Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân, càng là gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, hiểm nguy cận kề, thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. 

Thế nào được gọi là “tĩnh khí”? Binh gia có câu: “Đạo làm tướng, trước hết phải giữ được tâm, núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa bên cạnh thì mắt vẫn không liếc”. Nói đơn giản hơn, “tĩnh khí” chính là có thể bảo trì tâm thái bình thản để đưa ra những quyết định mang tính trọng yếu và chiến lược.

Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ.
Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ

Có bình tâm tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật. Có bình tâm tĩnh khí mới có thể thực sự không màng danh lợi, an nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ. Có bình tâm tĩnh khí mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản. Dưỡng được điều này, thì khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được tâm không loạn, “cử trọng nhược khinh” , nâng vật nặng mà thật nhẹ nhàng, bình thản và siêu việt chính mình, chính trực để xử thế. Do đó, tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng được xem là một trong những loại trí tuệ đặc thù.

Người xưa nói: “Thân ở nơi quan trường càng dễ tu hành”. Những người làm quan, có địa vị càng cao lại càng dễ tu hành. Bởi lẽ tầm ảnh hưởng của họ rất lớn. Nhưng xét từ một góc độ khác, nơi quan trường thường dễ xuất hiện những người có thái độ không tốt, không nhân hậu, hay nóng giận, mang theo nhiều tật xấu, phong thái không đẹp dễ ảnh hưởng tiêu cực tới người khác, nên trách nhiệm của người làm chủ càng lớn hơn.

Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ.
Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ

Khổng Tử từng nói: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. Ý nghĩa là “Ta, 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi ta biết điều phải trái, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc”.

Tam thập nhi lập có nghĩa là lập thân và lập nghiệp: Lập thân là xác lập nhân cách và sự tu dưỡng của bản thân. Điều này bao gồm việc tu dưỡng trong tư tưởng và hàm dưỡng đạo đức, bồi dưỡng năng lực và có thể tự lực tự cường. Trong đó sự tự cường là cái gốc lập thân, là yêu cầu cơ bản nhất khi mỗi người muốn đứng vững trong xã hội.

Lập nghiệp là xác lập công danh, sự nghiệp mà mình muốn theo đuổi. Người 30 tuổi nên có nghề nghiệp vững chắc. Dẫu theo đuổi bất kỳ công việc nào cũng cần có một năng lực nhất định. Nói theo cách hiện đại chính là có một sở trường về kỹ năng nào đó, là phương thức mưu sinh, là cơ sở để độc lập về kinh tế. Đây cũng là quá trình con người ắt phải trải qua để thực hiện giá trị nhân sinh.

Tứ thập nhi bất hoặc: 40 tuổi là độ tuổi dùng điều bất biến để ứng vạn biến, là độ tuổi có thể nhìn thấu vạn vật trên thế gian, cũng là độ tuổi trưởng thành. “Bất hoặc” tức là tỉnh táo, là minh bạch về bản thân, về người khác và về thế giới.

Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ.
Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ

Đặc điểm lớn nhất của người 40 tuổi là hiểu rõ trách nhiệm của bản thân mình. Họ phải gánh vác trách nhiệm xã hội, trách nhiệm gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, và chịu trách nhiệm dưỡng dục con cái. Là lúc đã thấu hiểu bản thân mình, khiến nội tâm mình dần dần trở nên lớn mạnh trong quá trình tôi luyện, biến những thứ bên ngoài trở thành năng lượng bên trong. Người 40 tuổi là người có độ tuổi thực tế nhất, không còn phạm quá nhiều sai lầm và đi đường vòng.

Khi 50 tuổi, người ta đã trải qua sự gột rửa của thời gian. Họ sẽ biết trân quý hơn người bạn đời đồng cam cộng khổ cùng mình, biết trân trọng hơn đứa con đã trưởng thành và những người bạn cũ luôn kề vai sát cánh bấy lâu nay… Tình thân, tình bạn, tình yêu, những điều này dần sẽ trở thành những điều quan trọng trong số những điều được coi trọng trong lòng họ. Tâm danh lợi của họ cũng dần tiêu tan.

Tới khi 60 tuổi, dẫu cho ai nói ngả nói nghiêng, dù gặp phải trắc trở, khó khăn thế nào thì con người cũng đều không quá kích động. Họ có thể suy nghĩ mọi sự một cách điềm tĩnh và thuận theo quy luật của sự vật. Họ có thể thản nhiên trước vinh nhục, ngộ ra ý nghĩa đời người, nhìn thấu kiếp nhân sinh và coi nhẹ danh lợi.

Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ.
Khi muốn di chuyển một ngọn núi, hãy bắt đầu bằng cách lấy đi những viên đá nhỏ

Người 70 tuổi có thể muốn gì làm nấy theo cách nghĩ của mình. Họ biết cách sống thuận theo tự nhiên, thích ứng với mọi hoàn cảnh, cũng không được vượt quá quy củ.

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có viết: “Đạo trời không thân ai, thường ở với người lành”. Thiên thượng vốn không có cái tâm thiên vị, chỉ che chở cho những người đạo đức. Người lương thiện trên không thẹn với Trời, dưới không lỗi với người, an nhiên tự tại đi hết con đường nhân sinh.

Cuộc sống luôn phải có điểm bắt đầu, đó chính là lý do bạn nên làm những việc nhỏ ngày hôm nay bằng thái độ nghiêm túc và tận lực. Vì chính ở những tình huống nhỏ nhặt, khí chất và phong thái của một người mới được thể hiện ra rõ ràng nhất. Những điều đó cũng sẽ giúp bạn có thể làm được những việc lớn một cách tốt đẹp hơn.