- Khám phá tại sao đất có màu nâu mà không phải xanh, đỏ, tím, vàng
- 10 đồng tiền may mắn nổi tiếng thế giới, bỏ vào ví giúp chủ nhân tăng tài lộc
- Bộ tộc kỳ lạ, phụ nữ phải xăm kín mặt để không bị bắt cóc, ép cưới
Số 13
Hầu hết các quốc gia đều kiêng kỵ con số này, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở Châu Á, Philippines là quốc gia gần như cấm kỵ sử dụng con số này.
Họ còn hạn chế ra khỏi nhà vào thứ 6 ngày 13. Nguyên nhân vì sao con số 13 được coi là con số đen đủi hiện vẫn chưa có lý giải nào cụ thể.
Theo truyền thuyết Na Uy, có 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, đó chính là thần tinh quái Loki.
Tại đó, Loki đã bày cho Hoder (thần bóng tối) bắn thần Balder xinh đẹp (vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc) bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi.
Balder chết và cả Trái đất chìm trong bóng tối, tang tóc. Từ đó, nhiều người coi con số 13 là điềm gở.
Trong kinh thánh, Judas (phản đồ của Jesus) cũng là vị khách thứ 13 - vị khách không mời mà đến bữa tiệc cuối cùng.
Các phù thủy ở thành Rome cổ cũng thường tập hợp thành nhóm 12 người. Họ coi người thứ 13 là đại diện cho linh hồn của quỷ.
Theo một nhà khoa học từ Đại học Delaware ở Newark, Mỹ, con số 13 xấu vì nằm sau số 12 - con số được coi là hoàn hảo.
Từ xưa, các nhà số học đều lấy con số 12 là con số hoàn chỉnh: 1 năm có 12 tháng, có 12 cung hoàng đạo, vị thần Hercules lập 12 chiến công, Chúa Jesus có 12 tông đồ. 13 bỗng nhiên trở thành con số không may mắn bởi nó nằm ngoài lề sự hoàn hảo.
Trong khi đó, người Ý lại coi con số 13 là may mắn.
Số 4
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đặc biệt kiêng kỵ con số 4, bởi phát âm của số 4 gần giống với chữ "tử" nghĩa là chết.
Ngoài ra, số 4 ứng với thứ tự cuối cùng trong vòng tròn cuộc sống "Sinh - Lão - Bệnh - Tử" nên con số này bị coi là con số chết chóc.
Ở Nhật Bản, ngay từ thời Heian, người ta đã kiêng con số 4. Theo tài liệu “Tiểu hữu kí” ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kỵ con số này: nếu như có 4 người thì sẽ làm tròn thành 5.
Hiện ở Nhật, trong các khách sạn hay chung cư gần như không còn tồn tại số phòng hay tầng mang con số này nữa.
Ví dụ ngay sau phòng 203 sẽ là phòng 205, hoặc sau tầng 3 sẽ là 5. Ở bệnh viện, việc kiêng kỵ này gần như tuyệt đối vì con số 4 làm người ta liên tưởng đến cái chết.
Tuy nhiên, ở Hà Lan, con số 4 lại được coi là con số may mắn bởi phát âm của nó gần giống với từ "vui mừng" trong ngôn ngữ của họ.
Số 7
Ở nước ta, số 7 bị coi là con số không may mắn. Các cụ ngày xưa đã có câu "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3", cũng như "Tháng 7 là tháng cô hồn" nhằm ám chỉ những điều xui xẻo, không may dễ xảy ra vào ngày, tháng 7.
Theo dân gian xưa, tháng 7 âm lịch là tháng của ma quỷ. Quỷ môn quan thường mở ra vào ngày 2/7 để ma quỷ trở lại trần gian và phải trở về ngày 14/7 trước khi cửa âm phủ đóng.
Tại Trung Quốc, số 7 cũng bị xem là con số mang lại điềm gở. Người Trung Quốc kiêng kỵ "mồng 7 không đi, mồng 8 không về" nghĩa là nên tránh xuất hành vào ngày 7 và trở về vào ngày 8.
