Trong thời gian qua mọi người thường nghe nhắc tới công ty đa cấp hoặc kinh doanh đa cấp mà không biết rằng chúng có thực sự tốt hay không. Tham khảo những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Đa cấp là gì?

Đa cấp là tên gọi của một kênh hay chiến lược phân phối hàng hóa thông qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, nhánh khác nhau.

Bán hàng đa cấp là gì?

Bán hàng đa cấp còn có tên gọi khác là kinh doanh đa cấp (Tiếng Anh: Multi-Level Marketing) là hoạt động cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Các thành viên tham gia mạng lưới đa cấp được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Theo Nghị quyết về hoạt động bán hàng do Chính Phủ cấp, tại Điều 2 có chỉ rõ:

  • “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo
Bán hàng đa cấp là gì?

1. Lịch sử hình thành kinh doanh đa cấp

Bán hàng đa cấp tạo nên một làn sóng mạnh mẽ ngay từ khi nó xuất hiện ở thập niên 90. Giai đoạn bùng nổ của hình thức này diễn ra từ năm 1979 – 1990, đã có hàng trăm công ty đa cấp đã được thành lập mỗi ngày. Sức nóng của hình thức bán hàng này lớn tới mức cả những công ty nổi tiếng như Ford, Colgate, Coca-Cola cũng lựa chọn để áp dụng trong việc phân phối sản phẩm.

Tại Việt Nam hình thức kinh doanh đa cấp này mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 21. Kinh doanh đa cấp có rất nhiều các công ty lừa đảo núp bóng và có 1 bộ phận không nhỏ cả những nhà phân phối sai trái đã khiến dư luận phải bắt đầu lên tiếng để phản đối hình thức này.

Tính đến năm 2004, Việt Nam đã thống kê được con số công ty đa cấp là 20, chủ yếu phân phối những sản phẩm về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Tới đầu tháng 10, 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã được thành lập, bổ nhiệm Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội – Bà Trương Thị Nhi cũng là đại diện của của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ tại Việt Nam làm chủ tịch nhiệm kỳ 5 năm từ 2009 – 2014.

Tính đến tháng 6.2011, Việt Nam có tới 63 doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (Thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam). Năm 2013, 1 triệu người dân Việt Nam đã tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp.

2. Các thuật ngữ được dùng trong bán hàng đa cấp

Trong bán hàng đa cấp có 1 số những thuật ngữ hay được dùng, bạn có thể tham khảo để giúp mình hiểu rõ hơn.

Thuật ngữ nhà phân phối:

  • Thuật ngữ nhà phân phối chỉ những người tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp. Những người này sẽ trực tiếp sử dụng sản phẩm, sau đó chịu trách nhiệm giới thiệu về sản phẩm cho những người khác, thuyết phục họ vào mạng lưới để cùng trở thành nhà phân phối sản phẩm.
  • Trong kinh doanh, nhà phân phối sản phẩm sẽ là người được trả % hoa hồng từ việc bán sản phẩm của chính họ trong toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên với hình thức tháp ảo của kinh doanh đa cấp thì % này sẽ chỉ được trả khi có người tham gia vào mạng lưới đó.

Người bảo trợ:

  • Người bảo trợ là người đỡ đầu và có trách nhiệm mời hỗ trợ trực tiếp cho những người tiêu dùng để trở thành 1 thành viên trong mạng lưới đa cấp đó.
  • Tầng, tuyến trên, tuyến dưới, tuyến ngang: Bên dưới sẽ còn rất nhiều những tầng lớp và tuyến người ăn theo cấp trên, cứ thế càng lôi kéo được nhiều người tham gia vào mạng lưới này thì tuyến bên trên sẽ càng được ăn chia lợi nhuận cao.
Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo
Bán hàng đa cấp là gì?

Đặc điểm của mô hình bán hàng đa cấp

Dựa vào định nghĩa, chúng ta có thể nhận biết được đặc điểm của bán hàng đa cấp như sau:

Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ hàng hóa

  • Công ty bán hàng đa cấp có thể là công ty trực tiếp sản xuất và tiếp thị, bán lẻ sản phẩm hoặc phân phối hàng hóa do các công ty khác sản xuất. Công ty đa cấp bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị.

Những người tham gia sẽ thực hiện quá trình tiếp thị và bán sản phẩm dưới những cấp độ, những nhánh khác nhau

  • Nếu như các công ty, doanh nghiệp hoạt động bình thường chọn kênh phân phối hàng hóa là cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, sàn thương mại điện tử … thì mô hình bán hàng đa cấp lại được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.

Người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng

Đối với hình thức bán hàng đa cấp người bán hàng không nhận lương cơ bản kèm doanh số như mô hình truyền thống mà thông qua hai nguồn:

  • Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng;
  • Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia bán hàng đa cấp.

Để thu được nhiều lợi nhuận, tiền thưởng cao thì những người trong đội ngũ bán hàng của công ty phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Nói cách khác, mỗi hệ thống sẽ áp dụng chiến lược kinh doanh khác nhau để bán được lượng lớn hàng hóa. Điều này sẽ giúp họ thu được khoản tiền lớn nhờ vào cách phân phối sản phẩm đến đúng khách hàng. 

