Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu núi non hùng vĩ, nơi đây là một trong những địa điểm check-in HOT nhất trên mạng xã hội, trong nhiều năm trở lại đây. 

Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn được xem là địa điểm du khách không thể bỏ lỡ khi du lịch đến Trung Quốc. Cái hồn của Phượng Hoàng cổ trấn là những câu chuyện lịch sử, những trang phục, những điệu múa lời ca,… tất cả đều được lưu giữ một cách đầy trân trọng và tự hào.

Phượng Hoàng cổ trấn thuộc tỉnh nào Trung Quốc?

Phượng Hoàng Cổ Trấn (hay Fenghuang Guzhen) nằm ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thành cổ này đã tồn tại được hơn 1300 năm và cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Nơi đây mang tên Phượng Hoàng Cổ Trấn vì ở phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi dáng trông giống một con phượng hoàng bay lên.

Dù diện tích chỉ khoảng 10Km2 các tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút đông đảo người tham gia, nhờ vào non nước hữu tình cùng kiến trúc đơn sơ và trầm mặc của những ngôi nhà gỗ, đường lát đá hàng trăm năm tuổi nằm bên cạnh dòng sông Đà Giang. Đây chắc chắn là trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, đối với những du khách đến từ vùng đô thị sầm uất.

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu?

Lịch sử ra đời của Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng dưới thời nhà Đường vào năm 686. Đến giai đoạn 1368 - 1644 nơi đây chính thức trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng (thời Minh - Thanh). Vào thời đại nhà Minh (1573 - 1620) đã cho xây bức tường thành vững chắc ở phía Nam, cho đến bây giờ nó vẫn tồn tại với tuổi thọ lên đến hơn 400 năm.

Mãi cho đến thời nhà Thanh (1644 - 1911) các dân tộc người Hán và người Miêu đứng lên xây dựng và hoàn thiện các công trình kiến trúc tiêu biểu. Tồn tại được hơn 1.300 năm Phượng Hoàng cổ trấn Trung Quốc là một di tích lịch sử được ra đời với công sức của nhiều triều đại, là tâm huyết của biết bao nhiêu con người.

Ý nghĩa tên gọi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng ngày xưa có một đôi chim phượng hoàng bay đi bay lại, mãi không rời đi ở khu vực của thành cổ Phượng Hoàng bây giờ. Đôi chim ấy vì chứng kiến vùng đất này bị cháy vì thương xót nên chúng đã xả thân lao vào để cứu sống mảnh đất này.

Người dân tại đây quan niệm rằng phượng hoàng là một loài chim thần thoại tượng trưng cho may mắn và sự trường thọ, loài chim bừng cháy trong ngọn lửa rồi lại từ đó mà tái sinh. Vì thế nên người dân gọi mảnh đất này với cái tên Phượng Hoàng cổ trấn.

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc, bạn như được quay ngược thời gian về hàng nghìn năm trước, tận hưởng không gian đẹp như tiên cảnh và gặp gỡ người dân địa phương thân thiện. Sau đây là những kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc mà bạn nên biết trước khi xách ba-lô lên và vi vu.

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa nào đẹp nhất?

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Không quá lời khi khẳng định rằng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, bốn mùa đều sở hữu nét quyến rũ rất riêng. Lựa chọn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vào thời điểm nào phụ thuộc nhiều vào sở thích của bạn . Nếu bạn là người thích sưởi nắng ấm, nhìn ngắm thiên nhiên sinh sôi thì hãy chọn mùa xuân hay mùa hè. Mùa thu là thời điểm khung cảnh trở nên lãng mạn với tiết trời dịu nhẹ; còn mùa đông thì nơi này được bao phủ bởi tuyết, mang đến cảm giác tĩnh lặng như thể cả thị trấn đã chìm vào giấc ngủ đông.

