- Lãi ròng là gì? Công thức tính Lãi ròng chuẩn nhất
- Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo
- Nghiên cứu thị trường: Top Công ty nghiên cứu thị trường tốt nhất
Nếu bạn có theo dõi Chương trình Shark Tank Việt Nam thì đã quá quen thuộc với hai chức danh Founder và Co-Founder. Vậy Founder là gì? Co-founder là gì?. Reviews365 đã tổng hợp rất chi tiết ở bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Founder là gì, Co-Founder là gì?
Trước tiên, mời bạn cùng tìm hiểu định nghĩa về Founder & Co-Founder
1. Founder là gì?
Theo nghĩa cơ bản thì Founder chính là người sáng lập hay là người thiết lập nên một cái gì đó hoặc cũng có thể là xây dựng nên cơ sở cho một hình thể nào đó. Founder của một tổ chức chính là người đưa tổ chức đó vào sự tồn tại. Đừng nhầm với CEO (Giám đốc điều hành) của Công ty nhé!
Xét trong lĩnh vực kinh doanh, Founder chính là người thành lập công ty, có nghĩa là họ chịu trách nhiệm về các rủi ro để tạo ra một công ty/doanh nghiệp.Thuật ngữ này dành cho những nhà sáng lập đơn lẻ, chủ doanh nghiệp hay công ty tư nhân.
- Founder là người có vai trò quan trọng trong việc phát triển từ ý tưởng lên doanh nghiệp, tìm kiếm, đầu tư các nguồn lực, nhân tố để xây dựng lên công ty & mang đến thành công.
Ví dụ về Founder:
Bạn có thể hình dung rõ hơn về Founder qua ví dụ về Michael Dell – Một trong những Founder nổi tiếng trên thế giới. Ông đã bỏ việc theo đuổi đại học Texas khi theo học năm thứ 2 & sáng lập ra công ty Dell Computer.
Ông có mối quan tâm đến máy tính, vào đầu những năm 1980 khi ngành công nghiệp máy tính cá nhân còn chưa phát triển, chỉ ở giai đoạn “trứng nước”.
Trong năm đầu tiên, Ông đã bán được 6 triệu USD và tới năm 1992 ông đã được bầu làm CEO trẻ nhất trong danh sách 500 công ty hàng đầu trong danh sách Top Fortune. Tính tới hiện nay, Dell Computers đã trở thành 1 trong những thương hiệu sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.
2. Những phẩm chất cần có của 1 Founder
Có niềm đam mê mãnh liệt
- Phẩm chất đầu tiên của một Founder đó chính là đam mê về một điều gì đó. Đây chính là động lực giúp họ không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm.
- Trong quá trình theo đuổi đam mê, những kiến thức Marketing, kiến thức quản trị kinh doanh, kiến thức về thị trường và kĩ năng sẽ được trau dồi liên tục. Chính điều này sẽ giúp họ thực hiện được những ý tưởng của mình, cho dù điều có điên rồ và khó thực hiện.
Quyết đoán
- Các Founder thành công đều biết cách nắm bắt thời cơ rất tốt. Sự thành công không dành cho người nhút nhát và thiếu ý chí. Sự quyết đoán sẽ giúp người Founder đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời để vượt qua những giai đoạn khó khăn khi khởi nghiệp.
Mối quan hệ rộng
- Mối quan hệ chính là nguồn tài sản vô giá của các Founder. Các nhà sáng lập thường rất thích giao lưu, học hỏi. Trong những buổi gặp mặt này, những ý tưởng mới có thể nảy sinh, những ý tưởng tương đồng có thể gắn kết với nhau.
Sự tự tin
- Sự tự tin và làm chủ được cảm xúc chính là chìa khóa cho sự thành công của Founder. Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn khởi nghiệp.
- Do đó, chắc chắn họ sẽ gặp nhất nhiều khó khăn. Chính vì vậy đòi hỏi 1 người Founder cần phải biết tự tin để vững vàng điều hành doanh nghiệp của mình.
Khả năng quan sát
- Founder luôn là người có khả năng quan sát rất tốt, họ có thể nhìn ra được những nhu cầu đang bị thiếu thốn của xã hội. Từ đó, họ sẽ nghĩ ra được ý tưởng cho những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường và đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
3. Co-Founder là gì?
Co-Founder có thể hiểu đơn giản về sự hợp tác hoặc đồng sáng lập giữa 2 hay nhiều người để cấu thành lên 1 tổ chức, công ty hay đơn vị cụ thể nào đó.
Đơn giản hơn: Nếu công ty có hai người cùng sáng lập & làm chủ trở lên thì ta gọi những người đó là Co-Founder.
Ví dụ về Co- Founder:
Sergey Brin & Larry Page chính là hai nhà đồng sáng lập lên Google & họ được gọi là Co-Founder.
Hình thức đồng sáng lập công ty, doanh nghiệp không còn xa lạ, khá phổ biến hiện nay, nhất là với các doanh nghiệp trẻ hay dạng Startup. Các công ty này sẽ được dẫn dắt, điều hành bởi 1 đội ngũ lãnh đạo theo hình thức đồng hợp tác.
Từ đó được đầu tư nhiều hơn về chất xám, được chăm sóc kỹ hơn cũng như phát triển với quy mô lớn hơn chỉ trong 1 thời gian ngắn.
Founder & Co-Founder khác nhau như thế nào?
