- Câu nói vay gạo không vay củi - Mượn áo không mượn giày có ý nghĩa gì?
- Để hiểu thấu một người, chỉ cần xem cách họ xử lí cơn tức giận của bản thân
- Có nên tìm cách thay đổi người khác không?
Khi nghe tới cụm từ "càng thân thiết càng phải giữ mình" có thể bạn cảm thấy mâu thuẫn vì một khí thân thiết nghĩa là ta đã hoàn toàn tin tưởng mà vẫn còn phải "giữ mình" thì xem ra không thân thiết nữa rồi.
Thế nhưng bạn cần hiểu rằng, quan hệ người - người luôn tồn tại những mâu thuẫn do sự khác biệt về văn hóa gia đình, môi trường, văn hóa xã hội, nên chắc chắn có bất đồng trong suy nghĩ và từ đây sẽ xảy ra những rắc rối liên quan dù hai người có thân thiết tới đâu, dù có tâm đầu ý hợp tới nhường nào đi chăng nữa.
Vì thử hỏi bạn có chắc chắn hiểu chính mình hay người bạn mình 100%. Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG vì chính chúng ta cũng đang dành cả đời này để tìm hiểu chính mình đấy thôi.
Chuyện riêng tư
Vì mang tên "thân thiết" nên dường như họ biết hết mọi chuyện của ta vì cứ buồn hay vui ta cũng tìm tới họ để tâm sự. Nhưng mấy ai giữ được trong lòng.
Dù khi không có ý xấu nhưng chỉ vì hào hứng với câu chuyện hay ho vừa được nghe kể đã kể ngay cho người khác để giải tỏa một số thắc mắc trong lòng mình và vô tình tiết lộ bí mật của bản thân. Vì thế, nói năng, làm việc đều phải chừa cho mình đường lui, dù có thân thiết đến mức nào cũng phải có chừng mực.
Vì thế là bạn bè cũng phải hiểu thế nào là chừng mực, khi kết giao với người khác sẽ tạo cảm giác vừa thoải mái lại không quá vô lễ, giữ khoảng cách nhưng lại không quá hờ hững xa vời.
Tiền bạc, tài chính
Tình bạn nên đơn thuần là sự trong sáng, giản dị, đã đến với nhau thì bằng sự chân thành mới bền lâu, còn chỉ vì màu sắc rực rỡ bên ngoài thì có phúc cùng hưởng nhưng có họa của ai người nấy tự chịu mà thôi. Nếu là người bạn thực dụng, tình cảm ấy sẽ trở nên rẻ mạt và dễ dàng đổi thay.
Vì thế, nến liên quan đến tiền thì từ "thực dụng" sẽ càng được nêu ra nhiều nhất, vì thế, chuyện cho vay tiền bạc giữa bạn bè hay người thân vô cùng nhạy cảm và chuyện đùa cợt về nó càng là điều không nên. Có thể chỉ vì câu nói đùa không ý tứ, chỉ muốn mọi người vui vẻ, lại khiến đối phương suy nghĩ, thậm chí ôm hận trong lòng.
Nhiều người mượn tiền và vì cho rằng của bạn nên mượn tới lúc nào chẳng được, thế nhưng phải nhớ rằng tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát, tiền đã mượn phải rõ ràng ngày trả, trả số tiền bao nhiêu, không được lờ đi như không biết kẻo tình cảm rạt nứt.
Bạn bè giúp đỡ nhau
Giữa bạn bè và thậm chí là người thân với nhau vì quá thân tình nên nhiệt tình giúp đỡ nhưng đó là vì tình cảm chứ không phải nghĩa vụ.
Nếu quan hệ quá gần gũi sẽ cho đó là lẽ đương nhiên, giúp đỡ nhau cũng là điều nên làm. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng không có gì là đượng nhiên, không có bữa ăn nào là miễn phí cả vì một khi ai đó giúp bạn dù một việc nhỏ thôi cũng đáng trân trọng. Nếu không có lòng biết ơn giữa một mối quan hệ thì tình cảm sẽ ngày càng rạn nứt và không thể bền lâu.
Không thể vì bạn thân, người thân, người yêu mà nghĩ rằng mình được quyền đòi hỏi một cách mù quáng là phải giúp bất cứ việc gì mình muốn. Họ cũng có cuộc sống riêng, có vấn đề cần phải quan tâm, đâu cứ gì thời gian là dành cho bạn 100%. Đừng khiến họ cảm thấy bạn chỉ là gánh nặng với danh nghĩa "thân thiết".
Khuyết điểm và nỗi đau
Dường như càng thân thiết thì khoảng cách càng gần và để thể hiên sự hài hước, ta hay đưa khuyết điểm hay nỗi đau của người ta ra để bông đùa. Thế nhưng, nếu thái quá sẽ là không tốt. Đùa cợt trên nỗi đau của người khác, không chỉ khiến bản thân trở nên vô duyên, mà còn độc ác vô cùng.
Ranh giới giữa hài hước và vô duyên vốn rất mong manh. Đôi khi chỉ vì sự vô tâm của mình mà bạn cầm dao cứa vào trái tim người khác.
Khuyết điểm và nỗi đau của người khác luôn là vấn đề nhạy cảm, tốt nhất đừng nên đụng vào. Nên nhớ, cười với bất hạnh của người khác và nên nhớ rằng càng thân thiết càng phải giữ mình, chớ nói hết tất cả các yếu điểm của mình cho người khác biết.
