Gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Trên thế giới 45 giây sẽ có 1 trường hợp bị đột quỵ, 3 phút có 1 người tử vong vì bệnh lý này. Mỗi năm thế giới mất đi dân số từ 15 -17 triệu người do đột quỵ. Đây là những con số đáng báo động về căn bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ ba trên thế giới. Đáng báo động con số người trẻ ngày càng tăng lên.

Đột quỵ căn bệnh vượt trội ung thư về số ca mắc mới ở Việt Nam

Anh H.N.T (35 tuổi, ngụ Kiên Giang) nhập viện tại đây trong tình trạng huyết áp cao, yếu nửa người trái (nhất là chân trái) không rõ nguyên nhân, giọng nói ngọng không rõ lời.

Bệnh nhân T. cho biết, trước đó 3 ngày, khi xuất hiện các triệu chứng này, anh đã đi khám tại bệnh viện ở địa phương.

Kết quả CT sọ não tại bệnh viện địa phương không phát hiện bất thường nên bệnh nhân được cho thuốc uống, ở lại bệnh viện theo dõi. Sau 2 ngày điều trị, anh xin xuất viện và lên TP.HCM khám lại. Kết quả khám cho thấy bệnh nhân T. đã bị đột quỵ nhồi máu não đỉnh thái dương.

Anh T. đã bỏ qua thời gian vàng can thiệp nhồi máu não. Các bác sĩ cũng chưa tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ để phòng tránh nguy cơ đột quỵ tái phát. Trường hợp của anh T. rất đáng tiếc vì tìm ra đột quỵ quá muộn.

Bác sĩ Đào Duy Khoa, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết Đột quỵ hiện nay được coi là một bệnh có hậu quả rất nặng nề. Nó không chỉ làm người bệnh có thể tử vong mà những người còn sống cũng có thể bị liệt, tàn phế.

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ mới và tỷ lệ tử vong chiếm từ 18-20%. Để thấy con số này lớn thế nào, có thể so sánh với số người mắc mới tất cả các loại ung thư tại Việt Nam năm 2018 (theo Globocan) là 164.671 ca.

Ngoài ra, khoảng 1/3 bệnh nhân bị đột quỵ xong sẽ không thể trở về với cuộc sống như trước đây vì hoặc là liệt, nằm một chỗ hoặc là phải có người hỗ trợ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.

Hiện tại, nhóm tuổi dễ bị đột quỵ là những người lớn tuổi (trên 60 tuổi là bị nhiều nhất). Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân đột quỵ cũng đang "trẻ hóa", nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Đột quỵ căn bệnh vượt trội ung thư về số ca mắc mới ở Việt Nam

Xuất hiện 3 dấu hiệu đột ngột sau phải đến bệnh viện ngay

Bác sĩ Khoa cho biết đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến cho vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng.

Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác…

Đột quỵ xảy ra hoàn toàn đột ngột không có tín hiệu báo trước. Nếu phòng ngừa đột quỵ thì đừng trông chờ vào dấu hiệu báo sắp đột quỵ để kiểm soát.

Các dấu hiệu đột quỵ

Khi có 3 dấu hiệu đột ngột xảy ra là như: Đột ngột yếu người, đột ngột nói đớ, đột ngột méo miệng - sau đó hồi phục, bác sĩ Khoa nhấn mạnh đây là dấu hiệu đột quỵ chứ không còn là dự báo đột quỵ sắp xảy ra.

Vì vậy, gặp các dấu hiệu này đừng chờ đợi mà nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa can thiệp tim mạch.

Đột quỵ căn bệnh vượt trội ung thư về số ca mắc mới ở Việt Nam

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ đó là bệnh lý tăng huyêt áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành. Những năm gần đây đều ghi nhận tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng.

Tuy nhiên, bác sĩ Khoa cho biết ngoài các yếu tố "truyền thống" như trên thì nguyên nhân khiến bệnh đột quỵ ở người trẻ tăng lên đó bệnh chấn thương ở não, dị dạng mạch máu não, viêm mạch máu ở hệ thần kinh trung ương.

Những người trẻ đang tuổi lao động nếu bị đột quỵ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bác sĩ Khoa cho biết điều đáng lo ngại nhiều người trẻ từ 30 – 40 bị đột quỵ vào viện mới biết bản thân họ bị tăng huyết áp từ rất lâu mà không hề hay biết. Nếu đột quỵ sống sót thì khả năng xảy ra đột quỵ trong 5 năm tiếp theo là 25%. Tổn thương não do các lần đột quỵ sau nặng hơn so với lần đầu. Do đó, những ai đã từng bị đột quỵ nên kiểm tra sức khỏe bằng cách tầm soát định kỳ.

Để phòng đột quỵ thì cần điều trị, quản lý tốt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, người trẻ cần bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, lười vận động, ăn uống không khoa học, thức khuya…

Đọc thêm: Mất ngủ chán ăn nên dùng gì?

8, Theo Reviview 365 tổng hợp