Đau dạ dày là gì?

Dạ dày (bao tử) là một cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa, đảm nhận 4 chức năng chính gồm: Vận động, nhu động, bài tiết và tiêu hóa thức ăn, nước uống.

  • Chức năng vận động ở dạ dày là sự co bóp thường xuyên của lớp cơ dạ dày với tác động của trương lực (tăng giảm) khi khoang chứa dạ dày rỗng hoặc đầy.
  • Khả năng nhu động là việc dạ dày thực hiện việc co bóp, nhào trộn, nghiền nhỏ thức ăn cùng với dịch vị và đưa hỗn hợp đó di chuyển xuống ruột.
  • Chức năng tiêu hóa và bài tiết là việc dạ dày điều chỉnh nhịp nhàng việc đóng/mở môn vị để kích thích tuyến bài tiết dịch tiêu hóa.

Dạ dày là một cơ quan “bận rộn” thế nào trong cơ thể. Chính sự bận rộn này cùng nhiều tác động khác nữa gây ra bệnh lý đau dạ dày.

Đau dạ dày là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng dạ dày bị tổn thương mà một trong những biểu hiện chính là tình trạng viêm loét niêm mạc gây ra các triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác

Vị trí đau dạ dày ở đâu

Đa phần nhiều người khi bị đau bụng ở bên trái hoặc bên phải thường tự hỏi: “Đau dạ dày là đau ở đâu, đau ở phía bên nào?”. Tuy nhiên, nếu họ bị đau ở giữa bụng thì lại ít khi nghĩ đến tình trạng này có liên quan đến dạ dày. Đây có thể nói là một suy nghĩ khá sai lầm. Bởi thực tế, đau bao tử có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi trên vùng bụng.

Cho nên, để hiểu rõ hơn vị trí của bệnh này là đau ở đâu, người bệnh cần biết về vị trí và cấu tạo của cơ quan này trong cơ thể. Trong khoang bụng, dạ dày là phần phình ra to nhất của hệ thống ống tiêu hóa. Cơ quan này có hình dạng như một chiếc túi hình chữ J, nằm giữa đoạn nối thẳng từ ức đến rốn. Vị trí của nó là ở giữa vùng bụng hướng về bên trái, phía trên rốn và dưới vùng thượng vị.

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày có cấu tạo từ nhiều bộ phận, gồm: Tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị, hang môn vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Những phần trên được cấu tạo bởi 5 lớp xếp theo thứ tự từ ngoài vào trong như sau:

  • Lớp thanh mạc
  • Tấm dưới thanh mạc
  • Phần lớp cơ gồm: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
  • Tấm dưới niêm mạc
  • Niêm mạc dạ dày.

Trong đó, vùng vị trí thường bị viêm loét dẫn đến đau dạ dày là ở môn vị, 2/3 phần dưới của thân vị, hang vị. Bởi vì phần thân vị, hang vị là nơi chứa thức ăn lâu nhất trong dạ dày nên phải chịu sự tác động của acid lâu nhất. Còn phần bờ cong nhỏ, môn vị là nơi có nhiều nếp gấp, khi bị viêm thì rất khó lành và dễ lan rộng.

Đây cũng là những nơi vi khuẩn HP “chọn” để ẩn nấp, phá hủy sự tổng hợp chất nhầy gây ra viêm loét ở lớp niêm mạc. Khi các vùng này bị tổn thương sẽ gây ra đau đớn trên vùng bụng. Vậy chúng thường sẽ gây cơn đau cho dạ dày ở phía bên nào của bụng?

  • Đau ở vùng thượng vị.
  • Đau giữa bụng.
  • Đau tại vùng bụng dưới rốn.
  • Đau ở phía bên trái và phải của bụng…
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác

Đau dạ dày ở bên nào chủ yếu?

Có ba vị trí đau bao tử được xem là phổ biến nhất. Đó là đau tại vùng thượng vị, vùng phía trên bên trái và giữa bụng.