Vậy có nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa đông hay không? Câu trả lời là Có. Theo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn của nhiều bạn thì vào mùa đông, giá cả đồ ăn và dịch vụ ở đây cũng rẻ hơn. Mùa cao điểm du khách của Phượng Hoàng Cổ Trấn là từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Nếu không thích cảnh chen chúc thì bạn hãy tránh thời điểm này nhé.

Đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng cách nào?

Để đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn từ Việt Nam, bạn có thể lựa chọn 3 cách di chuyển sau:

1. Bằng Máy Bay

Ở thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bạn cần phải bay từ TP.HCM hoặc Hà Nội đến Trương Gia Giới; sau đó, từ Trương Gia Giới đi xe buýt đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Trong một số trường hợp, bạn phải dừng tại Quảng Châu để trung chuyển.

2. Bằng Tàu Hỏa

Những bạn ở khu vực phía Bắc Việt Nam có thể tham khảo cách di chuyển này. Tuy nhiên hành trình này kéo dài gần 1 ngày và cần phải chuyển tàu, đi trung chuyển khá nhiều lần. Nếu đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc cùng người lớn tuổi hay kèm con nhỏ thì bạn không nên chọn phương án này đâu nhé.

Hướng dẫn cách mua vé tàu Hoả đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc:

  • Bước 1: Mua vé tàu hỏa đi từ Gia Lâm đến Nam Ninh.
  • Bước 2: Sau đó mua vé đi chuyển tiếp từ Nam Ninh đến ga Cát Thủ ở Trương Gia Giới khoảng 15 tiếng.
  • Bước 3: Khi đến được Trương Gia Giới có lẽ trời đã sụp tối, bạn nên ở lại qua đêm và đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào hôm sau bằng xe buýt với giá vé tầm 80 tệ/người (khoảng 270.000đ). Chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi.

Giá vé tàu hỏa đi từ Nam Ninh đến Cát Thủ dao động từ 215 tệ đến 315 tệ/người (tầm 710.000đ đến 1.030.000đ) tùy theo loại giường. Có hai loại giường cho bạn lựa chọn là giường cứng và giường mềm.

3. Bằng Xe Khách

Đây có vẻ là cách di chuyển tiết kiệm nhất để đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tuy nhiên, tương tự như tàu hoả, di chuyển bằng xe buýt tốn khá nhiều thời gian và thể lực nên bạn hãy cân nhắc cẩn thận nhé.

  • Bước 1: Bạn đi xe khách chất lượng cao từ Hà Nội đến Cửa khẩu Hữu Nghị với giá tầm 200 nghìn đồng/người.
  • Bước 2: Tiếp đó, đi xe điện 12 nghìn đồng/người để sang biên giới làm thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn xuất trình hộ chiếu, visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh.
  • Bước 3: Sau khi hoàn tất, bạn ra bến xe đón xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga tàu Nam Ninh, rồi từ Nam Ninh đi ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Chuẩn bị gì trước khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

1. Visa Trung Quốc

Phượng Hoàng Cổ Trấn thuộc Trung Quốc, vì thế, khi đến đây dĩ nhiên bạn phải cần có visa Trung Quốc rồi. Các thủ tục xin visa Trung Quốc khá đơn giản, bạn có thể tham khảo . Lưu ý, bạn cần xin visa trước ngày đi càng sớm càng tốt (ít nhất 1 tháng trước ngày đi) để tránh trường hợp visa gặp vấn đề cần bổ sung thông tin. 

2. Ứng dụng nội địa Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ. Khi vi vu đến quốc gia này, bạn không thể đăng nhập vào Youtube, Facebook hay Instagram. Vậy nên nếu muốn truy cập mạng xã hội, bạn nên tải trước ứng dụng Betternet/VPN. Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp tiếng Trung cơ bản cũng sẽ hữu ích cho bạn khi du lịch Trung Quốc tự túc. 

