- 4 câu chuyện minh chứng tình yêu không thể thiếu sự chân thành
- Quà tặng dành cho người cao tuổi: Nên tặng gì cho người lớn trong dịp tết?
- Lời chúc ngủ ngon dễ thương, lãng mạn, hài hước: Trao cho nhau những yêu thương
1. Nguồn gốc câu nói
Vì sao gọi là mùng 1 Tết cha mùng 2 Tết mẹ mùng 3 Tết thầy, nguồn gốc câu nói này từ đâu mà ra? Câu nói dân gian này ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết mà ông cha để lại chứ không theo sách vở nào cả được người đời truyền tai nhau qua bao nhiêu năm.
Đây cũng chính là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết Việt đầu năm. Miền Nam có một phiên bản khác là "Mùng một ăn Tết tại gia (nhà), mùng Hai Tết vợ, mùng Ba Tết Thầy".
Câu nói trên phản ánh một nếp sống đẹp của người Việt mỗi dịp Tết đến. Người Việt tin rằng, cả ba mối quan hệ này đều liên hệ trực tiếp và chặt chẽ đến sự xuất hiện, phát triển và trưởng thành của mỗi người. Vì thế cả ba mối quan hệ đó rất quan trọng.
Từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán được coi là dịp nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. Đây là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình có dịp được ngồi quây quần bên nhau sau một năm dài làm việc vất vả.
Đồng thời 3 ngày Tết quan trọng cũng là cơ hội để mọi người thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè và cầu chúc cho nhau thêm một năm mới bình an và hạnh phúc.
2. Giải thích nghĩa của câu nói
2.1 Mùng 1 Tết cha
Tết cha, vì nhờ có cha mà chúng ta được lớn lên mỗi ngày, vì "công cha như núi ngất trời” không có gì sánh bằng.
Theo quan niệm của người Việt từ xa xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm “mùng một Tết cha” có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.
Theo thông lệ ngày xưa, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành, nhưng ngày nay thì không phức tạp như vậy nữa, cứ con cháu vào chơi vui vẻ là được.
Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.
Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc. Đồng thời bạn cũng nên biết xuất hành đầu năm 2022 ngày mùng 1 như thế nào để thuận lợi, cả năm đi lại bình an, may mắn.
2.2 Mùng 2 Tết mẹ
Cùng với cha, mẹ hy sinh cả cuộc đời để nuôi dạy chúng ta nên người. "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Mẹ không chỉ đại diện cho dòng họ bên ngoại. Mẹ chính là người đã mang nặng, đẻ đau và sinh chúng ta ra trong cuộc đời này.
Vì vậy, mẹ xứng đáng có trọn vẹn ngày mùng 2 Tết để đón nhận nơi chúng ta, những người con, tình yêu thương như một sự bù đắp cho những hy sinh to lớn và sự tần tảo của mẹ.
Sang ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái ở riêng hoặc đi làm ăn xa có dịp về quê ăn Tết sang nhà ông bà cha mẹ bên ngoại. Nghi thức chung cũng tương tự như bên nội.
Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.
Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.
Nội ngoại đều như nhau, đều mang ơn sinh thành to lớn, đạo làm con làm tròn chữ “hiếu” phải đi Tết ở cả 2 bên nội ngoại như nhau nếu có đủ điều kiện.
Nếp sống đẹp ngày Tết này thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại, cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.
2.3 Mùng 3 Tết thầy
Cuối cùng là mùng 3 Tết thầy. Đây là ngày dành cho thầy cô, những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ và những bài học, ngày cuối cùng tỏng 3 ngày Tết của người Việt. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết, bạn đã chuẩn bị gì cho 3 ngày Tết quan trọng chưa?
Ngày “Tết thầy” này được xem như là “ngày Nhà giáo Việt Nam” thời xưa khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người đưa đò.
Ngoài ra, đây cũng là dịp những người trẻ Việt họp lớp, giao lưu với những người bạn cũ sau một năm dài ít có cơ hội gặp gỡ.
Không chỉ có các học trò học chữ đến với thầy dạy chữ mà thầy được người Việt mở rộng nghĩa là những bậc có công dạy chữ lẫn dạy nghề, dạy cả những bộ môn nghệ thuật như dạy đàn, dạy hát…
Người Việt có một câu thành ngữ chân phương, nôm na nói về vai trò người thầy là “Không thầy đố mày làm nên”.
Công dưỡng dục thuộc về cha mẹ nhưng công lao dạy dỗ thành người hiểu biết, thành người có nghề nghiệp để sau này sinh sống bên ngoài xã hội và định vị cuộc đời mình trong xã hội là người thầy.
Với tinh thần tôn sư trọng đạo, người Việt quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng trí thức, bằng chữ.
Ngày xưa cho dù làm quan to đến mấy thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòng tôn sư trọng đạo như thế.
Ngày Tết của dân tộc Việt Nam mình có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Để lại bình luận
5