làm phải biết kiên trì mới có ngày nhận được thành quả.
3, Theo Reviview 365 tổng hợp