Có câu: Nói chuyện là một môn nghệ thuật, cho nên con người phải nói những lời tốt đẹp với nhau. Nhưng gia đình lại chính là nơi thường bị chúng ta xem nhẹ và bỏ quên nhất. Càng xa lạ thì càng khách sáo lễ phép, càng thân thiết lại càng không kiêng dè.

Bởi vì biết rõ người trong nhà sẽ không để bụng hay trách cứ, chúng ta lại càng hay dùng những ngôn từ sắc nhọn với chính người thân yêu trong gia đình mình.

Nhưng gia đình không phải bức tượng đài kiên cố không thể bị quật ngã, hạnh phúc cần được vun vén từ những điều nhỏ nhặt và đơn giản nhất.

Muốn gia đình được hạnh phúc, êm ấm, các thành viên nhất định phải nắm được nghệ thuật nói chuyện trong gia đình.

Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm
Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm

Vậy cái gọi là nghệ thuật nói chuyện trong gia đình đó là gì?

1. Giữa vợ chồng, tôn trọng quan trọng hơn chỉ trích

Giữa hai vợ chồng cần nhiều hơn sự tôn trọng

Nghệ thuật nói chuyện trong gia đình thứ nhất chính là: Vợ chồng chung sống, tôn trọng quan trọng hơn những lời trách cứ.

Biết cách nói những lời tốt đẹp trong gia đình, hạnh phúc sẽ càng bền lâu. Hai vợ chồng chung sống bên nhau, đầu ấp vai kề càng lâu, lại càng nghĩ rằng bởi vì giữa hai người đã quá gần gũi thì cũng không cần quá kiêng cữ ngữ khí và thái độ khi nói chuyện.

Vốn muốn bày tỏ sự quan tâm, nhưng lời ra khỏi miệng lại thành sự oán trách, chỉ trích và chê bai khiến đối phương tổn thương. Bạn có biết, nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên có nợ mới tu thành.

Bên nhau càng lâu, sự nhẫn nại bị bào mòn, cho dù là xuất phát từ ý tốt nhưng lúc nói chuyện cũng không còn để ý đến cảm nhận của đối phương.

Nếu sự trách cứ đó cứ kéo dài, trở thành vòng tuần hoàn ác tính lặp đi lặp lại, rồi sẽ thành tiêu cực, cuộc sống gia đình cũng sẽ xuất hiện nguy cơ và rạn nứt.

Giữa hai vợ chồng, dù chỉ là một vấn đề nhỏ cũng có thể biến thành cái gai ghim vào lòng người, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. "Tu khẩu" là bí kíp để vợ chồng hạnh phúc muôn đời.

Hai người dù thân thiết đến đâu, sống chung với nhau bao lâu cũng vẫn là hai cá thể độc lập. Mỗi người đều có cảm nhận, cách suy nghĩ riêng nên sẽ dễ bị những lời không hay, ý không đẹp làm tổn thương.

Thế nhưng, nếu như đổi một cách nói chuyện khác, tâm trạng của hai người sẽ hoàn toàn khác. Bớt chỉ trích, thêm vào quan tâm và lo lắng nhiều hơn.

Đừng động chút là nổi nóng, gặp phải mâu thuẫn đừng chỉ cãi vã ầm ĩ. Chỉ khi chúng ta bình tĩnh thì mới có thể nói chuyện đàng hoàng, suy nghĩ đến cảm nhận của đối phương.

Đừng nghĩ rằng vì là người thân thiết bên gối thì không cần chú ý đến ngôn từ cử chỉ. Bởi vậy, những lời nói ngọt ngào giữa các cặp vợ chồng là vô cùng quan trọng.

Hai vợ chồng cùng học được nghệ thuật nói chuyện trong gia đình, cuộc sống sẽ càng trở nên hạnh phúc, yên ấm. Trong một ngôi nhà, hai bố mẹ biết cách nói chuyện với nhau, người được hưởng lợi không chỉ có hai người mà còn cả con trẻ.

Cách cha mẹ nói chuyện với nhau, trong vô thức cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và giáo dục con cái.

Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm
Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm

2. Đối với trẻ nhỏ, khích lệ quan trọng hơn đả kích

Với con cái cần nhiều hơn sự động viên, khích lệ

Nghệ thuật nói chuyện trong gia đình thứ 2 chính là: Đối với trẻ nhỏ, khen ngợi sẽ tốt hơn là những lời đả kích

Tiến sĩ tâm lý học  Susan Forward từng viết trong sách rằng: "Trẻ con không hề phân biệt được sự thật và lời nói đùa, chúng chỉ tin tưởng những gì bố mẹ nói với chúng và biến những lời đó thành quan điểm của bản thân".

Không ít bậc làm cha mẹ thích lựa chọn "giáo dục" con mình bằng sự đả kích. Nhưng kiểu giáo dục này vốn không thể mang lại những điều tốt đẹp cho trẻ như cha mẹ chúng nghĩ.

Ngược lại, cách dạy con như vậy còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.