Bên cạnh đó, đây cũng là cách để giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng, không cần phải qua nhiều khâu trung gian. Cũng như giúp xã hội giảm bớt vấn đề việc làm cho nhiều người. 

Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo
Nguyên tắc hoạt động của mô hình đa cấp

Nguyên tắc hoạt động của mô hình đa cấp

Như vậy, kinh doanh đa cấp chính là phương pháp bán hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhiều hơn, chúng hoạt động như sau: 

  • Sản phẩm của công ty từ nơi sản xuất được đem tới trực tiếp cho người mua hàng. Thông qua các hình thức bán bởi nhà phân phối được quản lý bởi hệ thống đa cấp này. 
  • Nhà phân phối được phân chia thành nhiều tầng và nhánh theo mô hình kim tự tháp. Trong đó, những người ở tuyến trên sẽ đảm nhận nhiệm vụ tuyển thêm nhiều người để gia nhập vào mô hình (được gọi là đại lý, cộng tác viên hoặc nhân viên tuyến dưới).

Sau mỗi lần bán được sản phẩm, nhà phân phối sẽ hưởng phần trăm hoa hồng và tiền thưởng nhiều hơn. Thậm chí họ còn hưởng thêm hoa hồng từ đơn hàng bán thành công bởi các tuyến dưới. Còn đại lý, cộng tác viên sẽ hưởng mức hoa hồng và tiền thưởng tùy vào doanh thu và số lượng hàng hóa bán được.

Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?

Tại các quốc gia trên thế giới, bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao, kích thích tiềm năng bán hàng của nhân viên và tiết kiệm thời gian cũng như hệ thống phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.

Vì sau? Dưới đây là bảng so sánh quy trình bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp.

Bán hàng truyền thống Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng
Bán hàng đa cấp Nhà sản xuất => Người tiêu dùng

Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo

Mặc dù về bản chất mô hình bán hàng đa cấp là tốt, nhưng trên thực tế và đặc biệt là tại Việt Nam, nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng hệ thống bán hàng đa cấp để lừa đảo người tiêu dùng và bóc lột sức lao động của nhân viên.

Để nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo có thể thông qua một số thông tin dưới đây.

Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền

  • Nếu bạn được tuyển vào một công ty để bán hàng và cần phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì có thể đây là một công ty bán hàng đa cấp lừa đảo. Công ty bán hàng không được yêu cầu người tham gia/nhân viên phải mua một số lượng hàng hóa nhất định mới được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
  • Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.

Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống

  • Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của mô hình bán hàng đa cấp lừa đảo. Một số công ty bán hàng đa cấp không yêu cầu nhân viên tập trung bán hàng, giới thiệu sản phẩm mà chỉ cần giới thiệu người tham gia vào hệ thống và ăn “hoa hồng” từ việc giới thiệu đó.
  • Nên biết rằng, một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn

  • Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận. Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.

Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày

  • Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.

Không có giấy phép bán hàng đa cấp

Truy cập website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: http://www.vca.gov.vn/DNBHDC.aspx?CateID=424 để kiểm tra xem công ty có giấy phép bán hàng đa cấp hay không.

Bán hàng đa cấp là gì? Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo
Cách nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo

Thực trạng sự biến tướng của mô hình đa cấp hiện nay tại Việt Nam

Tuy mang lại nhiều lợi ích và có những mặt tích cực nhưng hiện nay đa cấp cũng có sự biến tướng không ít. Do một bộ phận nhỏ lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp để lừa đảo, lôi kéo người kém hiểu biết tham gia. Đây cũng chính là lý do làm mô hình này bị mọi người lên án và xa lánh.

Không khó để tiếp cận được các mô hình đa cấp lừa đảo tại Việt Nam mà đối tượng bị lợi dụng là các bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa ra trường, những người đang có thời gian nhàn rỗi sẽ dễ bị dụ dỗ tham gia vào đường dây đa cấp nhiều nhất.

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Nghị định số 40/2018/NĐ-CP).

Hiện nay, chỉ có 22 doanh nghiệp BHĐC đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (danh sách các doanh nghiệp BHĐC luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn). Dưới đây là một số công ty bán hàng đa cấp được cấp phép tại Việt Nam:

  1. Công ty TNHH MTV Thương Mại Mỹ Lợi
  2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam
  3. Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng
  4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam
  5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam
  6. Công ty TNHH Best World Việt Nam
  7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
  8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt
  9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế
  10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam
  11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)
  12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam
  13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam
  14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam
  15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
  16. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam
  17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
  18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam
  19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam
  20. Công ty TNHH Amway Việt Nam
  21. Công ty TNHH Seacret
  22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam.

Như vậy, bản chất đa cấp không xấu mà còn tạo nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người. Quan trọng nhất, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chọn lựa đúng công ty uy tín để tham gia. Hy vọng bài viết giải đáp thắc mắc đa cấp là gì sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn khách quan về hình thức kinh doanh này.

Nếu bạn muốn tham gia vào hình thức kinh doanh này, thì hãy thật cân nhắc và tìm hiểu thật kĩ về công ty nhé! Hãy theo dõi Reviews365 mỗi ngày để có được thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình nhé!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp