Định Nghĩa Xác Suất là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm xác suất đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Các định nghĩa của xác suất sẽ giúp chúng ta hiểu hơn xác suất là một đại lượng thể hiện mức độ xảy ra (thường xuyên hay ít khi) của một biến cố. Trong lịch sử Toán học đã có nhiều định nghĩa cho khái niệm xác suất.

Định nghĩa cổ điển về xác suất

Các định nghĩa của xác suất cổ điển

  • Cho A1, A2, …, An là nhóm các biến cố đầy đủ và có cùng khả năng xảy ra. Khi đó xác suất để xảy ra biến cố Ai là: P(Ai) = 1/n
  • Nếu biến cố A nào đó là tổng của m biến cố thuộc nhóm các biến cố đầy đủ trên thì xác suất của biến cố A là: P(A) = m/n
  • Xác suất xuất hiện biến cố A là tỷ số giữa số các trường hợp thuận lợi để biến cố A xảy ra và số trường hợp cùng khả năng có thể xảy ra khi thực hiện phép thử. Nếu ký hiệu P(A) là xác suất của biến cố A, m là số trường hợp thuận lợi cho biến cố A, n là số trường hợp cùng khả năng có thể xảy ra thì ta có công thức: P(A) = m/n = số trường hợp thuận lợi để A xảy ra / Số trường hợp cùng khả năng có thể xảy ra.

Thí dụ về xác suất cổ điển

Để hiểu rõ về các định nghĩa của xác suất nói chung cũng như xác suất cổ điển nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu ví dụ cụ thể dưới đây:

Từ 1 hộp có 13 bi đỏ và 7 bi trắng có kích thước như nhau, rút ngẫu nhiên 1 bi. Khi đó:

  • Xác suất để rút được bi đỏ là: P(D) = 13/12 = 0.65
  • Xác suất để rút được bi trắng là: P(T) = 7/20 = 0.35
Định Nghĩa Xác Suất là gì? Các định nghĩa Xác Suất trong toán học
Định Nghĩa Xác Suất là gì? Các định nghĩa Xác Suất trong toán học

Xem thêm: Định Nghĩa Bước Sóng là gì? Đặc điểm bước sóng ánh sáng

Định nghĩa thống kê về xác suất

Định nghĩa tần suất

Tần suất xuất hiện biến cố trong n phép thử là tỷ số giữa số phép thử trong đó biến cố xuất hiện và tổng số phép thử được thực hiện. Nêu ký hiệu phép thử là n, số lần xuất hiện biến cố A là k, tần suất xuất hiện biến cố A là: f(A) = k/n

Cùng với khái niệm xác suất, khái niệm tần suất là một trong những khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất.

  • Thí dụ 1: Khi khảo sát ngẫu nhiên 40 sinh viên người ta phát hiện ra 5 sinh viên giỏi. Nếu gọi A là biến cố “xuất hiện sinh viên giỏi” thì tần suất xuất hiện sinh viên giỏi trong số 40 SV được khảo sát là: f(A) = 5/40 = 1/8
  • Thí dụ 2: Để nghiên cứu khả năng xuất hiện mặt sấp khi tung một đồng xu, người ta tiến hành tung đồng xu nhiều lần và thu được kết quả cho ở bảng dưới đây:
Người tiến hành thử

Số lần tung (n)

Số lần được mặt sấp (k) Tần suất f(A)

Thùy Nhiên

Nhất Tâm

Thiên Hương

5268

14400

20045

2671

7021

10033

0,50702

0,50146

0,50052

Từ kết quả các lần thử trên ta thấy khi số phép thử tăng lên, tần suất xuất hiện mặt sấp tiến dần đến 0,5 là xác suất xuất hiện mặt sấp khi tung đồng xu. Vậy tần suất tiến dần đến xác suất khi số phép thử tăng dần đến vô hạn.(Vấn đề này sẽ được tìm hiểu kỹ hơn khi học về luật số lớn). Từ đó ta có định nghĩa thống kê về xác suất.

Định nghĩa xác suất

  • Khi số phép thử tăng lên vô hạn, tần suất xuất hiện biến cố tiến dần đến một số xác định được gọi là xác suất của biến cố đó. Hay nói cách khác, xác suất là giới hạn của tần suất khi số phép thử tăng lên vô hạn.
  • Định nghĩa thống kê về xác suất có ưu điểm lớn là nó không đòi hỏi những điều kiện áp dụng như đối với những định nghĩa cổ điển. Nó hoàn toàn dựa trên các quan sát thực tế để làm cơ sở kết luận về xác suất xảy ra của một biến cố.