Thường thì cả hai thuật ngữ Founder và Co-Founder được dùng trong kinh doanh, khởi nghiệp là chủ yếu. Về cơ bản Founder là người tìm thấy & thiết lập lên một doanh nghiệp nào đó.
Còn lại một Co-Founder về cơ bản là người giúp đỡ người sáng lập thành lập lên công ty/doanh nghiệp & cung cấp các kỹ năng, tài nguyên cùng với ý tưởng của họ cho doanh nghiệp.
1. Về trách nhiệm của Founder
Trách nhiệm của Founder là phải đưa ra ý tưởng có tính khả thi cũng như có lợi nhuận thường xuyên cho doanh nghiệp, công ty cũng như đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, đưa ra mô hình kinh doanh & thu hút thêm người tham gia vào công ty.
Trách nhiệm chính của Founder đảm bảo công ty phải thành công, đem lại lợi nhuận. Thay vì thất bại thì Founder phải thực hiện các biện pháp để phát triển công ty từ ban đầu cho tới khi có thể ổn định & đứng vững.
2. Về trách nhiệm của Co-Founder
Vì Co-Founder là người đã tìm ra công ty hoặc hợp tác cùng với Founder để vận hành, phát triển công ty. Như vậy xét về trách nhiệm, Co-Founder sẽ giúp đưa ra ý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người sáng lập (Founder) có thể hoàn thành được nhiệm vụ dẫn dắt công ty/doanh nghiệp thành công.
Để trở thành một Founder giỏi, bạn cần gì?
Để trở thành một Founder giỏi không dễ dàng chút nào. Bạn sẽ gần như đầu tàu của một tổ chức để đi đến bờ thành công. Vậy làm gì để trở thành một Founder giỏi? Câu trả lời là:
1. Hãy làm việc hoặc thực tập tại các công ty Start-up
- Hãy hình dung rằng, các công ty start-up hoạt động gần như bắt đầu từ con số 0. Cách thức hoạt động của một công ty start-up rất khác so với những công ty lớn. Vì thế việc học hỏi những người đã đi trước để có kinh nghiệm xử lý những thăng trầm trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.
- Bạn có thể trải nghiệm những khó khăn, cơ hội & thách thức, cách làm việc của những Founder khi bắt đầu khởi nghiệp. Ngoài ra, đây là cơ hội để bạn đảm nhận một số vai trò và những điều bạn sẽ phải thực hiện cùng với các Founder khác của công ty.
2. Hãy học hỏi từ những cố vấn
- Một trong những cách để trở thành Founder giỏi chính là hãy tìm gặp những cố vấn. Thường thì những cố vấn họ đã có những kiến thức, chuyên môn & có thể trải qua hoặc tiếp xúc với những Founder như bạn.
- Họ có thể là Founder của công ty khác, là các giáo sư khởi nghiệp tại những trường đại học, thậm chí có thể là bạn bè, người thân hay bất cứ ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động bạn hướng tới…
- Chắc chắn việc thành công của bạn không thể nào chỉ một mình bạn tạo dựng lên, đó là sự gắn bó, giúp sức từ nhiều người khác. Bạn hãy cho họ thấy được sự thông minh, có cố gắng, quyết tâm hay động lực. Luôn có mong muốn được học hỏi & chứng tỏ bạn có đủ sức để đi một chặng đường dài.
3. Hãy chọn một lớp học dành cho doanh nhân
- Nếu muốn trở thành một Founder thật sự, bạn phải học & có đủ khả năng để quán xuyến nhiều thứ hơn nữa. Hãy tham gia một lớp học doanh nhân, ở đó bạn không chỉ tiếp xúc với các kiến thức mà bạn chưa từng nghĩ đến trên con đường trở thành Founder. Không chỉ thế, tại lớp học, bạn có thể sẽ gặp những người có cùng chí hướng, người có kinh nghiệm hoặc các đối tác khác có thể sẽ giúp ích cho bạn sau này khi vận hành, phát triển công ty.
- Bạn có thể học tại trường, lớp nào đó hoặc nếu không có nhiều thời gian, không tiện di chuyển, hãy thử với những khóa học trực tuyến để phát triển các kỹ năng của mình trước.
4. Tham gia nhiều hơn các sự kiện khởi nghiệp
- Khi bạn bắt đầu một công ty và có được sự hỗ trợ của nhiều người chính là cách để bạn đi tới thành công nhanh nhất.
- Các sự kiện khởi nghiệp chính là cơ hội cho bạn để gặp những người có cùng chí hướng để giúp ích sau này. Đừng chỉ đi rồi về, hãy đi, mang về những kiến thức & card visit cùng một vài mối quan hệ có được tại đó.
5. Thường xuyên cập nhật tin tức
- Đừng bỏ lỡ những tin tức được cập nhật thường xuyên. Bằng công cụ nào đó như thời sự trên ti vi, bản tin tài chính, thông tin kinh doạnh… trên báo đài cũng là cách để bạn học, bắt kịp xu hướng.
Kết luận về Founder là gì, Co-Founder là gì?
Hy vọng bài viết trên của Reviews365 đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Founder là gì?” cũng như phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder. Thông thường, các Founder đều là những người khác biệt và phải trải qua rất nhiều thử thách để có được thành công. Và Co-Founder sẽ là người hỗ trợ họ.
Tóm lại, tuy khác nhau về trách nhiệm, nhưng Founder và Co-Founder phải là những người cùng chung lý tưởng, định hướng giải pháp và hỗ trợ nhau để vượt qua những khó khăn khi khởi nghiệp.
Để lại bình luận
5