Khái Niệm Phật giáo là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm Phật giáo mới đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Khái niệm Phật Giáo là gì?

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Phật giáo (tiếng Hán: 佛教 - tiếng Phạn: बुद्ध धर्म - IAST: bauddh dharm) hay đạo Bụt là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linhxã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm."

Khái niệm Phật Giáo là gì? Phật Giáo trong tiếng Anh là gì? Đặc trưng cơ bản
Khái niệm Phật Giáo là gì?

Các cách hiểu khác về Phật giáo:

  • Phật giáo có thể được định nghĩa và giải thích bằng những góc nhìn khác nhau như sau: Phật giáo, là giáo lý của Đức Phật (người Giác Ngộ), nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch (thông qua con đường Đạo Đức); làm cho thân tâm bình lặng (thông qua con đường Thiền Tập), và làm khai  sáng  tâm linh con người (thông qua con đường Trí Tuệ).
  • Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ-thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người. Chỉ có mình mới thực hành cho mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình. Và sau đó, giúp đỡ người khác đi  theo con đường đạo vì lòng từ bi và để tu dưỡng  thêm lòng từ bi đối với họ.
  • Phật giáo vừa là triết-học vừa là thực-hành. Mặc dù Phật giáo cũng chấp nhận sự hiện hữu của những chúng sinh là chư thiên (như thiên thần, trời, thánh nhân), nhưng Phật giáo không đặt vấn đề  những chúng sinh siêu phàm xuất trần đó là phần quan trọng trong học thuyết tôn giáo của mình. Thay vì vậy, đạo Phật dạy con người phải tu tập những phẩm chất như luôn biết Sĩ nhục và Sợ hãi về mặt lương tâm để tránh bỏ làm những điều bất thiện. Người tránh bỏ điều bất thiện xấu ác thì người đó có được những phẩm chất của những bậc thiên thần và trời; có được lòng tin chánh tín, đạo đức, lòng học hỏi, lòng rộng lượng và trí tuệ.

Hơn nữa, Phật giáo chỉ dạy rằng một người nếu  trừ bỏ được những ô nhiễm như Tham, Sân, Si thì người đó được cho là một người tốt  lành  và  siêu việt.

Phật Giáo trong tiếng Anh là gì?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Phật giáo là gì bạn có thể xem thêm nghĩa của từ Phật giáo trong tiếng Anh dưới đây:

  • Buddhism (n)

India was Hindu, then it became Buddhist, then it became Hindu again, as Hinduism reabsorbed Buddhism. (Ấn Độ theo đạo Hindu, sau đó là Phật Giáo, tiếp theo lại là đạo Hindu vì đạo Hindu đã tái hấp thụ Phật Giáo)

  • Buddhist (adj) 

The body was treated in the Buddhist manner. (Thân xác được xử lý theo nghi thức Phật Giáo.)

  • Buddhism (proper)

The reason for this originates from Buddhism 's causality. (Lý do này bắt nguồn từ quan hệ nhân quả của Phật giáo.)

Khái niệm Phật Giáo là gì? Phật Giáo trong tiếng Anh là gì? Đặc trưng cơ bản
Phật Giáo trong tiếng Anh là gì?

Các từ liên quan:

  • Schools of Buddhism (Các tông phái Phật giáo)
  • Mahamakut Buddhist University (Đại học Phật Giáo Mahamakut)
  • History of Buddhism (Lịch sử Phật giáo)
  • Buddhist (Người Phật giáo)
  • Lineage (Phật giáo hệ phả)
  • Buddhism in Japan (Phật giáo Nhật Bản)
  • Tibetan Buddhism (Phật giáo Tây Tạng)
  • Chinese Buddhism (Phật giáo Trung Quốc)
  • Buddhism in V (Phật giáo Việt Nam)

Xem thêm bài viết: "Khái Niệm Tôn Giáo Mới là gì? Đặc điểm nhận dạng phong trào tôn giáo mới" để hiểu hơn về tình hình tôn giáo hiện tại.

Đặc trưng cơ bản của Buddhism

  •  Nền tảng của Phật Giáo

Tứ Diệu Đế mà chính Đức Phật đã khám phá và truyền dạy thế gian là đặc điểm chánh yếu mà cũng là nền tảng vững chắc của Phật Giáo.

Bốn Chân Lý Thâm Diệu ấy là Khổ (lý do tồn tại của Phật Giáo ), nguồn gốc của sự khổ (ái dục), chấm dứt sự khổ (Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo), và con đường "Trung Đạo".

Ba chân lý đầu tiên là phần triết lý của Phật Giáo. Chân lý thứ tư là phần luân lý căn cứ trên triết lý ấy. Tất cả bốn, gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật, đều tùy thuộc nơi cơ thể vật chất này. Đây là những sự kiện hoàn toàn dính liền với con người và những chúng sanh khác, những sự kiện hiển nhiên, không còn tranh luận gì nữa.

Khái niệm Phật Giáo là gì? Phật Giáo trong tiếng Anh là gì? Đặc trưng cơ bản
Đặc trưng cơ bản của Buddhism - Nền tảng của Phật Giáo

Đức Phật không bao giờ khuyên nhủ hàng thiện tín nên đem hết tâm trí và thì giờ để than van sầu muộn về những bất hạnh của kiếp sinh tồn. Hành động như vậy chỉ làm cho cuộc sống càng thêm đau khổ.

