- Định Nghĩa Ung Thư Dạ Dày là gì? Những triệu chứng của bệnh
- Định Nghĩa World Wide Web là gì? Công nghệ cần thiết cho sự hoạt động của WWW
- Xu Hướng Định Nghĩa là gì? Xu hướng trong tiếng Anh là gì?
Định Nghĩa Văn Hóa là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm văn hóa đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Cùng tìm hiểu về văn hóa là gì
1. Khái quát chung về văn hóa
Trong xã hội, văn hóa chính là những sản phẩm vật thể và phi vật thể mà con tạo ra. Chúng ta có thể phân loại như sau:
- Phi vật thể: Bao gồm những sản phẩm mà con người đã tạo dựng ra từ ngàn đời trước như: ngôn ngữ, tư tưởng, các hoạt động tinh thần như lễ hội, tôn giáo…
- Vật thể: Bao gồm những tài sản có thể nhìn thấy và định giá được như nhà cửa, trang phục, các phương tiện giao thông…
Cả hai khía cạnh trên đều chính là sản phẩm của con người tạo ra và chúng đều là văn hóa.
Văn hóa tiếng anh được viết là: Cultural
2. Các định nghĩa của văn hóa
Các nhà nghiên cứu văn hóa đã cho ra nhiều định nghĩa khác nhau vì họ đã trải qua những nghiên cứu và các cách tiếp cạnh khác nhau. Vì thế chúng ta có các dạng định nghĩa về văn hoá như sau:
- Định nghĩa thuật ngữ học: “Cultus” là từ ngữ La Tinh bắt nguồn của văn hoá. Nó có nghĩa là gieo trồng. Ta còn được biết sự kết hợp như sau “Cultus Agri” chính là gieo trồng ruộng đất, “Cultus Animi” là gieo trồng tinh thần hay được hiểu sâu sắc hơn là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes nhận định:”Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em được gọi là gieo trồng tinh thần”.
- Định nghĩa miêu tả: Theo nhà nghiên cứu người Anh Edward Burnett đã định nghĩa văn hoá như sau:” Văn hóa chính là một tổng thể phức hợp gồm có kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, các khả năng và tập quán mà con người đã tiếp nhận”
- Định nghĩa lịch sử: Dựa vào quá trình kế thừa xã hội và tính ổn định của các nền văn hoá, Edward Sapir đã định nghĩa:”Văn hóa chính là con người, mặc dù con người đó có hoang dã nhất và đang sống trong một xã hội tiêu biểu cho nguyên một hệ thống phức hợp của tập quán. NHững ứng xử và các quan điểm được bảo tồn theo các nguồn truyền thống”.
- Định nghĩa chuẩn mực: Nhà nghiên cứu William Isaac Thomas đã định nghĩa:”Văn hoá là các giá trị vật chất và xã hội của bất cứ một nhóm người nào bao gồm: Thiết kế, tập tục, các phản ứng cư xử…”
- Định nghĩa tâm lý học: Theo nghiên cứu của William Graham Sumner:” Tổng thể những thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp cùng vớinhững thủ thuật như sự biến đổi, chọn lọc hay sự truyền đạt kế thừa”
- Định nghĩa cấu trúc: Nhà nhân loại học Ralph Linton cho ra định nghĩa:”Văn hóa cuối cùng cũng chính là những phản ứng được lặp đi lặp lại ít nhiều qua sự tổ chức của các thành viên xã hội. Văn hóa cũng là sự kết hợp giữa những sự ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền đạt lại nhờ sự kế thừa”
- Định nghĩa nguồn gốc: Theo định nghĩa của nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga Alexandrovich Sorokin:”Văn hóa chính là tổng thể những gì đã được con người tạo ra, hay đã được cải tạo lại bởi những hoạt động có ý thức hay sự vô thức của hai hay nhiều cá nhân có sự tương tác qua lại với nhau và nó được tác động đến lối ứng xử mới của nhau”
