- Nhân duyên vợ chồng - vượt sinh tử tìm nhau, xin đừng phụ chân tình
- Chồng là đất νợ là hoa: Đất tốt lành ắt hoa sẽ rực rỡ tốt tươi
Chỉ khi hiểu rồi ta mới có thể điều chỉnh hành động của mình một cách đúng đắn hơn, tỉnh táo hơn.
1. Vợ chồng vốn là tiền duyên
Cho đến thời điểm hiện tại, ta đã trải qua bao nhiêu là kiếp? Trong tất cả các kiếp ấy, ai không dám chắc rằng ta chúng ta đã gặp bao nhiêu mối tình sâu nặng mà mãi mãi không bao giờ quên được? Và chính mối duyên ấy đúng thời điểm đã kết thành duyên ở thời hiện tại.
Khi nói vợ chồng vốn là tiền duyên thì tiền duyên ở đây được hiểu là duyên phận, nhân duyên của một người ở kiếp trước, vì mắc nợ ân tình với người khác nhưng chưa trả được, chưa giải quyết xong. Nay theo quá trình chuyển nghiệp được tái sinh làm người nên phải nhận quả báo từ kiếp trước.
Chúng ta thường nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào mà thôi.
Nam nữ thế gian nhiều vô số, nên duyên vợ chồng hiện tại thì chỉ có một tiền duyên mà thành. Thế mới nói: “Trăm năm tu được đi chung thuyền, ngàn năm tu được ngủ chung gối”, do đó ta cần biết trân quý.
Cuộc sống nếu hai người có va chạm, cãi vã thì cũng nên nghĩ nhiều hơn về mặt tốt của người kia, tha thứ cho họ những gì còn bất cập. Vốn dĩ chẳng có quy chuẩn nào cho một cuộc hôn nhân. Muốn bền vững và hạnh phúc đều phải xuất phát từ cả hai phía. Xem thêm: Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thân
Vợ chồng là tiền duyên con cái là nợ cũ nhắc nhở chúng ta về nhân sinh đời người cần trân trọng những gì đến với mình
1.1 Vợ chồng cùng nhau vượt khổ
Hai người hoàn toàn xa lạ đến với nhau, trở thành người một nhà là duyên phận đời trước, nhất định phải trân quý. Vợ chồng như đôi đũa, không cùng nhau thì chẳng thể nào gắp được thức ăn, vì thế họ cần đồng hành.
Nhất là những lúc đối đầu với những khó khăn, họ cần phải đồng lòng khi đã cùng chung vận mệnh. Sẽ luôn có những điều bất như ý xảy ra đòi hỏi cả hai phải cùng nhau gánh vác, họ hỗ trợ nhau chủ yếu là phương diện tình cảm hơn là tiền bạc, khi họ có người ở bên an ủi, xoa lành vết thương. Niềm đau vì thế cũng sẽ vơi đi một nửa.
Đàn ông nếu thiếu đàn bà họ thường thiếu đi mục tiêu sống, cuộc sống khó mà an yên được. Chữ “An” (安) là chữ có nội hàm. Trên là bộ "Miên"(宀 ) nghĩa là mái nhà, ngôi nhà, dưới là chữ "Nữ" (女) nghĩa là người phụ nữ.
Điều này có nghĩa là: “Trong nhà có một người phụ nữ, thì tâm của anh mới có thể yên ổn được”. Không phải ngẫu nhiên mà bố mẹ, ông bà luôn mong con trai sớm lấy vợ để có thể: “Yên bề gia thất”.
1.2 Vợ hiền chồng mới yên
Người xưa nói: “Vợ hiền chồng yên” nghĩa là chỉ khi ở nhà có người vợ cai quản gia đình thì người chồng sẽ bình yên, an tâm gánh vác trách nhiệm xã hội. Người vợ ấy đã lo toan mọi việc cho gia đình hòa thuận, êm ấm, người chồng cảm thấy an tâm, không có nỗi lo đằng sau thì sự nghiệp mới dễ dàng thành công.
Vợ hiền là phụ nữ có lòng lương thiện, nhận được sự tôn trọng của mọi người vì sự hy sinh của mình. Họ như một cuốn sách, vừa mang lại kiến thức hay, vừa làm mình trở nên phong phú hơn. Chỉ có bản tính thiện lương mới làm nên vẻ đẹp, mới là sự lôi cuốn đặc biệt từ bên trong của người phụ nữ.
Người xưa nói: “Vợ hiền chồng tự lành”. Nếu người chồng là cột trụ chống đỡ cả gia đình thì người vợ chính là phong thủy trong nhà, quyết định con đường tương lai của gia đình. Vì họ là người đảm bảo hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái thành tài, hiếu kính với mẹ cha,...
2. Con cái nguyên là nợ cũ
Nếu đã từng tìm hiểu vì sao chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình thì ta cũng đã biết con cái cũng là duyên nợ của bố mẹ. Nhưng để xem đó là "nợ tốt" hay "nợ xấu" tới mức nào vẫn phụ thuộc vào cách chúng ta nuôi dạy các con.
2.1 Áp đặt con cái là sai lầm của cha mẹ
Một số bậc phụ huynh tự cho mình quyền định đoạt cuộc sống của con: ép chúng chọn trường theo ý thích của bố mẹ, chọn công việc cho con, yêu người mà bố mẹ cho là tốt,... mà không cần hiểu cảm nhận của con mình.
Nhưng nói về phương diện tâm linh, tất cả sinh linh đều là những đơn vị bình đẳng chứ không phải bố mẹ là hơn con cái. Theo đó, cha mẹ không có sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái.
Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai ở cõi thế gian. Linh hồn ấy nhất thời bị yếu kém vì cơ thể còn non nớt nên trách niệm của chúng ta là nuôi dưỡng cho nó lớn lên. Những sự việc tốt lành chỉ xảy ra khi người làm cha mẹ không có lòng chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó.
2.2 Trao con sự tự lập là trao cơ hội tốt
Trái ngược với áp đặt là việc chiều chuộng con quá mức của các ông bố, bà mẹ hiện đại. Nếu chúng ta vẫn còn bưng bát cơm đến miệng con, nhét tiền vào tay con để nói rằng mình vất vả mới có số tiền này thì chúng cũng không vì thế mà cảm động.
Khi mà ta vẫn bao bọc con bằng cách này hay cách khác nhân danh tình yêu thì con trẻ sẽ dần dần mất đi sự tự tin, mất đi sự tôn nghiêm, mất đi năng lực sinh tồn. Chúng sẽ chẳng biết làm gì, không biết phản ứng đúng cách khi đối mặt với khó khăn.
Thậm chí khi con cái trưởng thành, có bậc cha mẹ còn sắp xếp, can thiệp vào công việc, tình yêu và hôn nhân của con, đó chỉ là ham muốn kiểm soát mê muội. Khi con trẻ chào đời đến bên cha mẹ, chúng thực sự nhỏ bé yếu ớt, thực sự cần giúp đỡ, nhưng tuyệt đối không được quá bao bọc.
Con cái không chỉ cần có được tình yêu và quan tâm, mà chúng còn cần có được hy vọng và mơ ước. Khi trao cho con sự tự lập cần thiết cũng là trao cho nó cơ hội được sống làm một người có ích. Vì như thế chúng mới có thể tự tin vào bản thân, để chúng trưởng thành trong niềm tự hào, có tự trọng.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5