Chiều ngày 15/09, các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn. Đến thời điểm này, gần 100 trường đại học đã công bố điểm chuẩn năm 2022 theo phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Điểm chuẩn nhóm ngành kinh tế và công nghệ thông tin vẫn rất cao.

Đối với nhóm ngành kinh tế:

Các trường đại học nổi tiếng trong đào tạo các ngành về kinh tế như Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Thương mại... điểm chuẩn vẫn rất cao.

  • Trường đại học Ngoại thương ngành kinh tế có mức điểm 27,8 - 28,4đ
  • Trường đại học Kinh tế Quốc dân có ngưỡng điểm 26,1 - 28,2 đối với các ngành kinh tế hệ tiêu chuẩn.
  • Trường đại học Thương mại từ 25,8 - 27đ

So với điểm chuẩn năm 2021, nhóm ngành kinh tế vẫn rất cao, tuy nhiên điểm chuẩn không quá chênh lệch với năm trước đó. Trường đại học Ngoại thương có điểm chuẩn giảm nhẹ khoảng 0,1 điểm. Trong 60 ngành học của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nếu tính theo thang điểm 30 thì ngành có điểm chuẩn thấp nhất là 26,1, có nghĩa ít nhất phải 8,7 điểm/môn mới trúng tuyển vào đây.

Tại khu vực phía Nam, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, điểm chuẩn nhiều ngành tăng cao so với năm ngoái như ngành Kinh doanh nông nghiệp có điểm chuẩn 25,8 - tăng 3,8 điểm; ngành Kế toán chương trình tài năng có điểm chuẩn là 27,5 - tăng 5,5 điểm.

Đối với ngành công nghệ thông tin:

Bên cạnh nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành Công nghệ thông tin cũng có điểm chuẩn rất cao.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) lấy điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính là 28,2 điểm - cao nhất toàn trường. Đối với Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Ngành Kỹ thuật máy tính có đầu vào cao nhất với 28,29 điểm, so với năm ngoái, điểm chuẩn ngành này nhích nhẹ 0,19. Hai ngành có điểm chuẩn cao tiếp theo là Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 27,61 và Công nghệ thông tin (Việt - Nhật) 27,25. 

Đối với Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Hệ thống thông tin chương trình tiên tiến với mức 26,2 điểm. Có nghĩa là bạn phải đạt được 8,74 điểm mỗi môn mới có thể vào trường.

Điểm chuẩn xét tuyển đại học 2022 có gì thay đổi so với năm 2021
Điểm chuẩn xét tuyển đại học 2022 có gì thay đổi so với năm 2021

Đối với ngành sư phạm:

Có 3 ngành điểm chuẩn cao nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với 28,5 điểm là Giáo dục chính trị, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử tại các tổ hợp khối C. Ngành sư phạm ngữ văn năm 2021 có mức điểm 27,75 điểm. Sở dĩ có tình trạng tăng gần 1 điểm này, là do điểm thi môn văn cao, điêu này đã được dự đoán từ trước.

Đối với nhóm ngành Kiến trúc và xây dựng:

Điểm chuẩn nhóm ngàn này không quá chênh lệch so với năm ngoài. Mức điểm trường đại học Xây dựng công bố từ 16-23,7 điểm. 

Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Truyền thông

Nhóm ngành này có vẻ vẫn đang rất hot với số điểm khá cao. 

Điển hình là Khoa Quan hệ công chúng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có mức điểm 28,6 - cao nhất toàn trường.

Học viện Ngoại giao có điểm chuẩn một số ngành giảm nhẹ so với năm ngoái, ngành quan hệ quốc tế có số điểm 27,85 (C00).

Có thể thấy, với mức độ đề thi phân hóa hơn so với năm ngoái, điểm chuẩn xét tuyển đại học có trạng thái ổn định hơn so với năm trước. Một số ngành có điểm giảm nhẹ. Về mặt bằng chung điểm chuẩn đại học năm nay, theo PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, số lượng thí sinh điểm cao khá nhiều và điểm ở khoảng 23-24 cũng rất nhiều. Do vậy, nhóm ngành ở giữa đã nhích xuống một chút, còn những ngành có điểm cao thì lại nhích lên.

 

424, Theo Reviview 365 tổng hợp