Khô âm đạo chẳng chừa ai
Khô âm đạo không chỉ là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay phụ nữ sau khi sinh mà bệnh khó nói này còn ảnh hưởng tới một bộ phận không nhỏ phụ nữ trẻ tuổi. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ độ tuổi trên 35 và 20% phụ nữ từ 25 – 30 tuổi bị khô âm đạo.
Tuy là vấn đề tế nhị, nhưng khô âm đạo lại ảnh hưởng lớn tới tâm lý, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.
Vậy, nguyên nhân nào gây khô âm đạo?
Nội tiết kém
Giảm nồng độ estrogen là nguyên nhân chính gây khô âm đạo. Bình thường, hormone duy trì mô âm đạo mạnh khỏe bằng cách tiết chất nhờn, duy trì độ đàn hồi và độ acid bình thường ở âm đạo. Chất nhờn âm đạo giúp bảo vệ các mô khỏi sự tổn thương và nhiễm trùng.
Khi sự bài tiết chất nhờn giảm đi, lớp niêm mạc âm đạo bị khô, rát và mỏng, kém đàn hồi, kém co giãn và dễ bị tổn thương. Thiếu chất nhờn cũng làm thay đổi độ pH âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là một trong những dấu hiệu điển hình của rối loạn nội tiết tố, khiến kinh nguyệt thưa hoặc mất kinh, lượng hormone estrogen giảm hẳn ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhờn âm đạo. Rối loạn hormone nội tiết còn liên quan đến hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, gây khô âm đạo.
Thụt rửa âm đạo
Nhiều người do quá sạch sẽ nên thụt rửa âm đạo quá sâu, hoặc dùng xà phòng, sữa tắm vệ sinh vùng kín làm thay đổi độ cân bằng pH âm đạo, gây viêm âm đạo nên có cảm giác khô, ngứa.
Căng thẳng, stress
Áp lực cuộc sống, công việc và gia đình khiến người phụ nữ căng thẳng, mệt mỏi làm suy giảm ham muốn, không còn hứng thú với chuyện "yêu".
Bệnh tật
Những trường hợp phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng do bệnh lý hoặc đang hóa trị, xạ trị cũng bị khô âm đạo.
Kích thích chưa đủ
Khi được kích thích đủ, “cô bé” sẽ tiết chất nhờn để có thể sẵn sàng với chuyện "yêu", nhưng nếu kích thích chưa đủ, hoặc do ham muốn chưa bùng nổ, “cô bé” sẽ chưa tiết đủ dịch nhờn gây khô. Cố thực hiện khi “cô bé” chưa sẵn sàng có thể khiến bạn bị đau rát, trầy xước, tổn thương niêm mạc.
Để hết khô – Dễ mà không dễ!
Dễ bởi nếu tìm đúng nguyên nhân, chị em có thể phòng tránh được nguy cơ này. Tuy nhiên, sẽ không dễ nếu như chính việc rối loạn nội tiết trong cơ thể gây ra khô hạn. Để giảm khô, dùng gel bôi trơn không phải là giải pháp, mà điều cần làm là: Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể!
Dùng thuốc nội tiết (dạng uống, tiêm) không được khuyến khích bởi có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bổ sung nội tiết qua thực phẩm chức năng hiện là xu hướng được nhiều người tin chọn, bởi độ an toàn và tác dụng lâu dài.
Để lại bình luận
5