3. Chi phí trước chuyến đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Chi phí trước chuyến đi bao gồm các chi phí xin cấp hộ chiếu, visa và mua vé máy bay/tàu hỏa/xe khách. Hộ chiếu được cấp cho du khách khá dễ dàng với mức lệ phí 200.000VND/hộ chiếu. Còn visa du lịch Trung Quốc có mức phí lãnh sự là 60$ (khoảng 1.400.000đ), lưu trú tối đa 30 ngày.

Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu?

Các bạn muốn du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc nên book trước phòng ít nhất 3 tháng để chọn được chỗ tốt mà giá cũng tốt nhất. Chọn khách sạn gần cổ trấn để tiện cho việc tham quan và chụp ảnh, tham khảo giá phù hợp trước khi đặt phòng nhé.

Xem thêm: Top 5 khách sạn có view đẹp nhất Phượng Hoàng Cổ Trấn

Những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

1. Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

Nếu bạn từng chiêm ngưỡng nghệ thuật tranh thuỷ mặc của Trung Quốc thì hãy tưởng tượng rằng Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới chính là "phiên bản đời thực" của những tác phẩm ấy. Khu bảo tồn thiên nhiên này sở hữu hơn 3.000 cột và vách đá với độ cao trung bình là 800m, thoắt ẩn thoắt hiện trong màn sương dày. Với địa hình độc đáo gồm 4o hang động, hẻm núi và rừng nguyên sinh, Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật thuộc khí hậu ôn đới. Thung lũng sâu ở đây cũng góp phần tạo nên một khung cảnh "thoát tục", có một không hai.

2. Thiên Môn Sơn

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Thiên Môn Sơn

Thiên Môn, hay còn có biệt danh "Cổng Trời", là một trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà bạn nhất định phải ghé thăm nếu có dịp đến Trương Gia Giới. Đường lên núi dài 11km, với những khúc cua “thót tim” thử thách sự gan dạ của bất kỳ phượt thủ kỳ cựu nào. Tuy nhiên, mọi sự mệt nhọc dường như tan biến hết khi bạn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt mỹ tại đỉnh núi cao 1.100m so với mực nước biển. Đây được bình chọn là một trong những cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi đến chân núi, bạn cần leo 999 bậc thang bằng đá thì mới có thể chính thức bước vào “cổng trời”. Du khách còn có thể đến đền Thiên Môn Sơn nghìn năm tuổi để thắp nhang, cầu bình an và vãn cảnh đền.

3. Bắc Môn Cổ Thành

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành còn được gọi bằng cái tên Việt hóa hơn là Tòa Tháp Phía Bắc, vì nó nằm phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tháp được xây dựng từ thời nhà Minh và là một trong những di sản văn hóa được nhà nước Trung Hoa công nhận. Tòa tháp này gắn liền với những thăng trầm lịch sử, đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cổ trấn.

4. Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Hồng Kiều (Cầu Hồng)

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Cầu Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, cũng đã hơn 300 năm tuổi. Vật liệu xây dựng cầu chủ yếu bằng gỗ và đá. Tổng thể của cầu Hồng Kiều là hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau, tạo nên nét hiệu ứng thị giác đặc sắc mà không nơi nào có được. Tầng 1 dùng để đi lại, lưu thông giữa hai bên bờ; tầng 2 được dùng để làm chỗ ngắm cảnh và thờ tự. Bạn có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để lên tầng 2 của Cầu Hồng Kiều.

Hồng Kiều trông như một căn lầu với 2 tầng có mái che, thành cầu chạm trổ phù điêu tinh xảo. Tầng 1 là lối đi nối 2 bờ và là nơi buôn bán đồ lưu niệm vào ban đêm, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh, thưởng thức những bức thư pháp, tranh ảnh về Phượng Hoàng cổ trấn. Đứng trên lầu 2, du khách sẽ ngắm nhìn được toàn cảnh trấn cổ xinh đẹp.

Tuyết Kiều (Cầu Tuyết)

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Trái ngược với sự vững trãi, sừng sững của Hồng Kiều chính là Tuyết Kiều. Cũng là kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, nhưng Tuyết Kiều lại thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi như nàng thơ của mùa đông. 

Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, họa sĩ đương đại Hoàng Ngọc Vĩnh đã "thổi hồn" vào cho cây cầu này vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ lại tuổi thơ của ông nơi trấn cổ Phượng Hoàng. Cùng với Tuyết Kiều thì Cầu Vụ, Cầu Phong, Cầu Vũ chính là 4 tác phẩm "Tuyết - Vũ - Vụ - Phong" mà họa sĩ này đã "vẽ" trên Đà Giang, khiến thị trấn nhỏ này mang dáng hình mà không ở nơi đâu có thể tìm thấy.

Vụ Kiều (Cầu Vụ)

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Vụ Kiều được ví như cây cầu sương mù. Những ngày có sương, đứng nơi đây khách du lịch Phượng Hoàng cổ trấn sẽ cảm giác được sự ma mị, mê hoặc của những con thuyền độc mộc lặng lẽ lướt trên dòng sông, ẩn hiện trong sương sớm. 

Cầu Đá Nhảy

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Những cây cầu nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn 

Cầu Đá Nhảy là cây cầu nổi tiếng nhất. Không có mái, không có tầng, chỉ là những trụ đá xếp cách nhau một bước chân, đủ cho một người bước qua nhưng cũng đủ khiến du khách thấy thích thú.

5. Ngao du dãy phố Cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Dành trọn vẹn một ngày để ngao du, nhìn ngắm từng con đường, góc phố ở Phượng Hoàng Cổ Trấn là hoạt động bạn không thể bỏ qua. Một trong những điểm đặc sắc của cổ trấn này chính là cảnh sắc thay đổi rõ nét theo từng thời điểm trong ngày.

Dạo Phượng Hoàng Cổ Trấn lúc hừng đông, du khách có thể chìm đắm trong làn sương sớm giăng mờ ở sông Đà Giang. Vào buổi trưa, hoạt động mua bán của người dân địa phương bắt đầu sôi động hơn, tạo nên sức sống hoàn toàn mới cho địa điểm này. Đây cũng là lúc có nắng đẹp và bạn có thể tha hồ chụp ảnh. Cũng đừng quên dừng chân ở các gian hàng dệt để mang về nhà vài món đồ thủ công làm quà lưu niệm nhé.

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
phố Cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Khi chiều dầng buông, bạn hãy dừng chân tại cầu Hồng Kiều để uống trà, ăn kẹo gừng và nghe những bản nhạc hoài cổ không gian thanh bình. Đặc biệt, chiều tà là lúc người dân rủ nhau giặt đồ bằng chày gỗ bên sông, một cảnh tượng mà bạn thường chỉ thấy trên phim thôi. Khi nắng tắt hẳn, những ánh đèn lồng sẽ thắp sáng bừng lên phố cổ rất đẹp. Bạn chắn chắn có được cảm giác đang sống trong một thời đại hoàn toàn khác với thế giới hiện đại.

Món ăn ngon phải thử khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Để giải đáp câu hỏi: “Ăn gì ở khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc?”, bạn có thể ghi lại danh sách vài món đặc sắc sau đây và nhớ dành ra vài ngày để thử cho bằng hết nhé!

1. Lẩu cá cay

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Lẩu cá cay - Món ăn ngon phải thử khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Vốn sở hữu khí hậu se lạnh, món lẩu cá cay sông Đà Giang được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Cá được chế biến khi còn tươi nên vẫn giữ được vị ngon ngọt, thịt dai và ngọt. Khi ăn lẩu cay, bạn ăn cùng cơm chứ không ăn với bún, mì như ở Việt Nam.

2. Mì kéo

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Mì kéo - Món ăn ngon phải thử khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Mì sợi vàng không hẳn là món ăn quá lạ lẫm, nhưng mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có cách chế biến rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được. Có 3 loại chính đó là: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi để bạn lựa chọn.

