- Phụ nữ mang thai có nên ăn rau bina không?
- Mang thai ngoài tử cung là gì? Mang thai ngoài tử cung thử có lên 2 vạch không?
- Khi mang thai quan hệ có nguy hiểm không? Cách quan hệ an toàn khi mang thai
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường rất dễ nhận biết nếu mẹ bầu và gia đình nắm bắt được những thông tin này. Do đó trong quá trình chăm sóc người mang thai, bạn hãy chú ý những dấu hiệu này nhé!
Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng rối loạn đường huyết trong giai đoạn mang thai. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh có xu hướng tăng dần và để lại nhiều tác hại nguy hiểm cho thai phụ. Dù vậy, nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết rõ về các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, và các biến chứng của tiểu đường thai kỳ, cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả nếu như mắc phải. Hãy cùng Reviews365 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ là gì?
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ ban đầu có thể rất nhẹ vì Đái tháo đường thai kỳ thường diễn ra một cách thầm lặng. Do không có những triệu chứng rõ ràng, thai phụ thường không biết mình đã mắc bệnh. Song nếu bệnh được phát hiện trễ, mẹ bầu có nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường thai kỳ cao hơn bình thường. Do đó, bác sĩ khuyên phụ nữ khi mang thai nên theo dõi một số dấu hiệu sau đây để sớm nhận biết tình trạng bệnh.
Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất:
- Thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát nước
- Uống nhiều nước hơn bình thường
- Thường đói và ăn nhiều hơn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi lạ và có thể bị kiến bu
- Mệt mỏi, uể oải kéo dài
- Vết thương lâu lành
- Vùng âm đạo thường khó chịu và ngứa ngáy
Nếu có những dấu hiệu trên, bạn nên liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên tầm soát bệnh từ lần khám thai đầu tiên để sớm có được kế hoạch điều trị phù hợp.
Đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kì phụ nữ nào. Song thai phụ với những đặc điểm sau có khả năng mắc bệnh cao hơn. Với nhóm đối tượng này, bạn và gia đình hãy chú ý kỹ về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ để có phương án đề phòng kịp thời.
- Phụ nữ béo phì: chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
- Gia đình có người mắc đái tháo đường type 2.
- Từng sinh con nặng hơn 4kg.
- Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi.
- Từng có tiền sử đái tháo đường trong lần mang thai trước.
- Từng sinh con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non hoặc lưu thai không rõ nguyên nhân.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Là người châu Á.
- Mẹ bầu mang đa thai và có chỉ định tiêm trưởng thành phổi cho con.
Trên đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, bạn hãy lưu lại để có thông tin khi cần thiết. Trường hợp không có đề phòng sớm, tiểu đường thai kỳ có thể để lại một số biến chứng khó xử lý.
Xem thêm: Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!
Để lại bình luận
5