Tuy nhiên trong thực tế không thể tiến hành vô hạn phép thử, nhưng đối với số phép thử đủ lớn ta có thể xem xác suất xấp xỉ bằng tần suất. Các định nghĩa của xác suất trên đây đã được minh họa chi tiết hi vọng bạn đã nắm được khái niệm cơ bản này.

Định Nghĩa Xác Suất là gì? Các định nghĩa Xác Suất trong toán học
Định Nghĩa Xác Suất là gì? Các định nghĩa Xác Suất trong toán học

Định nghĩa xác suất theo hình học

Khi số phép thử n(Ω) là vô hạn, ta không thể áp dụng định nghĩa cổ điển để tính xác suất. Trong nhiều trường hợp, ta có thể sử dụng định nghĩa xác suất theo quan điểm hình học như sau:

Định nghĩa xác suất theo hình học

Giả sử một điểm được rơi ngẫu nhiên vào một miền D, A là một mền con của D. Khi đó xác suất để điểm rơi ngẫu nhiên vào miền A được xác định bởi công thức: P(A) = sd(A)/sd(D)

Trong đó sd(A), sd(D) là số đo của miền A, D (có thể là độ dài, diện tích hay thể tích tùy thuộc vào miền xét trên đường thẳng, mặt phẳng hay trong không gian 3 chiều theo từng bài toán cụ thể).

Ta xem xét định nghĩa thông qua một ví dụ điển hình – “Bài toán gặp gỡ”

Hai người bạn hẹn gặp nhau tại một địa điểm đã định trước trong khoảng thời gian từ 19 đến 20 giờ. Hai người đến chổ hẹn độc lập với nhau và qui ước rằng người đến trước sẽ chỉ đợi người đến sau 10 phút,  nếu không gặp thì sẽ đi. Tính xác suất để hai người có thể gặp nhau?

Giải:

Gọi A là biến cố hai người gặp nhau.

Gọi x là số phút tại thời điểm người thứ nhất đến điểm hẹn: 0 ≤ x ≤ 60.

Gọi y là số phút lúc người thứ hai đến điểm hẹn: 0 ≤ y ≤ 60.

Nếu ta biểu diễn số phút x theo trục hoành và số phút y theo trục tung.

Như vậy số phút lúc đến của cả hai người được biểu diễn bằng một điểm có tọa độ (x, y) nằm trong hình vuông có cạnh là 60 (ta lấy phút làmđơn vị). Đó chính là miền D.

D = {(x,y): 0 ≤x ≤ 60; 0 ≤ y ≤ 60}

Để hai người gặp nhau thì số phút lúc đến x, y của mỗi người phải thỏa mãn điều kiện: Ix-yI < hoặc bằng 10

Như vậy các điểm (x, y) thích hợp cho việc gặp nhau là các điểm nằm trong phần A có gạch chéo nằm giữa hai đường thẳng y = x – 10 và y = x + 10

Từ định nghĩa xác suất hình học, ta thấy rằng một biến cố có xác suất bằng 0 vẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn, xác suất để một viên đạn rơi trúng một điểm M trên một miền D bằng không (vì diện tích  S(A) bằng diện tích điểm M, bằng 0), nhưng biến cố đó vẫn có thể xảy ra.

Các tính chất của xác suất

Từ các định nghĩa của xác suất đã nêu trên ta có thể suy ra các tình chất của xác suất:

  1. Nếu A thuộc A thì P(A) <= P(B), P( B A) = P(B)-P(A)
  2. Nếu A là biến cố bất kỳ thì: 0 ≤ P(A) ≤ 1
  3. Xác suất của biến cố chắc chắn bằng một: P(U) = 1
  4. Xác suất của biến cố không thể có bằng không: P(V) = 0
  5. Nếu Aclà phần bù của biến cố A thì: P(Ac) = 1 – P(A)
  6. Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì: P(A U B) = P(A) + P(B)
  7. Nếu A, B là 2 biến cố bất kỳ thỉ: P(A U B) = P(A) + P(B) – P(A ∩ B)

Tổng quát, nếu A, B, C là 3 biến cố bất kỳ thì:

P(A U B U C) = P(A) + P(B) + P(C) – P(A ∩ B) – P(B ∩ C) – P(C ∩ A) + P(A ∩ B ∩ C)

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Xác Suất là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage https://www.facebook.com/reviews365s