Những đứa trẻ thường xuyên bị đả kích sẽ mang tâm lý tự ti, rơi vào tình cảnh chối bỏ và hoài nghi chính bản thân mình.

Đả kích thường xuyên từ cha mẹ không tạo thành thương tổn rõ ràng ngay lập tức, mà giống như một cây kim, suốt thời gian dài lúc nào cũng chích vào lòng con cái.

Nhà giáo dục thời Thanh, Nhan Nguyên cũng từng nói: "Đếm 10 lỗi sai của con, chẳng bằng thưởng cho con một lời khen".

Thường xuyên khích lệ, khen ngợi con cái sẽ tạo thành ám chỉ tích cực và cổ cũ cho con. Như vậy, con cái sẽ biểu hiện ngày càng xuất sắc hơn, trở nên tự tin, có động lực để vươn lên mỗi ngày như những gì cha mẹ đã kỳ vọng.

Trong tâm lý học, có một khái niệm được gọi là "Hiệu ứng Pygmalion". Hiệu ứng này chỉ ra rằng, một người thường xuyên được ca ngợi sẽ cảm thấy có sự ủng hộ của xã hội, cảm thấy bản thân có giá trị và luôn cố gắng hết sức để tiến bộ không ngừng.

Hay có thể nói, khen ngợi và tin tưởng có thể làm thay đổi hành vi của một người.

Cha mẹ học được cách nói chuyện với con cái, gia đình mới hạnh phúc viên mãn. Làm cha mẹ thì không cần phải thi cử, nhưng cũng cần phải học tập.

Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm
Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm

3. Với cha mẹ, biết ơn quan trọng hơn phàn nàn

Với cha mẹ cần nhiều hơn sự biết ơn, quan tâm

Nghệ thuật nói chuyện trong gia đình thứ 3: Đối với cha mẹ, những lời biết ơn và quan tâm luôn quan trọng hơn lời phàn nàn.

Cha mẹ dù không cho chúng ta tất cả, nhưng những thứ họ trao cho chúng ta chắc chắn là thứ tốt nhất. Cho dù là nghèo đói hay giàu có, cha mẹ đều làm tất cả vì con mình.

Nếu như bạn oán trách cha mẹ mình không thể thỏa mãn nhu cầu về vật chất cho bạn, xin đừng quên rằng, vì trao cho bạn sinh mạng sống trên đời này và tình yêu thương, nuôi dưỡng bạn trưởng thành, những việc đó đã tiêu phí hết tuổi xuân và sức lực của cha mẹ.

Thời đại khác nhau, tư tưởng bất đồng, cách tiếp nhận giáo dục mỗi thời không giống nhau cho nên chúng ta luôn có quan điểm và cách suy nghĩ khác với cha mẹ.

Đừng bao giờ chê trách cha mẹ mình quê mùa lạc hậu, thay vào đó hãy tôn trọng và thấu hiểu cha mẹ, thêm phần yêu thương và biết ơn cha mẹ.

Không ít người tỏ ra khó chịu khi thấy cha mẹ nói dông dài, thậm chí còn lên tiếng trách cứ cha mẹ nói nhiều. Nhưng những lời cha mẹ nói đó làm gì có câu chữ nào không phải xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm tới bạn chứ?

Dặn dò bạn ăn đủ bữa, nhắc nhở bạn mặc đủ ấm, chỉ có những người yêu thương bạn thật lòng mới thường xuyên nhắc nhở, chỉ bảo bạn. Cha mẹ tuyệt đối sẽ chẳng đi dài dòng với một người xa lạ không hề liên quan gì đến họ.

Trong gia đình, quan trọng nhất là phải nuôi dưỡng được tình yêu thương và sự biết ơn với cha mẹ.

Hiếu thuận với cha mẹ, chính là nghệ thuật nói chuyện của con cái. Bạn có thể đứng ở góc độ của cha mẹ để hiểu được sự lo lắng của họ và trấn an những nỗi lo âu, bất an trong lòng cha mẹ.

Khi nói chuyện với cha mẹ đừng bao giờ than phiền, cũng đừng hành động bốc đồng theo cảm tính mà làm tổn thương cha mẹ. Nhất định phải bình tĩnh hòa nhã, đừng chê cha mẹ chậm chạp hay lúc nhớ lúc quên, rồi sẽ đến lúc bạn cũng giống như họ thôi.

Vì cha mẹ để ý tới bạn, nên lời nói của bạn mới có sức mạnh ảnh hưởng tới họ; bởi vì quan tâm cho bạn, nên ngữ khí của bạn mới tác động được đến họ.

Học cách nói chuyện tử tế với cha mẹ, tỉnh táo mà không lạnh nhạt, kiên định mà không cứng nhắc.

Đối đãi thật tốt với người yêu bạn và người bạn yêu, dành cho người thân những lời nói yêu thương, sự quan tâm và kiên nhẫn để cùng vun vén hạnh phúc gia đình.

Bởi vì gia đình là nơi yêu thương, cho nên mỗi câu đều cần có nghệ thuật nói chuyện trong gia đình.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp