Khái Niệm Dịch Hại là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm dịch hại đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Khái Niệm Dịch Hại là gì?

Dịch hại là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm: côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, vi rút, phytophasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật.

Dịch hại cây trồng là những đối tượng sinh vật dùng các bộ phận của cây trồng làm nguồn dinh dưỡng. Chúng ăn phá hoặc ký sinh làm cho cây trồng bị mất đi hay bị tổn thương các bộ phận, làm cho cây trồng kém phát triển hay bị chết và cuối cùng làm giảm năng suất trồng trọt. Khi dịch hại bộc phát trên diện rộng được gọi là dịch (với tên loài gây hại cụ thể) ví dụ như dịch chuột, dịch rầy nâu…

Định nghĩa khác về dịch hại: Dịch hại là bất cứ loài, chủng hoặc biotype của tác nhân gây tổn hại thực vật, động vật, hoặc gây bệnh cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật (FAO, năm 1990, sửa đổi FAO, 1995; IPPC, 1997).

Phân loại dịch hại

Có rất nhiều loài sinh vật gây hại thực vật nói chung và gây hại đối với từng loài cây trồng nói riêng, gồm những sinh vật ký sinh gây bệnh có kích thước nhỏ bé như virus, vi khuẩn, nấm bệnh cho đến những loài có kích khá lớn mà mắt con người quan sát được như côn trùng, động vật có xương sống như chuột, sóc…

Sau đây là những loài dịch hại cây trồng thường gặp:

  • Các loài dịch hại cây trồng là vi sinh vật: Virus hại cây trồng, Mycoplasma, Vi khuẩn ký sinh gây hại cây trồng, Nấm ký sinh gây hại cây trồng, Tuyến trùng gây hại cây trồng.
  • Các loài dịch hại cây trồng côn trùng:

Bộ cánh đều= Bộ Đẳng cánh (Isoptera) : như mối

Bộ bọ ngựa (Mantodea): Như Bọ ngựa.

Bộ cánh da (Dermaptera) : Như

Bộ cánh úp (Plecoptera): Như  

Bộ cánh thẳng (Orthoptera): Như Châu chấu, cào cào, muồm muỗm, dế…

Bộ Psocoptera như: Rệp sáp

Bộ cánh viền (Thysanoptera): Như, Bọ trĩ

Bộ cánh nửa (Hemiptera) : Như rầy nâu, rầy xanh.

Bộ cánh cứng (Coleoptera): Như Bọ hung, Đuôn dừa..

Bộ hai cánh (Diptera) : Như Ruồi đục quả, muỗi hành…

Bộ Cánh vẩy/cánh phấn (Lepidoptera): Như Sâu cuốn lá lúa, sâu phao…

Bộ cánh màng (Hymenoptera): Như kiến, ong…

Khái Niệm Dịch Hại là gì? Biện pháp kiểm soát dịch hại tổng hợp
Phân loại dịch hại - kiểm soát dịch hại tổng hợp hiệu quả
  • Các loài dịch hại là nhện nhỏ

Có hai loài nhện nhỏ phổ biến là:

Nhện đỏ: Hại cây trồng cạn.

Nhện gié hại lúa: Xuất hiện ở Nam và Trung Bộ Việt Nam trong những năm gần đây.

  • Các loài dịch hại cây trồng là động vật: Cua đồng, Ốc bươu vàng, Chim, Dơi, Chuột
  • Các dịch hại là thực vật: Rong, tảo; Bèo; Cỏ dại; Cây dại; Dây leo ký sinh

Biện pháp kiểm soát dịch hại tổng hợp hiệu quả

IPM được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Integrated Pest Management-IPM”, có nghĩa là “quản lý dịch hại tổng hợp”. Là một bước phát triển cao hơn các biện pháp “kiểm soát dịch hại tổng hợp” (Integrated Pest Control-IPC) hay “phòng trừ dịch hại tổng hợp” đã có trước đây bằng cách khai thác thêm hiệu quả từ các quy luật của hệ sinh thái đồng ruộng.

Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Quản lý dịch hại tổng hợp: “ là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế”.

Mục đich cuối cùng của QLDHTH (IPM) là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế  nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Trên ý nghĩa đó, QLDHTH (IPM) không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh  mà muốn điều hoà các mối cân bằng trong Hệ sinh thái. Như vậy, QLDHTH (IPM) phải được giải quyết trên tinh thần: tổng hợp, toàn diện và chủ động.

Nghĩa là phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý. Trong hệ thống đó, các biện pháp bổ sung cho nhau, phát huy kết quả lẫn nhau, tạo nên những  tác động và sức mạnh tổng hợp phát huy đến mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây trồng, loại trừ tác hại của sâu bệnh.Tuy nhiên khi xây dựng chương trình QLDHTH cho cây trồng, áp dụng ở một vùng  sản xuất  nhất định, phải tuỳ thuộc vào các đặc điểm về môi trường, thời tiết, khí hậu, tình hình dịch hại, trình độ nhận thức và khả năng kinh tế  của nông dân...để lựa chọ các biện pháp  thích hợp.

Xem thêm bài viết về: "Khái Niệm Quang Tự Dưỡng là gì? Quang dị dưỡng là gì?" tại đây!

Kết luận về dịch hại:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Dịch Hại là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365