3. Định nghĩa tổng hợp về văn hóa
UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chuẩn về văn hóa như sau:”Văn hóa chính là một tập hợp của những điều đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và những cảm xúc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội mà nó đang chứa đựng. Những điều này nằm bên ngoài văn học và nghệ thuật, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Văn hóa được nêu lên qua một khái niệm tổng quát hơn:”Văn hóa chính là những sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và nó phát triển trong những mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hộ. Nhưng song song, văn hóa đã tham gia vào việc tạo nên con người và có sự duy trì bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua quá trình xã hội. Văn hóa đã được tái tạo và phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong những kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và những hành động của con người qua giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã tạo ra”
4. Từ vựng tiếng Anh về văn hóa
- Culture (ˈkʌltʃə(r)): Văn hóa
- Cultural assimilation (ˈkʌltʃərəl əˌsɪməˈleɪʃn): Sự đồng hóa về văn hóa
- Exchange (ɪksˈtʃeɪndʒ): Trao đổi
- Cultural exchange (ˈkʌltʃərəl ɪksˈtʃeɪndʒ): Trao đổi văn hóa
- Cultural festival (ˈkʌltʃərəl ˈfestɪvl): Lễ hội văn hóa
- Cultural heritage (ˈkʌltʃərəl ˈherɪtɪdʒ): Di sản văn hoá
- Cultural integration (ˈkʌltʃərəl ˌɪntɪˈɡreɪʃn): Hội nhập văn hóa
- Cultural misconception (ˈkʌltʃərəl ˌmɪskənˈsepʃn): Hiểu lầm về văn hóa
- Cultural specificity (ˈkʌltʃərəl ˌspesɪˈfɪsəti): Nét đặc trưng văn hóa
- Cultural uniqueness (ˈkʌltʃərəl juˈniːknəs): Nét độc đáo trong văn hóa
- Culture shock (ˈkʌltʃə(r) ʃɒk): Sốc về văn hóa
- Acculturation (əˌkʌltʃəˈreɪʃn): Sự tiếp nhận và biến đổi văn hóa
- Ancient monument (ˌeɪnʃənt ˈmɒnjumənt): Di tích cổ
- Art show (ɑːt ʃəʊ): Buổi biểu diễn văn nghệ
- Artworks shop (ˈɑːtwɜːk ʃɒp): Cửa hàng mỹ nghệ
- Assimilate (əˈsɪməleɪt): Đồng hóa
- Civilization (ˌsɪvəlaɪˈzeɪʃn): Nền văn minh
- Discriminate (against smb) (dɪˈskrɪmɪneɪt): Phân biệt đối xử (với ai)
- Eliminate (ɪˈlɪmɪneɪt): Loại trừ
- Ethical standard (ˈeθɪkl ˈstændəd): Chuẩn mực đạo đức
- Fine art handicraft articles (faɪn ɑːt ˈhændikrɑːft ˈɑːtɪkl): Đồ thủ công mỹ nghệ
- Folk culture (fəʊk ˈkʌltʃə(r)): Văn hóa dân gian
- Full satisfaction guaranteed (fʊl ˌsætɪsˈfækʃn ˌɡærənˈtiː): Bảo đảm hoàn toàn thỏa mãn
- Garments (ˈɡɑːmənt): Đồ may mặc
- Historic site (hɪˈstɒrɪk saɪt): Di tích lịch sử
- Wonder (ˈwʌndə(r)): Kỳ quan
- Wooden carvings (ˈwʊdn ˈkɑːvɪŋ): Đồ gỗ chạm trổ gỗ
- Intangible cultural heritage of humanity (ɪnˈtændʒəbl ˈkʌltʃərəl ˈherɪtɪdʒ əv hjuːˈmænəti): Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
- Integrate (ˈɪntɪɡreɪt): Hội nhập
- International and domestic tours (ˌɪntəˈnæʃnəl ənd dəˈmestɪk tʊə(r)): Các tua du lịch quốc tế và nội địa
- National identity (ˈnæʃnəl aɪˈdentəti): Bản sắc dân tộc
- New Year’s Eve (ˌnjuː jɪəz ˈiːv): Đêm giao thừa
- Offering/ sustenance (ˈɒfərɪŋ/ ˈsʌstənəns): Đồ cúng
- Tradition (trəˈdɪʃn): truyền thống
- Traditional opera (trəˈdɪʃənl ˈɒprə): Chèo
- Oral tradition (ˈɔːrəl trəˈdɪʃn): Truyền miệng