Người thân ruột thịt
Vốn là người thân có quan hệ huyết thống với nhau nên ta nghĩ chuyện tương thân, tương ái là việc nên làm nhưng việc đó cũng có giới hạn. Nhất là khi trưởng thành rồi, mỗi người lại có một cuộc sống riêng, ai cũng có gia đình riêng, có những người thân khác cần ta chăm sóc.
Do đó không phải vì thế mà trách cứ nhau vì không được khăng khít, mật thiết như xưa. Người xưa từng nói: “Tình yêu và tình bạn giữa con người với con người không phải là tình thân. Khi còn nhỏ, ta thường xem tình thân như một cái gì đó rất tốt đẹp và quan trọng. Lớn lên rồi, sống đơn độc một mình mới biết tình thân là thứ dung tục, cố gắng lôi kéo, dính kết vào với nhau, thậm chí có những nỗi gian khó tồi tệ nhất trong cuộc đời lại là do người thân tạo thành”.
Vì thân nên ta từng mong những điều tuyệt vời nhất đến với họ nhưng thực tế ta vẫn cần để họ tự đi trên đôi chân của mình, nếu họ không trưởng thành được một phần cũng là do ta mà thôi. Vì thân không nên quá bao bọc, quá bao bọc sẽ tạo nên sự phụ thuộc, họ cần tự đứng trên đôi chân của mình mới giúp họ có một cuộc sống tốt, không liên lụy đến nhau.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không xem nhau là người thân hay tỏ ra phụ bạc, chỉ cần lâu lâu thăm hỏi nhau là đủ, còn vẫn phải để họ tự lập, tự lực cánh sinh mà trở nên mạnh mẽ. Mỗi người đều có con đường của riêng mình, không ai có thể giúp được người khác cả đời.
Yêu nhau cũng cần có khoảng cách
Tình yêu là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này vì yêu người ta có thể làm tất cả mọi điều. Yêu không phải là kiểm soát hay thống trị, mà là tôn trọng sự khác biệt trong tính cách, bởi sự hấp dẫn giữa hai tâm hồn mới giữ được hơi ấm của tình yêu.
Thế nhưng nên hiểu yêu thì vẫn chưa là vợ chồng nên không thể cho đối phương bất cứ đặc quyền nào của người vợ - người chồng. Hai người vẫn cần có khoảng cách để đủ yêu nhưng cũng đủ tìm hiểu đối phương có phải là đối tượng phù hợp để có thể kết bạn trăm năm hay không.
Chỉ ai cho người kia cái quyền như vợ, như chồng nên lúc chia ly mới trách cứ: Anh tồi tệ hay Cô quá tồi tệ, mà thôi.
Mối quan hệ ngọt ngào nhất thế gian ấy cuối cùng ngoài cảm xúc vẫn cần một chút lý trí để mỗi người vẫn còn đường lui khi hai người không hợp và chia ly thì họ vẫn tiếp tục cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Vợ - chồng cũng cần không gian riêng
Có người cho rằng kết hôn rồi thì hai người vô cùng thân mật không khoảng cách, tất cả mọi thứ phải được công khai một cách minh bạch. Từ công việc, công tác, bạn bè của đối phương, tất cả đều phải hiểu rõ, không bỏ sót một chi tiết nào.
Thế nhưng khi đối phương không còn chút bí ẩn nào để khám phá tình cảm đó lại nhanh phai nhạt. Ví như vì là vợ chồng không cần giữ ý tứ nên bạn để người ta thấy cảnh tưởng lôi thôi, luộm thuộm, xấu xí của mình quá thường xuyên trong khi họ có cơ hội gặp người khác bên ngoài thơm tho, xinh tươi hơn thì tại sao họ vẫn phải ở đấy mà chịu đựng bạn cơ chứ? Bạn nghĩ mình có quyền gì ngoài tờ đăng ký kết hôn?
Để sống chung một căn nhà từ thập kỷ này tới thập kỷ khác thực sự là một môn học cần phải nghiên cứu rất kỹ và cũng là một cấp độ học thức rất cao sâu cùng khả năng thực hành bền bỉ, không bao giờ bỏ cuộc.
Nếu chỉ vì một tờ hôn thú mà bạn có quyền ép đối phương làm mọi thứ theo ý mình mà không có chút không gian riêng thì liệu có quá đáng lắm không? Họ cũng cần chơi tennis, đá bóng, tụ tập với bạn bè,... có chút riêng tư để được thể hiện sự "đàn ông" với chúng bạn trước khi quay về gia đình chứ.
Nhà văn Tiền Chung Thư từng nói: "Hôn nhân là một thành phố bị bao vây, người bên trong muốn bước ra ngoài, còn người bên ngoài thì muốn bước vào trong. Nếu như không hiểu thế nào là chừng mực, không hiểu thế nào là giữ khoảng cách, thì hôn nhân sẽ là một thành phố nghẹt thở".
Hơn nữa, vợ chồng cũng cần có khoảng cách đủ để nhớ nhau để khi trở về họ lại được tận hưởng cảm giác nồng say sau nhiều ngày xa cách. Tình yêu vợ chồng sẽ càng bùng cháy khi họà trân trọng khoảng thời gian ở bên nhau. Tuy nhiên, xa nhau vừa đủ là bao lâu cũng là điều mà cả hai cùng phải tìm hiểu.
Để lại bình luận
5