Một cậu bé 10 tuổi giấu tên sống ở Trung Quốc, không tập trung khi làm bài tập về nhà. Mặc dù cậu bé bị gia đình nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn mặc kệ, thái độ dửng dưng không quan tâm. Người bố thấy vậy liền nổi cơn thịnh nộ, giơ tay tát vào mặt con, nhưng cậu bé bất ngờ quay lại nên trúng vào tai. Sau đó, cậu bé ôm lấy tai mình kêu đau đớn, đến mức gia đình vội vàng gọi xe cấp cứu.

Bác sĩ xác nhận màng nhĩ bên trái của cậu bé đã bị thủng, kèm theo mất thính lực nhẹ. Kết quả khiến cho gia đình bàng hoàng không tin vào tai mình.

Cha tát con thủng màng nhĩ vì không chịu làm bài tập về nhà và 3 cách giúp trẻ “xóa” lười

Việc bố mẹ sử dụng bạo lực ép buộc con cái học hành nghiêm túc không phải là điều gì quá xa lạ. Mặc dù sử dụng nhiều biện pháp từ nhẹ nhàng cho tới răn đe, trẻ vẫn thích trì hoãn, khiến nhiều bố mẹ nóng giận mất kiểm soát.

Cha mẹ phát điên vì bài tập về nhà của con cái

Nhiều trường hợp cho thấy, người mẹ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình khi bày con học. Nếu không “nổi điên” lên thì cũng tức đến mức phát khóc. Một người mẹ chia sẻ: “Tôi cũng muốn kiểm soát tính nóng nảy của mình, không muốn đánh đập hay la mắng con cái, nhưng nhiều khi sức chịu đựng có giới hạn”.

Một số báo cáo tại Trung Quốc cho thấy, 78% phụ huynh tại đây phải kèm con cái làm bài mỗi ngày. Học sinh tiểu học mất 2-3 tiếng để làm bài tập về nhà, một số khác mất đến 4 tiếng. Quá trình kèm học dẫn đến xung đột liên tục giữa cha mẹ và con cái. Theo thống kê, cứ 4 gia đình thì có 3 gia đình có xung đột liên quan đến bài tập về nhà của con cái.

Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh, không thích làm bài tập về nhà

Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình học tốt, nhưng chúng thường không thích nghe lời, trì hoãn việc học với đủ các lý do, nhưng phần lớn là do 2 điều này:

Quá nhiều bài tập về nhà hoặc bài vở quá khó

Bài tập trên trường và đi học thêm khiến cho nhiều trẻ cảm thấy đuối sức với số lượng quá lớn. Khi có quá nhiều bài tập về nhà hoặc những câu hỏi quá khó, trẻ có xu hướng thu mình lại, từ chối làm, trì hoãn với nhiều lý do. Không chỉ trẻ em mà người lớn đôi khi gặp khó khăn cũng có chung tâm lý này.

Cha tát con thủng màng nhĩ vì không chịu làm bài tập về nhà và 3 cách giúp trẻ “xóa” lười

Cảm xúc tiêu cực của cha mẹ tạo cho trẻ tâm lý trốn tránh

Việc cha mẹ quá để ý đến từng động tác của trẻ khi làm bài tập cũng khiến chúng cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Khi thấy trẻ lơ đãng, không tập trung, cha mẹ cằn nhằn, la mắng, điều này càng làm chúng chán nản và muốn bỏ bê mọi thứ.

Không chỉ người lớn mới bị tra tấn bởi bài tập về nhà. Một đứa trẻ khi có cảm giác sợ hãi trong lòng, nếu không có khả năng thay đổi thực tại, chúng có xu hướng trốn tránh và thu mình vào thế giới riêng.

Vì vậy, sự phân tâm và trì hoãn thực chất là sự tự bảo vệ của trẻ trước cảm xúc tiêu cực của cha mẹ.

Cha mẹ làm thế nào để giúp trẻ cải thiện tình trạng lười biếng làm bài tập về nhà?

Nhà giáo dục Ye Shengtao, Trung Quốc từng nói: “Nói tóm lại, giáo dục là gì, là phát triển những thói quen tốt”.

Điều này cũng đúng với bài tập về nhà. Thay vì chăm chăm vào bài tập về nhà, việc giúp trẻ hình thành thói quen có ý thức là chìa khóa để trẻ tự giác học hành hơn, không cần đợi cha mẹ nhắc nhở.

Khởi động tâm lý cho trẻ

Trẻ em ở trường tiểu học, đặc biệt là ở các lớp nhỏ, nếu đột nhiên phải giải quyết một số lượng lớn bài tập về nhà sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi với việc học ngay từ đầu.

Nhà tâm lý học Sean Ecol đề xuất quy tắc “20 giây”: Khi một sự kiện xảy ra hơn 20 giây để bắt đầu, bộ não không dễ dàng chấp nhận nó và có xu hướng chống lại.Vì vậy, bước đầu tiên là không ép buộc trẻ phải hoàn thành tất cả, tùy vào khả năng của từng người, nên làm những bài tập dễ trước. Quan trọng hơn, khi trẻ hoàn thành việc đơn giản đầu tiên, trẻ sẽ cảm thấy mục tiêu không quá đáng sợ, điều này tạo cảm hứng cho sự tự tin khi hoàn thành.

Cha tát con thủng màng nhĩ vì không chịu làm bài tập về nhà và 3 cách giúp trẻ “xóa” lười

Hoàn thành tất cả mọi thứ trước khi ngồi vào bàn học

Nói cách khác, trẻ rất dễ bị phân tâm bởi môi trường. Vì vậy, để cải thiện khả năng tập trung của trẻ, chúng ta phải giúp trẻ loại bỏ sự can thiệp.

Ví dụ, trước khi trẻ làm bài về nhà, hãy nhắc chúng uống nước, đi vệ sinh, chuẩn bị văn phòng phẩm… Bàn học của trẻ chỉ nên để lại những thứ có liên quan tới việc học. Đồng thời, cha mẹ không nên trở thành nguồn gây nhiễu, tránh dùng lời nói để kích động con cái. Bằng cách này, bắt đầu từ cả sự chuẩn bị và môi trường có thể giúp trẻ loại bỏ sự can thiệp một cách hiệu quả.

Đặt ranh giới và để trẻ học cách quản lý bản thân

Đối với việc làm bài tập về nhà, cha mẹ càng theo dõi sát sao, trẻ càng trở nên bị động, thậm chí là lệ thuộc hoàn toàn.Vì vậy, việc phân định ranh giới và để trẻ học cách quản lý bản thân là mục tiêu cuối cùng.

Trước hết, hãy cố gắng để trẻ tự kiểm soát nhịp độ và cách học. Ví dụ, giúp trẻ lên danh sách tất cả các bài tập về nhà và để chúng quyết định thứ tự hoàn thành.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bày tỏ sự đánh giá cao và khuyến khích để kích thích sự hăng hái học tập của trẻ. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ phải kịp thời khẳng định: “Thật tuyệt vời, điều này hơi khó nhưng con đã làm được”, hoặc chỉ cần nói: "Con có cảm thấy tuyệt vời khi hoàn thành bài tập về nhà không?"

Sự khẳng định của cha mẹ sẽ hướng con cái đến cảm giác đạt được thành quả trong học tập, cũng sẽ được khơi dậy động cơ học tập bên trong.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp