- Bạn có biết món ăn nào không nên ăn vào buổi tối để tránh đau dạ dày và mất ngủ?
- "3 tăng, 2 giảm" trong bữa ăn để lá gan luôn khỏe mạnh
- Cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết
Tỏi tăng cường hiệu suất làm việc
Người Ai Cập cổ đại, La Mã và Hy Lạp đã cho công nhân, vận động viên Olympic, binh lính và thủy thủ ăn tỏi mỗi ngày. Nó được cho là một chất tăng cường hiệu suất (đặc biệt là cho nam giới) và tăng khả năng làm việc.
Khoa học hiện đại đang xem xét điều này. Hóa ra tỏi cải thiện hiệu suất tập thể dục ở loài gặm nhấm. Các nghiên cứu về hiệu suất thể tha, nhưng tỏi dường như cải thiện sự mệt mỏi do tập thể dục.
Tỏi giúp trị cảm lạnh
Hóa ra virus, vi khuẩn và ký sinh trùng không hề thích tỏi! Tỏi có thể giúp bạn chống lại hoặc giảm 63% cảm lạnh mà bạn mắc phải. Tỏi cũng rút ngắn thời gian bị cảm từ 7 ngày xuống còn 1 ngày rưỡi.
Hàng ngày, bạn ăn tỏi có thể giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Tỏi có tính sát khuẩn mạnh, ăn tỏi vào thời điểm bị cúm sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tỏi thuộc tính ấm nên có khả năng khử hàn ẩm, tránh lạnh và loại trừ các nguyên nhân gây ho. Nhờ vậy, thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Làm cho răng chắc khỏe
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể là một phương pháp điều trị thay thế tốt trong việc điều trị nướu bị viêm. Ngoài ra, tỏi về bản chất có tính chất kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm. Và điều đó giúp ích rất nhiều cho sức khỏe răng miệng của bạn. Tỏi gia tăng năng lượng
Nếu bạn chăm chỉ tập thể dục thì chế độ ăn uống nên bổ sung thêm tỏi, vì các nghiên đã chỉ ra rằng ăn tỏi sẽ giảm tải cho tim của bạn trong quá trình tập thể theo.
Một điều thú vị là trong thời cổ đại, người Hy Lạp thường kê đơn tỏi và chế độ ăn uống cho các vận động viên và những người phải lao động nặng nhọc vì nó giúp tăng sức mạnh cho cơ thể.
Chống lão hoá
Tỏi giúp cơ thể chống lại quá trình căng thẳng oxy hóa hay còn gọi là "stress oxy hóa". Giải thích cụ thể hơn là chúng ta sẽ già đi vì cơ thể chuyển đổi thức ăn và oxy thành năng lượng.
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta sẽ hơi quá nhiệt tình với quá trình này và phá hủy các tế bào khác trong quá trình này. Điều này dẫn đến làn da trở nên chảy xệ hơn và não bộ của chúng ta trở nên chậm chạp hơn. Đó là hậu quả của "stress oxy hóa".
Trong những trường hợp này, tỏi có thể là một bổ sung hữu ích cho chế độ ăn uống của bạn. Loại thảo mộc có mùi nặng này khiến cơ thể bạn tăng sản xuất các chất trong máu chống lại quá trình oxy hóa quá nhiệt tình của các tế bào trong cơ thể. Những chất này thường được gọi là chất chống oxy hóa. Bằng cách này, tỏi giúp làm chậm các dấu hiệu lão hóa về thể chất.
Tỏi loại bỏ kim loại nặng
Các kim loại nặng như chì và thủy ngân gây tổn thương nội tạng và não và thậm chí gây tử vong. Nếu bạn làm việc xung quanh môi trường nhiều kim loại nặng hoặc sống trong một ngôi nhà cũ, hãy xem xét thêm tỏi vào chế độ ăn uống của bạn.
Công nhân nhà máy ắc quy xe hơi giảm 19% lượng chì và giảm tác dụng phụ như đau đầu. Nó hiệu quả đến nỗi nó vượt trội so với việc điều trị bằng thuốc được sản xuất thông thường.
Tỏi giảm lượng cholesterol
Ăn tỏi có khả năng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu tới 7%. Những người mắc bệnh thừa cholesterol huyết bổ sung tỏi mỗi ngày sẽ có thể hạ chỉ số cholesterol xấu 10%.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chứng minh loại gia vị này không chỉ giúp kiểm soát nồng độ cholesterol mà còn làm giảm chỉ số triglyceride. Đây là chất béo có liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.
Tỏi giúp giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp.
Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
Ngoài ra, tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Tỏi điều trị mất trí nhớ
Tỏi chứa chất chống oxy hóa nên có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại thiệt hại do bị oxy hóa. Việc sử dụng tỏi với liều cao không những có thể giúp tăng enzyme chống oxy hóa ở người, mà còn giảm đáng kể stress oxy hóa ở những người có huyết áp cao. Stress oxy hóa được hiểu đơn giản là tình trạng các chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với các chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể.
Chất dinh dưỡng có trong tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, bạn ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ có thể ngăn ngừa được các bệnh thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Tỏi giúp chống ung thư
Thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây ung thư và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Mỗi ngày, trung bình một người dân Nhật ăn 1 đến 2 củ tỏi vì tin rằng tỏi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng chống bệnh ung thư.
Theo một nghiên cứu thì những người ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư so với những người không ăn tỏi đến gần một nửa.
Giúp bạn hấp dẫn hơn
Nghe có vẻ ngược vì ai cũng thấy ăn tỏi dễ gây hơi thở có mùi. Tuy nhiên một nghiên cứu từ năm 2016 đã chỉ ra ảnh hưởng của tỏi đối với mùi cơ thể lại khá tích cực.
Những người tham gia thử nghiệm đã mô tả mùi hương của những người đã ăn tỏi là ít nồng hơn và hấp dẫn hơn. Điều này có thể là do đặc tính chống vi khuẩn của tỏi. Tỏi trong cơ thể bạn đã khử vi khuẩn gây ra mùi mồ hôi khó chịu.
Tăng sức mạnh hệ miễn dịch
Để làm được việc tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn sẽ phải ăn tỏi sống. Khi cắt hoặc đập dập tỏi, nó sẽ tiết ra chất allicin. Chất này có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Vì khi nấu, tỏi sẽ mất đi phần lớn allicin.
Chống cao huyết áp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn tỏi hàng ngày sẽ có tác dụng lâu dài trong việc giảm cholesterol của bạn. Tất nhiên, nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ bệnh tim mạch nào hoặc tăng mức cholesterol, bạn đến gặp chuyên gia y tế. Vì tỏi có thể đem đến kết quả tốt, nhưng nó không phải là phương pháp chữa bệnh.
Để lại bình luận
5