4 thời điểm bạn không nên làm phiền trẻ

Để đứa trẻ có sự tập trung trong suy nghĩ, trưởng thành tự lập và có chính kiến, người lớn hãy biết cách tôn trọng suy nghĩ và hành động của trẻ. Có những thời điểm bạn không nên làm phiền chúng. Hãy theo dõi bài viết này xem đó là những thời điểm nào và vì sao nhé!

Khi còn nhỏ đứa trẻ chưa biết như nào là đúng như nào là sai. Chúng có thể dành sự tập trung của mình vào những việc KHÔNG ĐÚNG. Nhưng cái KHÔNG ĐÚNG đó là trong suy nghĩ của người lớn. Còn cái đúng của trẻ em là chúng đang TẬP TRUNG. Nếu vì việc chúng làm không đúng, mà người lớn phá vỡ SỰ TẬP TRUNG của trẻ. Thì sau này bạn sẽ rất khó để rèn lại cho trẻ sự tập trung.

Vậy nên, đừng bao giờ nóng vội trong rèn luyện cho trẻ. Sau đây những giây phút vô tư, hồn nhiên và đầy sự tập trung của trẻ. Bạn chớ làm phiền nhé.

Tự giải trí khi bé mới chào đời

Khi một đứa trẻ còn là một em trẻ, đôi khi nó sẽ đưa bàn tay bé nhỏ của mình ra trước mắt như thích thú, nghịch ngợm, lắc lư và vui vẻ. Cha mẹ lúc này đừng nghĩ bé nhàm chán, bé có thể tự đưa tay chơi đùa vui vẻ nên đừng quấy rầy bé bằng đồ chơi và ngôn ngữ, lúc này bé tha hồ tìm kiếm niềm vui và khám phá niềm vui bản thân và trẻ sẽ độc lập trong tương lai. Do vậy, khi bé vui vẻ một mình và không có cảm xúc gì xấu, mẹ hãy thư giãn và cho bé một khoảng trời riêng.

Những đứa trẻ được tôn trọng trong cảm xúc, sẽ trưởng thành đầy chắc chắn và nội tâm.

Nếu muốn rèn sự tập trung cho trẻ,  có bốn thời điểm bạn đừng làm phiền chúng

Đừng làm phiền khi em bé đang ngủ

Chất lượng giấc ngủ tốt là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Việc thức dậy sau một giấc ngủ bình yên giúp trẻ phát triển trí tuệ sâu sắc, và khả năng bao quát thế giới xung quanh của bé tốt lên rất nhiều.

Tính tự chủ chính là một phần trong tính cách của những người kiên định, biết tự đưa quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hãy tôn trọng giấc ngủ của em bé, cũng như của bất kỳ ai. Bởi giấc ngủ chính là giây phút riêng tư của mỗi người.

Có hai cách mà các gia đình đang gọi em bé của họ dậy:

  • Cách 1: Gọi dậy nhẹ nhàng, để đứa trẻ thích nghi dần với sự tỉnh giấc, bé dần hiểu ra đã đến lúc cần phải dậy. Bé được quyền thư giãn vài phút trước khi ra khỏi giường.
  • Cách 2: Gọi dậy một cách vội vàng, ầm ĩ, yêu cầu trẻ dậy ngay. Có nhiều gia đình sẽ yêu cầu con của họ thức dậy là "ngồi bật dậy, ra ngay khỏi giường" 

Vốn dĩ hành động "thức dậy dần dần" của bé chỉ là do hệ thần kinh chưa thực sự thích nghi. Vậy theo bạn, đâu là cách gọi em bé thức giấc đúng cách?

Khi đứa trẻ đang "quan sát"

Các bậc cha mẹ đôi khi nhận thấy rằng trẻ có thể nhìn chằm chằm vào tổ kiến, một chiếc lá hoặc thậm chí một tảng đá trong một thời gian dài, hoặc chỉ nhìn chằm chằm trong sự sững sờ. Cha mẹ sẽ cảm thấy rằng đây là một việc vô ích, nhưng điều này thực sự là sai lầm. Trẻ tò mò về mọi thứ, bạn nghĩ rằng trẻ đang ngơ ngác, nhưng thực ra trẻ đang quan sát thế giới, trẻ cải thiện khả năng tập trung và trí tưởng tượng trong quá trình tưởng chừng như vô ích này. Đừng làm phiền con bạn, hãy bảo vệ sự tập trung của con bạn.

Khi trẻ tự làm những việc của mình.

Khi trẻ đang tập trung viết bài, chơi game và làm việc nhà, đừng làm phiền trẻ với những câu hỏi và việc làm như: hỏi trẻ có khát và đói không, sau đó yêu cầu trẻ giúp bạn lấy gì đó cho bạn, hoặc thậm chí đi qua giúp trẻ hoàn thành nó. Điều này không những sẽ phá hủy sự tập trung của trẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc độc lập của trẻ. Nếu cha mẹ lo lắng về những khó khăn của con mình, chỉ giúp đỡ nếu trẻ gặp khó khăn.

Nếu muốn rèn sự tập trung cho trẻ,  có bốn thời điểm bạn đừng làm phiền chúng

Nhiều gia đình khi trẻ chơi game, cha mẹ thường rất nóng vội giật máy điện thoại khỏi tay con, hoặc la mắng, buông ra nhiều lời lẽ tiêu cực. 

Thực tế, trẻ chưa hề biết chơi game là đúng hay sai. Trẻ chỉ đang sử dụng SỰ TẬP TRUNG của mình. Nếu bạn la mắng vô tổ chức, vô tình bạn có thể làm hỏng sự tập trung đó của trẻ. Hãy biết cách giải thích và khi nào thì nên nói với trẻ điều gì là đúng.

Ai cũng muốn con mình trưởng thành có một tương lai sáng lạn. Nhưng đôi khi vô tình, chúng ta lại không để trẻ có thể tự suy nghĩ, tự lập, tự khám phá thế giới của chúng. Những đứa trẻ luôn phải làm mọi thứ trong tầm mắt quan sát của cha mẹ, thì làm sao có thể tự xây dựng cuộc sống của riêng mình?