- 5 bí mật giữ đôi tay của bạn trẻ hơn 10 tuổi
- Những lưu ý khi thiết kế phòng trẻ em
- 6 thói quen 'lạ' chỉ trẻ thông minh mới có
1. Thế nào là một đôi giày tốt?
Một đôi giày tốt là một đôi giày giúp trẻ thoải mái hoạt động mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chân của trẻ. Thường bao gồm những đặc điểm sau:
- Chất liệu tốt (thường là bằng da thật) và không chứa hóa chất độc hại (Azodye, Nickel, Formal).
- Vừa vặn và không gây đau chân trẻ.
- Thiết kế đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật.
2. Tiêu chí chọn giày cho trẻ
Một đôi chân non nớt với cấu trúc xương và cả hệ vận động đều đang trong quá trình hoàn thiện. Chúng cần được nâng đỡ, bảo vệ một cách tốt nhất có thể. Tránh tuyệt đối các va chạm cũng như những tác động khác từ bên ngoài. Dưới đây là 4 tiêu chí giúp bố mẹ lựa chọn giày phù hợp cho trẻ.
Chất liệu giày
Việc chọn lựa, kiểm tra chất liệu của giày dép của trẻ rất quan trọng. Cụ thể là ảnh hưởng đến da bàn chân của trẻ.
Những đôi giày được làm từ những chất liệu cứng và dày nhìn hình dáng có vẻ rất đẹp, đứng dáng và khá cứng cáp. Nhưng chính điều đó lại khiến chân trẻ bị tổn thương do bị chà xát, bí khí và gây khó chịu cho trẻ khi di chuyển, vui đùa.
Bố mẹ hãy lựa chọn giày dép cho trẻ những đôi giày dép trẻ em được làm từ những chất liệu mềm mại (da thật, vải). Và thoáng khí, an toàn đối với làn da và sức khỏe của trẻ.
Giày cho trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên chọn mua những đôi giày được làm từ vải cao cấp, êm dịu với chân trẻ. Hạn chế tối đa khả năng thấm nước. Nhưng vẫn có khả năng thấm hút mồ hôi. Mềm mại và thoáng mát khi trẻ mang giày.
Giày cho trẻ tập đi
- Các bậc phụ huynh cũng có thể chọn giày vải hoặc giày được làm từ da mềm cao cấp. Những chất liệu này thường khá nhẹ, giúp bé dễ dàng hơn khi tập làm quen với việc mang giày. Hỗ trợ tốt nhất cho những bước chân đầu đời của trẻ.
- Những thiết kế giày dép trẻ em có đường viền chun có thể co giãn tự nhiên theo kích cỡ chân bé rất tốt. Nhưng hiện nay lại không còn phổ biến. Do đó, bố mẹ có thể chọn mua cho bé những đôi giày vừa chân một chút với phần đường viền được may cẩn thận, mềm mại.
Thiết kế của đế giày
Đế giày là tiêu chí quan trọng bố mẹ nên đặc biệt quan tâm khi chọn giày cho trẻ, một đế giày tốt cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Được làm từ cao su, vừa bền, vừa có độ dẻo dai nhất định.
- Không quá cứng cũng không quá mềm, thuận tiện cho bé khi di chuyển trên các địa hình khác nhau. Linh hoạt chuyển động, bảo vệ lòng bàn chân bé khỏi những dị vật trên đường.
- Ưu tiên chọn những đôi giày có thiết kế rãnh chống trơn trượt ở mặt ngoài đế. Hạn chế trơn trượt khi bé chạy nhảy hay di chuyển trên các địa hình trơn, bóng.
Ngoài ra, lớp đệm lót đế bên trong cần phải mềm mại, êm ái với chân trẻ. Mẹ nên kiểm tra kỹ phần đệm lót bên trong, những lớp đệm lót được làm từ vải hay da sẽ mềm mại hơn với lớp đệm khí. Nên chọn những đệm lót thấm hút mồ hôi, thoáng khí. Để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi khó chịu cho trẻ. Và giúp hạn chế các bệnh về nấm do bí khí.
Kiểu dáng giày dép
Kiểu dáng giày dép của trẻ vô cùng đa dạng, nhiều phong cách khác nhau. Chúng phục vụ cho những loạt hoạt động khác nhau. Đặc biệt, giày trẻ em rất nhiều màu sắc, để bố mẹ chọn lựa. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý thêm khi lựa chọn giày cho trẻ như:
- Hãy chọn những đôi giày có thiết kế mũi tròn, tránh những chi tiết rườm rà. Phần mũi tròn sẽ tạo không gian cho những ngón chân của bé được co duỗi thoải mái. Đảm bảo chân bé phát triển tự nhiên khi phải mang giày dép trẻ em hàng ngày.
- Nên chọn mua những thiết kế giày dép có phần quai hở, thông thoáng. Những đôi giày dép quai dán hay quai dán giả cài tiện lợi, dễ dàng thay đổi kích thước cho ôm chân trẻ. Nhanh chóng, dễ mang tháo và không gây tổn thương cho chân trẻ như khóa cài.
Kích thước giày
Việc lựa chọn kích thước giày dép là yếu tố quan trọng không kém cạnh chất liệu, thiết kế hay kiểu dáng.
Giày, dép quá rộng có thể bị tuột khi trẻ di chuyển. Khiến trẻ không thoải mái khi chuyển, vui chơi, thậm chí có thể khiến trẻ bị vấp ngã. Không ôm được chân trẻ, không có khả năng nâng đỡ cổ chân trẻ, không hỗ trợ được hệ xương khi di chuyển.
Còn nếu giày dép trẻ em mẹ chọn mua quá chật sẽ làm cho trẻ cực kỳ khó chịu khi mang. Chân trẻ bị gò bó, chèn ép, gây ảnh hưởng đến các hoạt động và sự phát triển tự nhiên của chân trẻ. Và lâu dài sẽ gây ra các tổn thương ngón chân, gót chân, gây nên các dị tật, biến dạng xương bàn chân
Kích thước giày lý tưởng nhất nếu nó cách ngón chân dài nhất hoặc dài hơn chiều dài chân bé từ 1 – 2cm. Nếu không có thời gian hay không thể đưa bé đến cửa hàng để thử giày. Bố mẹ có thể đo chiều dài chân trẻ. Sau đó so sánh với bảng quy đổi kích thước giày dép. Để chọn được cho trẻ 1 đôi giày phù hợp nhất.
3. Cách chọn giày cho bé
Đôi khi mẹ mang giày cho trẻ xong không biết giày có thật sự vừa cho trẻ không. Với những bé lớn, mẹ có thể hỏi trẻ. Nhưng trẻ nhỏ hơn thì việc có câu trả lời là rất khó. Sau đây là những cách giúp mẹ kiểm tra giày có vừa chân trẻ không.
- Thử chiều dài: Nếu gót giày và gót chân bé cách nhau 1 khoảng mà ngón tay út của mẹ cho vào lọt thì vậy là vừa đủ cho bé mang.
- Thử độ ôm bàn chân: Mẹ dùng 2 ngón tay túm thử phần quai giày. Nếu bạn túm không được, thì có thể là giày chật. Nếu bạn túm được, giày vừa.
- Đo đế giày: Vẽ bàn chân phải của trẻ lên một tờ giấy. Bằng cách cầm thẳng viết và theo sát hình dạng của bàn chân. Cắt ra và ướm vào đế giày trái. Nếu còn dư ra 5mm – 1cm ở đầy mũi và ở sau gót thì giày vẫn còn vừa.
Nên mua và thử giày vào buổi chiều tối. Lúc đó chân có xu hướng to hơn buổi sáng. Thể tích chân bé sẽ tăng lên 4% vào thời điểm cuối ngày.
Cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ theo để bố mẹ dễ dàng kiểm tra xem giày có vừa không. Trừ trường hợp, trẻ quá nhỏ, bố mẹ không đưa đi cùng được.
Vì chất lượng giày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chân trẻ, cho nên bố mẹ nên cẩn trọng. Đừng nghĩ bé mau lớn, chỉ mang từ 2 đến 3 tháng đã đổi một đôi giày mới, mà lại dễ dãi trong việc lựa chọn và không đảm bảo an toàn cho đôi bàn chân trẻ. Đặc biệt, mang giày không vừa chân trẻ về lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chân trẻ.
Để lại bình luận
5