Đau tại vùng thượng vị

Trong ba vị trí đau dạ dày chủ yếu trên, đau vùng thượng vị được xem như tình trạng điển hình nhất. Vùng này nằm gần với xương ức, ngay bên dưới mũi ức. Triệu chứng là người bệnh sẽ cảm đau tức khó chịu tại vùng dưới xương sườn và vùng bụng phía trên rốn.

Đau dạ dày có thể xảy ra ở vị trí thượng vị

Lúc đau cả người bị cúi gập lại, không thể đứng thẳng lên được. Tình trạng này rất dễ gặp phải sau bữa ăn và có khả năng gây đau âm ỉ trong nhiều tiếng đồng hồ. Đi cùng với triệu chứng đau ở thượng vị, người bệnh thường có kèm theo ợ hơi, chướng bụng, nóng rát, không còn thèm ăn và bị xuống cân đột ngột.

Đau vùng bụng phía trên bên trái

Với vị trí này, người bệnh thường cảm thấy rất đói, xót ruột kèm theo nóng bụng. Vùng đau thường biểu hiện trước ở thượng vị, tiếp đến lan sang hai bên lẫn sau lưng. Nhưng đau nhất vẫn là vùng bụng phía trên bên trái.

Điểm khác biệt ở vùng đau này là người bệnh thường sẽ giảm đau dần sau khi ăn. Mặc dù có thể sau khi ăn no thì lại dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Lời khuyên tốt nhất là nếu người bệnh đang bị đau ở vị trí này thì nên đi bệnh viện để thăm khám sớm. Bởi đây là một trong những tình trạng bệnh khá nghiêm trọng.

Vị trí đau dạ dày ở giữa vùng bụng

Vùng giữa bụng là một vị trí đau bao tử khá phổ biến nên chúng ta phải cực kỳ lưu ý. Bởi đây không chỉ là biểu hiện của bệnh dạ dày mà nó còn có khả năng liên quan đến một số vấn đề khác, ví dụ như thoát vị rốn, sỏi thận, viêm ruột thừa hay viêm tụy.

Vì vậy, để xác định cơn đau có phải là “thủ phạm thật sự” hay không, người bệnh nên chú ý thêm các triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đau một cách âm ỉ và quặn thắt… Cảm nhận rõ nhất là cơn đau sẽ bắt đầu từng vùng quanh rốn rồi dần lan rộng ra vùng bụng bên phải.

Đặc biệt, nếu bị đau ở vị trí này, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Vì ở vùng này nếu không phát hiện bệnh kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác

Cách phân biệt điểm đau dạ dày với bệnh khác

Ngoài vấn đề khi dạ dày bị đau thì là đau ở bên nào vị trí chính xác cụ thể ở đâu, chúng ta cũng cần quan tâm đến một số triệu chứng kèm theo để tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.

Cảm giác đau ở thượng vị

Khi bị đau, bệnh nhân thường cảm giác đau sẽ đau một cách âm ỉ hay dữ dội, chủ yếu ở vùng thượng vị sau đó lan sang các vùng khác. Cơn đau có thể kéo dài trong một vài giờ, cường độ đau thường ngắt quãng hoặc lặp lại không ngừng. Quá trình đau thường xuất hiện lúc người bệnh quá đói hoặc ăn quá no.

Người bệnh đau dạ dày thường chán ăn

Vì thường xuyên bị ợ hơi, chướng bụng, ợ chua nên người bị bệnh dạ dày sẽ không còn cảm thấy thèm ăn. Từ đó dẫn đến việc xuống cân đột ngột, làm cho người bệnh trở nên vàng vọt, xanh xao.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng

Nguyên nhân là vì thực phẩm trong dạ dày không được tiêu hóa, lượng acid từ dịch vị dư thừa quá mức khiến cho chúng bị đẩy lên trên, dẫn đến buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

Xuất huyết đường tiêu hóa

Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất và tác động cực xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng. Biểu hiện của triệu chứng này có thể thấy là chất thải đi ngoài có lẫn máu, phân có màu hắc ín, nôn ra máu, thường xuyên váng đầu, chóng mặt. Nếu gặp phải tình huống này, bệnh nhân cần phải được đưa đi cấp cứu ngay.

Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác

Làm gì khi phát hiện ra vị trí đau dạ dày?

Giải pháp cho người bệnh khi biết được vị trí tổn thương dạ dày hữu hiệu nhất chính là điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân. Đầu tiên, bệnh nhân không được bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, hạn chế thức đêm, không uống rượu bia, trà, cà phê hay nước ngọt có gas, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ…

Đồng thời, người bệnh nên thường xuyên tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe, ăn các loại thực phẩm thanh đạm, tốt cho tiêu hóa…

Trong trường hợp nếu đang bị đau âm ỉ, hãy dừng tất cả các công việc lại và cố gắng nằm yên một chỗ để nghỉ ngơi. Hơn nữa, nếu bản thân cảm thấy đói dù đang bị đau cũng không nên ăn uống bất kỳ thứ gì, để dạ dày được nghỉ ngơi một cách tốt nhất.

Bên cạnh việc nằm nghỉ ngơi, người bệnh có thể áp dụng thêm một số biện pháp để nhanh giảm đau. Tiêu biểu như dùng thoa dầu gió xoa nhẹ lên bụng, chườm bụng bằng nước ấm, uống nước muối ấm, uống nước gừng nóng hay nhai vài miếng cam thảo…

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau dai dẳng liên tục và dữ dội, có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa… người bệnh nên đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra chẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết
Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác

Mẹo chữa đau dạ dày không dùng thuốc

Mặc dù không có tác dụng chữa bệnh triệt để, nhưng các mẹo mặt dưới đây giúp cho người bệnh giảm đau và cơ thể được thoải mái hơn.

  • Massage vùng bụng: Người bệnh có thể dùng tay massage 64 làn xung quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ. Tiếp theo day xoa bóp vùng bụng dưới để tình trạng đau giảm đi, dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Chườm nóng giảm đau: Bạn có thể chọn lựa giữa hai phương pháp chườm nước nóng và chườm muối hột rang.
  • Xoa dầu gió vị trí đau: Dầu gió với thành phần thảo dược kháng viêm, giảm đau rất tốt nên khi xoa vào bụng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ổn bổ tỳ vị.
  • Bấm huyệt tam nhãn: Đây là mẹo điều trị đau dạ dày được nhiều người thực hiện. Bạn dùng ngón tay bóp vào huyệt tam nhãn ở ngón áp út. Thực hiện kiên trì khoảng nửa tháng để hỗ trợ chữa bệnh dạ dày.
  • Ăn bánh mỳ, bánh quy ngọt: Ăn một mẩu bánh mỳ không nhân nhạt hoặc một vài chiếc bánh quy ngọt có độ xốp có thể giúp thấm hút bớt lượng dịch vị dư thừa có trong dạ dày. Điều này giúp giảm cơn đau từ từ vì môi trường dạ dày được trung hòa.

Uống sữa ấm: Nếu cơn đau dạ dày đang hành hạ, hãy uống một ly sữa được hâm ấm. Sữa vào dạ dày sẽ tạo ra một lớp nhầy tự nhiên trám vào các vết viêm loét, bảo vệ chúng khỏi acid dịch vị từ đó giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều sữa, hãy chỉ dùng một ly thật nhỏ để tránh “tác dụng ngược” của sữa là kích thích dạ dày tiết acid dịch vị phân hủy sữa nhé!

Như vậy, có thể thấy biết được vị trí đau dạ dày ở đâu, đau phía bên nào sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định đúng tình trạng bệnh. Từ đó hỗ trợ người bệnh có được biện pháp thích hợp trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh về dạ dày. Chẳng hạn như thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường tập luyện thể dục rèn luyện thân thể hay điều chỉnh chất lượng bữa ăn khoa học hơn…

3, Theo Reviview 365 tổng hợp