Có quan niệm còn cho rằng số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi, tức giận và cái chết. Vậy nên, con số 7 là con số xui xẻo.
Nhưng với người Nhật, con số 7 lại được xem là con số quan trọng, mang lại may mắn. Trong văn hóa Nhật Bản có 7 vị thần may mắn.
Số 9
Cũng giống như con số 4, số 9 bị xem là con số không may mắn ở Nhật, bởi phát âm của số 9 gần giống với từ "chịu đựng" trong tiếng Nhật.
Hầu hết các khách sạn tại xứ sở hoa anh đào cũng không có số phòng 9,4 hay 49.
Tuy nhiên, con số 9 lại được xem là may mắn tại Mỹ. Người dân Mỹ rất yêu thích con số này và xem chúng là con số vẹn toàn.
Số 17
Ở Ý, con số 17 là con số xui xẻo. Nếu như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sợ Thứ 6 ngày 13 thì nước Ý lại sợ Thứ 6 ngày 17.
Lý giải cho nỗi ám ảnh về con số 17, người ta cho rằng theo hệ số La Mã, con số 17 được viết thành XVII, và có thể tạo thành VIXI - có nghĩa là "I lived" (Tôi đã sống hoặc Tôi chết rồi/ Cuộc sống của tôi đã kết thúc) trong chữ Latinh.
Vậy nên con số 17 bị xem là con số chết chóc đối với người Ý.
Một số khách sạn ở Ý không có phòng số 17 và vài máy bay Alitalia của hãng hàng không Alitalia CityLiner không có hàng ghế số 17.
Mặc dù quan niệm về những con số "đen" này vẫn chưa được lý giải dưới góc độ khoa học rõ ràng, nhưng nhiều người vẫn kiêng kỵ chúng như một cách để bảo vệ bản thân khỏi những điều rủi ro.
Đặc biệt, khi trên thế giới có nhiều thảm kịch ngẫu nhiên xảy ra trúng vào những con số này khiến bí ẩn về số không may mắn càng trở nên khó hiểu:
Tàu con thoi Apollo 13 của trung tâm vũ trụ NASA cất cánh vào lúc 13 giờ 13 phút đi vào không gian để thực hiện sứ mệnh thứ 7 đã phát nổ vào ngày 13/4/1970.
Thứ 6 ngày 13, một chiếc máy bay bị rơi tại Andes. Nhiều người dân kể lại rằng, họ phải ăn thịt người chết để duy trì sự sống. Sau 2 tháng, những người may mắn sống xót đã được giải cứu
Vào ngày 13.3.1992 ở Thổ Nhĩ Kì đã xảy ra một trận động đất lớn đã lấy đi sinh mạng của hơn 2000 người và có khoảng 50.000 người đã mất nhà cửa.
Theo một báo cáo của Tạp chí Y khoa Anh nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý đến thời điểm tử vong tại Hoa Kì trong vòng 25 năm cho thấy, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ tử vong vì trụy tim vào ngày mùng 4 hằng tháng cao hơn 13% so với ngày thường.
Riêng tại bang California, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ này lên đến 27 %.
Con số 7 trùng hợp với nhiều tai nạn hàng không: máy bay mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines đột ngột mất tích trở thành điểm nóng trên toàn thế giới; máy bay trực thăng mã số Mi-171 của Không quân Việt Nam bị tai nạn ngày 7/7/2014 khiến 20 quân nhân thiệt mạng và 1 người bị thương; máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bay chuyến đầu tiên ngày 17/7/1997 và bị rơi đúng 17 năm sau đó.
Thời điểm bị bắn rơi là 17 giờ 17 phút giờ Ukraine bằng tên lửa 9K37 Buk do Nga sản xuất.
Đồng thời, 2014 theo cách tính của thuật số phương Tây là năm 7 (2 + 0 + 1 + 4 = 7); 7 ngày sau đó chiếc máy bay mang số hiệu AH5017 của hãng Algeria lại bị rơi ở Mali.
Để lại bình luận
5