Định Nghĩa Acid Uric là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm acid uric đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Acid Uric là gì?

Axit uric là một hợp chất dị vòng của cácbon, nitơ, ôxi, và hydro với công thức C5H4N4O3. Nó tạo thành các ion và muối được gọi là urat và axit urat như amoni acid urate. 

Axit uric được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Sau đó chúng được hòa tan trong máu và đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Axit uric tăng có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hoặc giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc cả hai quá trình này.

Định Nghĩa Acid Uric là gì? Tìm hiểu về chỉ số Acid Uric
Định Nghĩa Acid Uric là gì?

Khi nồng độ axit uric tăng cao kéo dài trong máu có thể dẫn đến một dạng viêm khớp được biết đến với tên bệnh gout. Các hạt lắng đọng trong và xung quanh các khớp dẫn đến hậu quả viêm, sưng và đau khớp, lắng đọng dưới da tạo nên các hạt tophi, có thể tạo sỏi thận và suy thận.

Tìm hiểu về chỉ số Acid Uric 

Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Theo đó, giới hạn bình thường của axit uric trong máu ở các đối tượng cụ thể như sau:

  • Nam: 2.5-8 mg/dL
  • Nữ: 1.9–7.5 mg/dL
  • Trẻ em: 3-4 mg/dL.

Nồng độ axit uric trong cơ thể còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng của thận, dinh dưỡng, tình trạng sử dụng bia rượu…

Định Nghĩa Acid Uric là gì? Tìm hiểu về chỉ số Acid Uric
Tìm hiểu về chỉ số Acid Uric 

Thống kê cho thấy, phần lớn những bệnh nhân đến xét nghiệm chỉ số acid uric trong máu đi khám đều ở mức cao (ở nam trên 7mg/dl (420 µmol/L), ở nữ trên 6mg/dl (360 µmol/L). Điều này như một “hồi chuông báo động” đối với vấn đề sinh hoạt và ăn uống của người dân Việt Nam. Các căn bệnh cần có thể mắc khi chỉ số Uric trong máu tăng cao:

  • Bệnh gout
  • Suy thận mãn tính
  • Bệnh sỏi thận
  • Một số bệnh di truyền

Nếu như chỉ số axit uric trong máu tăng gây ra những căn bệnh nguy hiểm thì ngược lại, axit uric thấp hơn giới hạn bình thường cũng không hề tốt. Thậm chí, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý của cơ thể, bao gồm:

  • Hội chứng SIADH gây ra do rối loạn hormone tuyến thượng thận, gây tiểu nhiều và hạ natri máu.
  • Bệnh Xanthin niệu là dạng rối loạn di truyền chuyển hoá do thiếu xanthine oxidase là enzym xúc tác oxy hóa xanthin thành acid uric.
  • Bệnh Wilson một rối loạn di truyền do đồng tích tụ trong cơ thể.
Định Nghĩa Acid Uric là gì? Tìm hiểu về chỉ số Acid Uric
Các bệnh liên quan khi nồng độ Acid Uric giảm
  • Hội chứng Fanconi chủ yếu do di truyền, thường gặp ở những trẻ mới sinh uống nước nhiều, tiểu nhiều…
  • Bệnh to đầu chi (Acromegaly) có đặc điểm tiết quá mức hormone tăng trưởng GH, thường do u tuyến yên.
  • Bệnh ruột non bất dung nạp gluten (bệnh Celiac) xảy ra khi cơ thể nhạy cảm với gluten, ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.

Xem thêm bài viết: "Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết" tại đây!

Kết luận về Acid Uric:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Acid Uric là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365