Tâm phỉ (Piti) là một trong những yếu tố chánh yếu, hay điều kiện phải có trước tiên, để thành tựu giác ngộ. Theo ý của nhiều văn hào vô tư, không thiên vị, người Phật tử được xem là hạnh phúc nhất trên thế gian. Người Phật tử không có mặc cảm tự ti rằng mình là kẻ có tội, đáng được thương hại. Chư Vị Hội Viên của Giáo Hội Thánh Thiện, những người đã khép nếp sống của mình vào khuôn khổ đạo đức đầy đủ nhất và phẩm hạnh cao siêu nhất. "Aho sukham, aho sukham", "Quả thật hạnh phúc! Quả thật hạnh phúc!" "Chúng ta sẽ sống trong phỉ lạc." là những lời thường được người bước theo dấu chân Đức Phật lặp đi và nhắc lại.

  • Định Luật Nhân Quả và Hạnh Phúc

Trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm) có lối diễn tả hứng thú pháp Paticca Samuppada (Thập Nhị Nhân Duyên) bằng hạnh phúc như sau:

"Đau khổ dẫn đến Tín nhiệm (Saddha); Tín nhiệm dẫn đến Hoan hỷ thỏa thích (Pamajja); Thỏa thích dẫn đến Phỉ lạc (Piti); Phỉ lạc dẫn đến Khinh An tịch tịnh (Passaddhi); Khinh An dẫn đến Hạnh Phúc (Sukha); Hạnh phúc dẫn đến tâm Định (Samadhi); Định dẫn đến Tri và Kiến chân tướng của sự vật (Yathabhutannanadassana); Tri kiến chân tướng của sự vật dẫn đến khước từ, Đoạn tuyệt (Nibbida). Đoạn tuyệt, khước từ, dẫn đến buông xả (Viraya); Buông xả, không luyến ái, dẫn đến giải thoát (Vimutti); Giải thoát dẫn đến dập tắt mọi dục vọng (Khaye-Nana), tức là Đạo quả A La Hán." 225

Đoạn kinh quan trọng này giải thích tại sao đau khổ có thể dẫn đến hạnh phúc và cuối cùng đến các thánh Đạo và thánh Quả.

  • Đức Khoan Hồng Trong Phật Giáo

Không cần phải có đức tin mù quáng để thấu hiểu Tứ Diệu Đế. Người phàm tục có thể kinh nghiệm hai chân lý đầu tiên - chân lý tại thế. Còn hai chân lý sau - thuộc về siêu thế (Lokuttara) - chỉ có bậc thánh nhân mới chứng nghiệm.

Giáo Huấn của Đức Phật được xây dựng trên nền tảng vững chắc ấy, những sự kiện mà ai ai cũng có thể trắc nghiệm và kinh nghiệm, chớ không phải xây dựng trên sự sợ sệt một cái gì mà chính ta không biết. Như vậy Phật Giáo thuần lý và rỏ ràng thực tiễn.

  • Phật Giáo và Đẳng Cấp Xã Hội

Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã cố gắng loại bỏ chế độ mua tôi bán mọi, đã xây dựng một nền luân lý cao thượng và ý niệm về tình huynh đệ giữa loài người, và bằng những danh từ mạnh mẽ, Ngài lên án hệ thống đẳng cấp, có tánh cách xúc phạm đến phẩm giá con người, lúc bấy giờ đã ăn sâu trong xã hội Ấn Độ.

Khái niệm Phật Giáo là gì? Phật Giáo trong tiếng Anh là gì? Đặc trưng cơ bản
Đặc trưng cơ bản của Buddhism - Phật Giáo và Đẳng Cấp Xã Hội
  • Phật Giáo và Hàng Phụ Nữ

Cũng chính Phật Giáo đã nâng cao quy chế của hàng phụ nữ và dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội. Trước thời Đức Phật, người đàn bà Ấn Độ không được trọng đãi.

Một văn hào Ấn, Hemacandra, khinh rẽ và xem nữ giới như những "ngọn đuốc soi sáng con đường dẫn xuống địa ngục" - Naraka margadvarasya dipika.

Đức Phật không coi rẻ phẩm giá mà chỉ ghi nhận bẩm chất yếu đuối của người phụ nữ. Ngài nhìn nhận có thiên tánh trong cả hai giới, nam và nữ, và trong giáo huấn Ngài đặt mỗi giới vào đúng vị trí của nó. Nam hay nữ không phải là một trở ngại việc thanh lọc thân tâm hay trong công trình phục vụ độ tha.

  •  Phật Giáo và Tinh Thần Bất Bạo Động

Tình thương vô lượng vô biên của Đức Phật không chỉ hướng về nhân loại mà còn bao trùm luôn cả loài thú. Chính Đức Phật đã đánh đổ nghi thức giết thú để tế lễ thần linh và khuyên hàng đệ tử nên nới rộng tâm từ (Metta) đến tất cả chúng sanh, chí đến những con vật nhỏ bé đang bò dưới chân. Ngài dạy rằng không ai có quyền tiêu diệt mạng sống của kẻ khác. Vì tất cả mọi người đều quý trọng đời sống.

Bạn có thể xem thêm bài viết nguồn gốc tôn giáo bắt nguồn từ đâu tại đây!

Kết luận về Phật giáo

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái niệm Phật giáo là gì? Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo Reviview 365 tổng hợp