Khái Niệm Lập Kế Hoạch Sản Xuất là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm lập kế hoạch sản xuất đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Khái niệm lập kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, phương pháp lập và quản lý kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình từ đó tăng cao lợi nhuận. Vậy, kế hoạch sản xuất là gì?

Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó nhà máy/bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất. Bản kế hoạch này sẽ cho thấy được số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ thông thường.

Khái Niệm Lập Kế Hoạch Sản Xuất là gì? Vai trò và các bước lập kế hoạch sản xuất
Khái niệm lập kế hoạch sản xuất là gì?

Một số quan điểm về kế hoạch sản xuất:

Theo cách tiếp cận theo quá trình, Steyner (Strategic planning, 1979) đã đưa ra nhận định: “Công tác lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp. Nó cho phép thiết lập các quyết định khả thi và đồng thời cũng bao gồm chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.”

Còn với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò, theo Ronner: “Hoạt động lập kế hoạch là một trong những hoạt động nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tìm ra con đường huy động và sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có hiệu quả đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.”

Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất:

  • Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực là một trong những mục tiêu của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Quá trình lập kế hoạch cung cấp thông tin mà lãnh đạo, nhà quản lý cần để đưa ra quyết định hiệu quả về cách phân bổ các nguồn lực theo cách giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu. Năng suất được tối đa hóa và nguồn lực không bị lãng phí cho các dự án có ít cơ hội thành công.

  • Thiết lập các mục tiêu của doanh nghiệp

Đặt ra các mục tiêu thách thức mọi người trong doanh nghiệp phấn đấu đạt được hiệu suất tốt hơn là một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình lập kế hoạch. Các mục tiêu phải mang tính quyết liệt, song cũng cần phải thực tế. Các doanh nghiệp không thể cho phép mình trở nên quá hài lòng với cách họ hiện đang làm - hoặc họ có khả năng bị mất vị trí trước các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, quá trình thiết lập mục tiêu có thể là một “lời cảnh tỉnh” cho những nhà quản lý đã trở nên tự mãn.

Khái Niệm Lập Kế Hoạch Sản Xuất là gì? Vai trò và các bước lập kế hoạch sản xuất
Vai trò của công tác lập kế hoạch sản xuất:
  • Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là điều cần thiết cho sự thành công của một doanh nghiệp. Ngay cả những tập đoàn lớn cũng không thể kiểm soát được môi trường kinh tế và sự cạnh tranh xung quanh họ. Những sự việc không lường trước xảy ra cần phải được xử lý nhanh chóng, trước khi những hậu quả tiêu cực về tài chính từ những sự việc này trở nên nghiêm trọng. Việc lập kế hoạch giúp nhà quản lý hình dung các yếu tố rủi ro có thể xảy ra và phát triển các kế hoạch dự phòng để đối phó với chúng. 

  • Xây dựng nhóm và hợp tác

Lập kế hoạch sản xuất thúc đẩy xây dựng nhóm và tinh thần hợp tác. Khi kế hoạch được hoàn thành và thông báo cho các thành viên của doanh nghiệp, mọi người đều biết trách nhiệm của họ là gì và các lĩnh vực khác của doanh nghiệp cần sự hỗ trợ và chuyên môn của họ như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

  • Tạo lợi thế cạnh tranh

Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp có được cái nhìn thực tế về điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Giúp nhà quản lý nhìn thấy các khu vực mà đối thủ cạnh tranh có thể dễ bị công kích và sau đó đưa ra các chiến lược tiếp thị để tận dụng những điểm yếu này. 

Làm thế nào để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả?

  • Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

Nghiên cứu và dự báo là bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Mục đích của bước này là giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể cục diện bao gồm môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, thị trường, sự cạnh tranh trong thị trường, điểm mạnh điểm yếu của mình so với đối thủ, cơ hội và thách thức có thể xảy ra… Để từ đó đưa ra các phương án đối phó thích hợp và kịp thời.

  • Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định cho mình một hệ thống các mục tiêu cần phải đạt được. Trong mỗi mục tiêu đặt ra cần xác định rõ thời gian để thực hiện và được lượng hoá đến mức cao nhất có thể. Thông thường, doanh nghiệp nào cũng cần xác định hai loại mục tiêu: Mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Mục tiêu hàng đầu thường là các mục tiêu liên quan đến sự sống còn và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như: mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận hay thị phần. Mục tiêu hàng thứ hai là các mục tiêu liên quan đến tính hiệu quả của doanh nghiệp. 

Khái Niệm Lập Kế Hoạch Sản Xuất là gì? Vai trò và các bước lập kế hoạch sản xuất
Làm thế nào để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả?
  • Bước 3: Phát triển các tiền đề

Các tiền đề lập kế hoạch được hiểu là các chính sách, các dự báo và các giả thiết có thể áp dụng cho việc lập kế hoạch. Các tiền đề này có thể là quy mô hoạt động của doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, công nghệ sử dụng, sản phẩm, mức giá, mức chi phí, chính trị, xã hội… Ngoài ra, tiền đề còn có thể là những dự báo hay các chính sách còn chưa được ban hành.

  • Bước 4: Xây dựng các phương án

Xây dựng các phương án là công việc tiếp theo trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Người lập kế hoạch cần nghiên cứu và tìm ra các phương án hành động làm sao để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra ở bước 2. Trong mỗi phương án được xây dựng, cần đảm bảo xác định được hai nội dung: 

Giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu

Các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu

  • Bước 5: Đánh giá các phương án

Sau khi đã xây dựng được một hệ thống các phương án, việc tiếp theo mà các nhà lập kế hoạch cần phải làm là tiến hành đánh giá lại toàn bộ các phương án để sàng lọc ra các phương án tối ưu nhất. Các phương án được lựa chọn là các phương án đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất và với chi phí thấp nhất. 

  • Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định

Bước cuối cùng của quá trình lập kế hoạch sản xuất là lựa chọn phương án và ra quyết định. Sau khi thực hiện bước 5, một số phương án tối ưu nhất được lựa chọn để tiến hành thực hiện. Hội đồng quản trị sẽ ra quyết định phân bổ các nguồn lực (nhân lực, vật lực) để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả.

Xem thêm bài viết về kế hoạch kinh doanh tại đây!

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Lập Kế Hoạch Sản Xuất là gì?. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365