1. Ý nghĩa của mâm cỗ Tết Trung Thu truyền thống

Tùy vào món vật được bày trên mâm cỗ và còn phụ thuộc vào phong tục của mỗi vùng, mỗi miền, mà mâm cỗ Tết Trung Thu mang lại ý nghĩa đặc trưng riêng nhưng vẫn thể hiện được sự thành kính và lòng hiếu thảo đối với tổ tiên cha ông.

Các loại trái cây được bày trên mâm cỗ đều là những hoa quả đặc trưng của mùa thu. Đồng thời, cách chọn hoa quả về hình dáng và màu sắc cũng như cách sắp xếp, trang trí cũng đều là cách thể hiện cho sự ấm no, hạnh phúc, ước mong của mỗi gia đình.

gia đình có điều kiện hay không, thì vào ngày trăng rằm, trên bàn thờ tổ tiên cũng được bày biện các loại bánh trái đặc trưng cho mùa Trung Thu.

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

2. Mâm cỗ Trung Thu Việt Nam gồm những gì? Cách bày mâm cỗ Trung Thu

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống Việt Nam gồm những gì?

Tết Trung Thu Việt Nam được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm (15/8 âm lịch). Ngoài những hoạt động vui chơi như rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng thì việc bày mâm cỗ cúng Rằm cũng là một phần quan trọng không thể thiếu vào dịp này.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Trung Thu không quá chú trọng vào mâm cúng mặn như các dịp lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Mâm cỗ Trung Thu thường bao gồm các thành phần chính như sau:

Thứ 1: Hương (nhang đèn), đèn cầy, gạo, muối, lư hương.

Đây là những vật dụng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, nhờ mùi hương mà chúng ta bồi hồi nhớ lại nhiều kỉ niệm cùng với việc châm đèn, hóa vàng làm cho mâm cỗ gia tiên trở nên sáng hơn, thể hiện sự thành kính, tôn trọng.

Thứ 2: Mâm cúng món mặn hoặc món chay (tùy sở thích có hoặc không đều được)

Bao gồm các món như: gà luộc, xôi, cháo, chè,...

Thứ 3: Mâm bánh

Là các loại bánh trung thu bao gồm các loại bánh nướng và bánh dẻo.

Thứ 4: Mâm ngũ quả trái cây

Bao gồm: 1 nải chuối vàng, 1 quả hồng (tượng trưng cho hy vọng), 1 quả mãng cầu (hay quả na, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở), 1 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt lành), 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).

Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ.

Thứ 5: Các loại hoa tươi

Bao gồm các loại hoa sinh sôi và phát triển mạnh, nhất là đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, hoa hải đường, hoa păng-xê,…

Thứ 6: Các loại trà

Có thể sử dụng các loại như trà hoa sen, trà hoa nhài,… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.

Thứ 7: Lồng đèn Trung Thu

Như lồng đèn cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, niềm hy vọng), đèn kéo quân (thể hiện đạo làm người, kiểm soát tốt 6 cá tính của con người – thương, ghét, giận, vui, buồn, hờn), đèn ông sao (thể hiện sự khởi đầu mới, sự tham vọng với mục tiêu trong cuộc sống),…

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

Thứ 8: Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu là loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ. Hai loại bánh phổ biến hiện nay là bánh nướng và bánh dẻo, được tạo hình tròn hoặc hình vuông, ngoài ra còn có một số bánh được tạo hình cá chép, cá heo,... theo sở thích và ý nghĩa của mỗi người.

Họa tiết trên bề mặt bánh cũng mang nhiều ý nghĩa riêng, nhất là họa tiết bằng chữ mang nghĩa hạnh phúc, ấm no, nhưng phổ biến vẫn là họa tiết bằng hoa lá.

Tuy nhiên, tùy vào truyền thống từng vùng miền mà sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

Điển hình như mâm ngũ quả miền Bắc thường có các quả như: chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc chuối, ớt, bưởi, quất (tắc/hạnh), lê. Còn đối với người miền Nam, mâm ngũ quả thường bao gồm các loại như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm trái dứa (thơm).

Ngoài ra, một số gia đình còn kèm theo những món đồ chơi, quà tặng cho các bé,… để mâm cỗ được thêm phong phú và đa dạng hơn. Về mâm cỗ, bạn cũng có cũng có thể thay thế một số quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương đương.

Cách bày mâm cỗ Trung Thu cúng Rằm tháng 8

Việc bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không có một nguyên tắc nào cụ thể như việc bày các mâm cỗ cúng các ngày lễ - tết khác như giao thừa hay Rằm tháng 7. Mà việc bày mâm cỗ tùy thuộc vào sự khéo léo, sở thích của từng gia đình, chủ yếu là việc sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đặc sắc và phải cơ bản đầy đủ các thành phần như trên là được.

Tuy nhiên, khi trình bày mâm cỗ cúng Rằm cần đảm bảo có sự hài hòa, đan xen màu sắc lạnh - nóng giữa các loại bánh trái và hoa quả để phù hợp với tính âm - dương. Tránh bày mâm cúng bị lệch về một tông màu nóng hoặc lạnh quá nhiều sẽ không tốt.

Lớp vỏ xanh tượng trưng cho tính âm và lớp vỏ màu vàng (khi trái cây chuyển sang chín) tượng trưng cho tính dương. Âm dương hòa hợp và cân bằng mang ý nghĩa của vũ trụ nhân sinh. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp giữa gam màu nóng và màu lạnh của vỏ trái cây: màu nóng (như đỏ, cam, vàng,…) và màu lạnh (như xanh, đen, tím,…).

Lưu ý khi bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu

Ngay cả hình dạng và tên gọi của trái cây cũng sẽ được lưu ý và mang lại ý nghĩa cho mâm cỗ của mỗi gia đình. Đối với miền Nam đặc biệt kiêng một số loại quả như: Chuối vì cho rằng chuối là “chúi nhủi”, cam - “cam chịu”, lê - “lê lết”, lựu - “lựu đạn”, sầu riêng hay các loại quả chua, cay,…

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

3. Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu đẹp, đơn giản và độc đáo với tạo hình con vật từ trái cây

Để có thể trang trí mâm cỗ Trung Thu đẹp bạn cần biết sáng tạo và khéo léo bày biện các loại vật phẩm sao cho thật đẹp mắt.

Bên cạnh việc bày biện mâm ngũ quả như bình thường, bạn còn có thể tăng độ độc đáo cho mâm cỗ Trung Thu nhà mình bằng cách sử dụng trái cây để làm con vật dễ thương ngộ nghĩnh như sau:

Làm chó bưởi (chó bông bằng bưởi)

Để tạo hình dĩa trái cây thành chú chó ngộ nghĩnh, bạn dùng nguyên liệu gồm có: 1 loại trái cây hình tròn và kích thước vừa phải để làm phần đầu cún (như táo, cam, lê,…), 1 loại trái cây thuôn dài để làm mình con cún (như đu đủ, dưa hấu,…) cùng với 3 quả bưởi có múi trắng, hạt nhãn, ớt, giấy màu, tăm, giỏ,….

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

Làm đàn ếch xanh từ trái su su

Tận dụng ngay loại củ su su để bạn có thể tạo ra hình những chú ếch lạ mắt trên mâm cỗ Trung Thu. Nguyên liệu đơn giản gồm có quả su su, cà rốt, hạt nhãn, tăm nhỏ và giỏ mây có lót giấy bạc.

Tạo hình cá chép từ quả dưa hấu

Chỉ với vài bước tạo hình đơn giản là bạn có thể sáng tạo ra hình chú cá chép dễ thương để đựng trái cây, góp phần làm mâm cỗ Trung Thu thêm phần độc đáo và bắt mắt.

Tạo hình chú công xinh đẹp từ cà rốt và dứa

Bạn có thể dùng cà rốt cùng với một số nguyên liệu khác để tạo ra con công đẹp mắt trên mâm cỗ Trung Thu, giúp cho mâm cỗ cúng Trung Thu của bạn đẹp hơn bội phần.

Dùng dao tỉa cà rốt thành hình công, sau đó cắt giấy màu tạo hình đầu công rồi dùng tăm và băng dính để cố định các bộ phận lại là hoàn thành.

Tạo hình con cá bằng quả thanh long và vỏ bưởi

Chọn 1 trái thanh long ruột trắng để tạo hình con cá, vỏ bưởi dùng để tỉa vây cá, cùng với 2 hạt nhãn để làm mắt cá.

Dùng tăm để cố định các nguyên liệu là hoàn thành chú cá đáng yêu rồi.

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

Tạo hình con nhím bằng quả lê và nho

Bạn cần chuẩn bị là 1 quả lê Hàn Quốc thuôn dài, 1 chùm nho xanh (hoặc đỏ, đen đều được) và que tăm.Trước tiên, bạn phân trái lê thành 2 phần: phần đầu nhọn được gọt vỏ và phần thân to để nguyên vỏ.

Sau đó, bạn dùng tăm xiên mỗi trái nho rồi cắm đều lên phần thân trái lê là một chú nhím xinh xắn đã hoàn thành rồi đấy!

4. Một số gợi ý trang trí và hình ảnh mâm cỗ Trung Thu đẹp

Nếu là một người yêu thích nét truyền thống, bạn có thể bày biện và trang trí mâm cỗ Trung Thu với các vật phẩm căn bản cần có. Việc kết hợp hài hòa các màu sắc giữa các loại bánh, trái cây, lọ hoa,...dù đơn giản nhưng vẫn sẽ giúp bạn tạo nên một mâm cỗ cực kỳ lộng lẫy và đẹp mắt.

Với cách cắt tỉa trái cây thành hình con vật ngộ nghĩnh, bạn có thể bày biện và trang trí mâm cỗ Trung Thu nhà mình đan xen giữa các loại bánh hình thú và trái cây, tạo cảm giác sinh động, đáng yêu, phù hợp cho các bé nhỏ.

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

Hình ảnh mâm cỗ Trung Thu đẹp 6

Bạn cũng có thể bày mâm cỗ Trung Thu chỉ với những loại trái cây được tạo hình đẹp mắt như: bưởi, na (mãng cầu), chuối, nho, thanh long, ớt, su su, đu đủ, dứa,…

Việc khéo léo sắp xếp các con vật trái cây sẽ giúp mâm cỗ nhà bạn trở nên đặc sắc và tinh tế dù không có nhiều các loại vật phẩm đấy nhé!

Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt
Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đầy đủ, đẹp mắt

Việc biến tấu các loại hoa quả thành hình mặt người từ các loại như bí ngô, táo, xoài, dưa hấu, nho,… cũng sẽ là một gợi ý tuyệt vời giúp mâm cỗ Trung Thu nhà bạn trở nên đặc biệt, độc đáo hơn.

Như vậy, Mình đã chia sẻ xong cho bạn cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đẹp, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo ra sao rồi đấy! Chúc bạn cùng với gia đình và những người thân yêu đón Tết Trung Thu vui vẻ.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp