- Lời Phật dạy về thị phi: Không tranh cãi là cách giải quyết nhanh nhất
- Lời Phật dạy về ghen tuông - Chớ vội trách người hãy trách mình trước tiên
- Nghe lời Phật dạy về tiền bạc - Sẽ biết tiền nhiều để làm gì
Chuẩn bị nội tâm
Điều đầu tiên lời Phật dạy về công việc đó là khuyên chúng ta phải có một sự chuẩn bị thật tốt về nội tâm. Trước khi làm việc gì, sự chuẩn bị về tâm lý là rất cần để đạt được thành công.
Đó là khi chúng ta cần tìm cách tháo gỡ chướng ngại tâm lý nào có thể gây cản trở cho sự tiến bộ của ta. Sau đó phải thể hiện thái độ đúng đắn sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho sự nỗ lực của ta như thế nào.
Nên nhớ, chỉ khi ta tin rằng mình làm được thì chúng ta mới có động lực làm được việc. Nếu thái độ tự ti, yếm thế thì chúng ta chỉ đang tự làm hại mình bằng những suy nghĩ tiêu cực mà thôi.
Giới hạn mà chúng ta tự đặt ra cho mình là những rào cản lớn nhất đối với sự tiến bộ về tâm linh hay trong đời sống. Những hạn chế này đánh dấu sự thoái hóa của chính khả năng, sức lực, và tiềm năng của ta.
Đức Phật đã phản đối quyết liệt những quan điểm này của những người rao truyền rằng hạnh phúc và khổ đau của con người đã được định sẵn. Đức Phật lý luận rằng sự chủ tâm mới chính là nền tảng căn bản cho sự thành công về vật chất.
Hãy luôn trung thực
Có thể bạn từng nghe nhiều câu chuyện về ai đó giàu có nhanh chóng hay được nổi tiếng vì những trò lừa đảo, ma mãnh. Nhưng thực tế, đó là thành công giả tạm, không bền vững. Rồi của cải ấy của họ cũng sớm rơi vào tay người khác.
Vì thế, trước khi muốn làm việc hãy luôn thể hiện thái độ trung thực, quá trình làm việc phải luôn thật thà, công việc hoàn thành xong rồi hay kể ca sau này vẫn luôn đảm bảo sự trung thực.
Bạn làm ăn cũng là người, họ có cảm nhận y như chúng ta cảm nhận vậy, muốn người khác đối tốt thì trước tiên hãy thật thà vì thực tế "cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra".
Giữ chánh niệm trong công việc
Lời Phật dạy về công việc cũng như những điều khác trong cuộc sống rằng chúng ta đặt tâm của mình vào việc đang làm.
Trong công việc hãy kiên nhẫn, học cách giữ chánh niệm vì đó là cơ hội để chúng ta thực hành việc rèn luyện mình. Nếu hoàn cảnh không tốt, đồng nghiệp xấu, sếp o ép đó cũng là lúc chúng ta học cách "tu tâm".
Áp lực càng cao chúng ta càng phải tự răn mình đó là mình đang tự tu giữa đời.
Trân trọng công việc của mình
Dù làm nghề nghiệp gì thì cũng ta cũng đang góp phần vào việc xây dựng xã hội. Nghề nghiệp nào cũng có vai trò nhất định. Hãy trân trọng công việc của mình. Chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương vào cuối tháng, mà còn làm việc bởi công việc của chúng ta có ý nghĩa, có đóng góp vào cuộc sống chung.
Theo Đức Phật, mọi thứ tồn tại với đúng bản chất của nó, không thiếu thốn, không dư thừa. Và vì sự đánh giá là vô nghĩa, sẽ chẳng có những đau khổ gây ra bởi sự so sánh hay phán xét.
Đức Phật không phải chịu những căng thẳng, đau khổ vì trong tâm trí người chẳng hề tồn tại khái niệm về sự quá tải hay quá ít trong khối lượng công việc.
Hãy học tập Ngài, hãy học cách chấp nhận, thay vì kêu ca hãy tập trung xử lý chúng. Khi không còn phải chịu sự đau khổ bởi những lời ca than do chính mình gây ra, chúng ta sẽ giải phóng năng lượng làm việc, cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó, tự do tìm đến với sự thanh thản.
Tin vào khả năng của chính mình
Ai sẽ giúp ta khi gặp khó khăn, hoạn nạn? Đức Phật thấy rằng không có yếu tố nào khác hơn là dựa vào chính bản thân để có thể chuẩn bị cho sự thành công của mỗi cá nhân.
Chính cuộc đời của Đức Phật là một thí dụ minh chứng cho những điều Ngài dạy. Vào thời đó, niềm tin chắc chắn và phổ biến là chỉ có những người thuộc giai cấp Bà-la-môn mới có thể trở thành những vị lãnh đạo tâm linh.
Nhưng Đức Phật, là người thuộc về giai cấp cai trị, đã chứng minh được sự sai lầm của quan điểm đó bằng việc trở thành một trong những vị thầy tâm linh thành công nhất, từng có mặt trên trái đất này. Và Ngài đạt được sự thành công này với niềm tin không thể lay chuyển vào bản thân.
Đã thanh lọc tâm khỏi sự sợ hãi và nghi ngờ, chúng ta có thể đi vào công việc thực sự với lòng tự tin mãnh liệt.
Phát triển sự hiểu biết và khả năng trong nghề nghiệp
Đức Phật muốn các đệ tử tại gia của Ngài khẳng định được bản thân trong nghề nghiệp của họ. Vì thế Ngài kết luận rằng sự hiểu biết và khả năng vượt trội không thể thiếu trong giai đoạn bắt đầu tiến tới sự thành công vật chất.
Có được sự hiểu biết và khả năng trong ngành nghề hay kinh doanh mà ta lựa chọn là một yếu tố quan trọng trong sự thành công. Các đặc tính này giúp ta vững chãi trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp hay kinh doanh của mình. Nhờ đó, ta biết làm sao để hoàn thiện bất cứ công việc gì mình đảm nhiệm.
Rõ ràng là sự quyết định khôn ngoan và hành động khéo léo, kết hợp lại sẽ đưa ta đến thành công.
Khéo léo tổ chức việc kinh doanh
Trong kinh Mangala, lời Phật dạy về công việc có nêu rằng “Biết tổ chức công việc, biết kinh doanh là một ân sủng đối với người thế tục”. Khả năng này bao gồm cả tính tự tổ chức nơi bản thân và sự tổ chức các công việc liên quan và khả năng này cần thiết cho lúc khởi đầu công việc cũng như duy trì nó xuyên suốt các công đoạn để có kết quả tốt đẹp.
Biết một ngày của Đức Phật như thế nào bạn sẽ thấy rằng Ngài là một chứng cứ hùng hồn cho điều mà Ngài muốn nói về khả năng tổ chức.
Khi Đức Phật giáo huấn hàng đệ tử tại gia, Ngài đặc biệt chú tâm đến việc tổ chức, quản lý nguồn nhân lực. Ngài nhấn mạnh rằng những người có khả năng cần được giao nhiệm vụ của người lãnh đạo.
Đức Phật cảnh báo: “Trao quyền lãnh đạo cho một người (nữ hay nam) chỉ biết làm theo thói quen và lãng phí tài sản sẽ đưa đến sự sụp đổ”.
Những lời hướng dẫn này được chứng mình trong cuộc đời của Đức Phật và trong giáo pháp của Ngài; và sự tổ chức, sắp xếp công việc riêng và các hoạt động của Ngài một cách gián tiếp đã khiến Ngài trở thành một biểu tượng để ta noi theo.
Hoàn thành việc cần làm đúng lúc
Trong lần thuyết giáo với vua Kosala, Đức Phật đã nhắc nhở rằng việc biết đúng thời điểm (timing) là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công vật chất:
Yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của con người là hành động đúng thời, đúng lúc. Dấu chân voi có thể che lấp dấu chân của bất cứ con vật biết đi nào khác. Tương tự, khi nói về mức độ quan trọng, hành động đúng thời, đúng lúc nổi bật lên trên tất cả mọi hành động khác.
Đức Phật cảnh báo rằng nếu không hành động đúng lúc, ta cũng sẽ “không tạo được tài sản mới, và những gì ta đã tích lũy được chẳng bao lâu sẽ vơi dần hết đi”.
Ngài nói: “Nếu trong cuộc sống, ta luôn hành động đúng mà không trì trệ, là ta biết tự bảo vệ, tự cứu bản thân, cũng như cứu các gia cầm, và tài sản của ta”.
Có các phương tiện phát triển có chiến lược
Theo Đức Phật, muốn thành công ta cần có tư duy tiến bộ trong nghề nghiệp, trong những ngành kinh doanh và áp dụng các phương pháp mới này cho sự tiến bộ của tất cả mọi thứ nói chung.
Ngài đã ban cho các đệ tử tại gia của Ngài một lời khuyên vô giá: “Hãy phát minh các tư duy và chiến lược mới để lèo lái cuộc hành trình của bạn đến thành công”. Bản thân Đức Phật cũng thực hành lý thuyết này khi Ngài tạo dựng, thiết lập một cộng đồng mới (tăng đoàn) trong một xã hội truyền thống cứng nhắc. Và, dĩ nhiên là Ngài đã đạt được những thành công khó ngờ bằng chính những nỗ lực của Ngài.
Đức Phật không khuyến khích mọi người chờ vận may bất ngờ, Ngài giúp các đệ tử của mình hành động có phương pháp, có hệ thống và tự khẳng định bản thân trong cuộc sống “giống như những con kiến xây tạo nên đồi kiến”.
Để lại bình luận
5