- Prejudice (ˈpredʒədɪs): Định kiến, thành kiến
- Race conflict (reɪs ˈkɒnflɪkt): Xung đột sắc tộc
- Racism (ˈreɪsɪzəm): Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
- Rattan wares (ræˈtæn weə(r)): Đồ làm bằng mây
- Ritual (ˈrɪtʃuəl): Lễ nghi
- Show prejudice (against smb/smt) (ʃəʊ ˈpredʒədɪs): Thể hiện thành kiến (với ai, cái gì)
- Stone stele (stəʊn): Bia đá
- Tangerine trees (ˌtændʒəˈriːn triː): Cây quít, quất
- Tet pole (pəʊl): Cây nêu ngày tết
- Museum (mjuˈziːəm): Bảo tàng
- The Museum of Fine Arts (ðə mjuˈziːəm əv faɪn ɑːt): Bảo tàng mỹ thuật
- The Museum of History (ðə mjuˈziːəm əv ˈhɪstri): Bảo tàng lịch sử
- The Museum of the Army (ðə mjuˈziːəm əv ðə ˈɑːmi): Bảo tàng quân đội
- The Museum of the Revolution (ðə mjuˈziːəm əv ðə ˌrevəˈluːʃn): Bảo tàng cách mạng
- Pagoda (pəˈɡəʊdə): chùa
- The Ambassadors’ Pagoda (ðə æmˈbæsədə(r) pəˈɡəʊdə): Chùa Quán Sứ
- Pagoda of the Heavenly Lady (pəˈɡəʊdə əv ðə ˈhevnli ˈleɪdi): Chùa Thiên Mụ
- The One Pillar pagoda (ðə wʌn ˈpɪlə(r) pəˈɡəʊdə); Chùa Một Cột
- The Perfume Pagoda (ðə ˈpɜːfjuːm pəˈɡəʊdə): Chùa Hương
- The portico of the pagoda (ðə ˈpɔːtɪkəʊ əv ðə pəˈɡəʊdə); Cổng chùa
- The ancient capital of the Nguyen Dynasty (ðə ˌeɪnʃənt ˈkæpɪtl əv ðə Nguyen ˈdɪnəsti): Cố đô triều Nguyễn
- Market (ˈmɑːkɪt): chợ
- The Ben Thanh market (ðə Ben Thanh ˈmɑːkɪt): Chợ Bến Thành
- The Hung Kings (ðə Hung kɪŋ): Các vua Hùng
- The Lenin park (ðə lenin pɑːk): Công viên Lênin
- The Reunification Railway (ðə ˌriːˌjuːnɪfɪˈkeɪʃn ˈreɪlweɪ): Đường sắt Thống Nhất
- The thirty-six streets of old Hanoi (ðə ˈθɜːti sɪks striːt əv əʊld Hanoi): Ba mươi sáu phố phường Hà Nội cổ
- The Trinh Lords (ðə Trinh lɔːd): Các chúa Trịnh
- The Vietnamese speciality (ðə ˌviːetnəˈmiːz ˌspeʃiˈæləti): Đặc sản Việt Nam
- To be imbued with national identity (ɪmˈbjuː): Đậm đà bản sắc dân tộc
- To be well preserved (ˌwel prɪˈzɜːvd): Được giữ gìn, bảo tồn tốt
5. Mẫu câu sử dụng từ vựng tiếng Anh về văn hóa
Văn hóa là chủ đề quen thuộc mỗi khi chúng ta muốn tìm hiểu và chia sẻ những góc nhìn của bản thân về một sự vật, sự việc, hay một đất nước. Với những mẫu câu sử dụng từ vựng tiếng Anh về văn hóa dưới đây, chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng được để giao tiếp trong cuộc sống nhé:
We celebrate New Year’s Eve with parties and fireworks – Chúng tôi ăn mừng đêm giao thừa với tiệc tùng và pháo hoa
Cooking is a hugely important part of French culture – Nấu ăn là một phần vôi cùng quan trọng của văn hóa Pháp.
The film examines the culture clash between the generations – Bộ phim bàn luận về cuộc xung đột văn hóa giữa các thế hệ.
The children are taught to respect different cultures – Những đứa trẻ được dạy phải tôn trọng các nền văn hóa khác nhau
It’s a result of the cultural exchange between Japan and Vietnam – Đó là kết quả của sự trao đổi văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam
Vietnamese Tet traditional holiday is a Cultural uniqueness – Ngày Tết truyền thống là một nét văn hóa độc đáo của Việt Nam
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Văn Hóa là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage https://www.facebook.com/reviews365s
Để lại bình luận
5