Biến chứng của tiểu đường thai kỳ thường diến tiến từ quá trình bị tiểu đường thai kỳ từ những dấu hiệu tiểu đường thoáng qua đến nặng. Do đó, mẹ bầu và gia đình hãy chú ý trước khi phải tìm cách kiểm soát biến chứng tiểu đường.

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ

“Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Nếu không được kiểm soát tốt, tỷ lệ mắc biến chứng tiểu đường thai kỳ là rất cao.

1. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn mang thai, toàn bộ chất dinh dưỡng mà bé nhận được đến từ máu người mẹ. Do đó, khi máu của mẹ có bất thường, trẻ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sau:

Thai tăng trưởng quá mức

Khi nồng độ glucose huyết của thai phụ tăng cao, lượng đường dư thừa sẽ được vận chuyển vào thai nhi. Tình trạng này đã kích thích tuyến tụy của bé tiết insulin và làm thai tăng trưởng quá mức. Kích thước thai to gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu trong quá trình sinh nở do trẻ dễ bị kẹt vai và chấn thương khi sinh.

Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ: Trẻ có mẹ mắc tiểu đường có nguy cơ hạ đường huyết và diễn tiến thành thành tiểu đường type 2.

Suy hô hấp

Hội chứng nguy kịch hô hấp từng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ.

Hiện nay, nhờ vào các thiết bị hiện đại, bác sĩ có thể đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi. Do đó, tỷ lệ tử vong cũng giảm đi đáng kể.

Tăng hồng cầu: Đây là tình trạng tương đối phổ biến ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh.

Vàng da sơ sinh: Do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, hemoglobin sẽ bị phá hủy nhiều hơn và làm tăng nồng độ bilirubin huyết. Khi đó, trẻ có thể bị vàng da khi vừa sinh ra.

Các ảnh hưởng lâu dài khác: Một số vấn đề khác ở bé cũng cần được lưu ý như gia tăng tần suất béo phì hoặc rối loạn tâm thần vận động.

2. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ ở mẹ cũng khá nguy hiểm.

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp vốn được biết đến là “kẻ giết người thầm lặng”. Với mẹ bầu có đái tháo đường, tình trạng này có thể là khởi đầu của nhiều vấn đề như tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,…
  • Sinh non, sẩy thai và thai lưu.
  • Nhiễm khuẩn niệu.
  • Đa ối.

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ về lâu dài: Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có thể diễn tiến thành tiểu đường type 2 trong tương lai. Ngoài ra, một số biến chứng trên tim mạch, thận, mắt cũng cần được lưu ý.

Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần chú ý
Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần chú ý

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng và gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, thai phụ có thể khắc phục tình trạng này bằng liệu pháp thay đổi lối sống. 80 – 85% phụ nữ mang thai đã điều chỉnh đường huyết trở về bình thường khi tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

1. Chế độ dinh dưỡng

Một số nguyên tắc được các bác sĩ đưa ra như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn. Bạn nên ăn các bữa chính kèm theo 2-3 bữa phụ trong ngày.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn hoặc có nhiều chất béo.
  • Hạn chế các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Mẹ bầu có thể tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng để có được kế hoạch ăn uống phù hợp.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

2. Hoạt động thể chất

Không tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm sự đề kháng insulin ở mẹ, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Do vậy, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động. Một số bài tập phù hợp được khuyến khích là đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. Song để đảm bảo an toàn, mẹ nên theo dõi lượng đường máu trước và sau khi tập.

Nếu không có đủ thời gian để tập luyện, bạn có thể thay thế bằng các hoạt động thường ngày như làm việc nhà hoặc chơi với con.

Đái tháo đường thai kỳ là nỗi lo chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Do những biến chứng tiểu đường thai kỳ thường khá nghiêm trọng, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tầm soát bệnh từ sớm để có được kế hoạch điều trị phù hợp. Ngoài ra, việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp sẽ giúp thai phụ phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1, Theo Reviview 365 tổng hợp