3. Bánh Tép

Bánh tép ở đây rất đa dạng nhưng hấp dẫn du khách nhất lại chính là món bánh tép chiên. Cũng như lẩu cá cay, bánh tép cũng sử dụng tép tươi từ dòng sông Đà Giang. Tép tươi được trộn cùng trứng với bột rồi đem chiên vàng. Khi chín rồi họ rắc thêm một lớp hành và ớt để thêm mùi vị. Vừa ăn bánh tép, vừa ngắm sông Đà Giang thì còn gì thi vị bằng?

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Bánh Tép - Món ăn ngon phải thử khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

4. Bánh nếp

Bánh nếp được cho là loại bánh cổ truyền của người dân địa phương, chứa đựng sự tinh túy trong ẩm thực Trung Hoa với sự kết hợp tài tình giữa nếp và nhân bánh. Ngoài ra bạn còn có thể nếm qua bánh ngũ cốc chiên, bánh tép, bánh trứng non nướng... đều là những món ăn vặt hảo hạng ở thành cổ này.

5. Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết, gạo nếp là món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cách chế biến món này vô cùng phức tạp. Người ta ngâm gạo nếp trong nước rồi cho vào bát. Sau đó trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy và cắt thành từng miếng trước khi chiên bằng dầu nóng. Trong lúc chiên, nhà bếp sẽ hầm vịt. Khi vịt mềm nhừ, họ nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong vịt, thêm chút gia vị và tiếp tục hầm cho tới khi vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được. Với mức độ công phu trong công đoạn chế biến, bạn chắc chắn phải ăn thử món này nhé!

Một số lưu ý khi đi Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc từ A - Z
Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Các vật dụng nên chuẩn bị mạng theo:

  • Giày: chọn giày thể thao, giày đi bộ, giày đế bằng, giày vải vì bạn sẽ đi bộ là chủ yếu. Mang những loại giày khác sẽ rất đau chân đấy.
  • Thuốc: bạn nào cẩn thận thì nên mang theo thuốc, mà mình khuyên là nên mang vì thay đổi môi trường sợ sẽ không thích ứng kịp. Một số loại thuốc như: thuốc chống say xe, thuốc cảm, thuốc đau bụng,…
  • Sạc dự phòng, ổ điện (ổ điện Trung Quốc thường có 3 chấu nên bạn hãy chuẩn bị ổ điện nối), khăn giấy khô và ướt (phải mang vì các nhà vệ sinh ở khu du lịch không có vòi nước đâu).
  • Sim điện thoại: bạn mua ở Việt Nam trước, giá khoảng gần 200k và cài app VPN Master, kết nối để sử dụng mạng.
  • Tiền tệ: mình đổi sang tiền Nhân Dân Tệ ở các tiệm vàng lớn.
  • Một kg của Trung Quốc bằng 1/2kg của mình.
  • Việt Nam chậm hơn Trung Quốc một giờ.
  • Nên mặc cả một cách văn minh khi mua bất kỳ món gì ở Phượng Hoàng cổ trấn.
  • Cẩn thận móc túi, nên đeo túi quai chéo phía trước và mang những thứ cần thiết thôi. Đừng mang theo nhiều trang sức và phụ kiện đắt tiền nếu không muốn nhận thiệt về mình.

Kết luận - Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Hy vọng rằng, bài viết Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc mà Reviews365 tổng hợp trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu cảm thấy việc tự mình đi đến đó quá khó khăn, bạn có thể tham khảo tour Phượng Hoàng cổ trấn bay thẳng để có những trải nghiệm tốt nhất nhé!

Chúc bạn có một chuyến đi đúng như mong đợi, thu về nhiều hình ảnh đẹp. Nếu bạn có kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn muốn chia sẻ? Để lại bình luận ở cuối bài viết này nhé!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp