- Số phận mẹ con trong 'bức ảnh chấn động Trung Quốc' 10 năm trước
- Những bà mẹ 'quay cuồng' trong đại dịch
- 1000+ lời chúc hay và ý nghĩa giành tặng phụ nữ ngày 8/3
Vì thế để nuôi dưỡng mầm non tương lai, chúng ta nhất định không được lơ là, chủ quan, nhất định phải trang bị kiến thức cần thiết cho mình.
Người mẹ là người gần gũi bên con nhất từ khi lọt lòng cho tới khi trưởng thành, vì thế người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Bởi, khi người mẹ làm được những điều này thì con cái họ sẽ học được theo.
Do đó mỗi bà mẹ cần nhận thức sâu sắc vai trò của mình rằng: Mẹ hiền sinh con quý, từ đó, chúng ta có thể học tập người xưa từ cách dạy con và áp dụng để chúng sẽ có tương lai rực rỡ bạn nhé:
1. Làm người tốt còn quan trọng hơn tiền bạc
Trong khi hầu hết chúng ta ngày nay cố gắng để lại cho con nhiều của cải thì người xưa tập trung giáo huấn về cách làm người và "thừa kế" cho con bằng những bài học về đạo đức.
Người xưa có câu:
“Lấy đạo đức làm báu vật truyền gia thì gia tộc hưng thịnh trên 10 đời. Lấy việc học hành (đọc sách) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ hai, lấy kinh sách (Thi Thư) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ 3. Lấy giàu sang phú quý làm báu vật truyền gia thì không quá 3 đời”.
Thế nên bảo trì phẩm chất đạo đức lương thiện mới là nền tảng vững chắc để gia đình kế thừa và phát triển hưng thịnh hơn.
Khi con lên làm quan, mẹ của Thôi Huyền Huy dạy con: “Mẹ nghe thấy có người nói rằng, có con cháu làm quan, nếu như cuộc sống thanh bần, ắt đó là quan thanh liêm. Còn nếu tài vật dư dả thừa thãi, hưởng thụ xa xỉ, thì đó hẳn là tham quan". Điều đó rất đúng.
Nhiều thân thích quan lại dùng tiền của phụng dưỡng cha mẹ, nhưng số tiền đó đến từ đâu? Nếu là tiền lương bổng thì còn tốt, còn nếu không, thì thử xem có khác gì so với phường giặc cướp? Con giờ đây ngồi mát ăn bát vàng, hưởng bổng lộc triều đình, nếu không thể tận trung vì nước, thanh liêm mà làm việc chính sự, thì làm sao xứng đáng với ân huệ của đất trời được?
Thôi Huyền Huy nghe theo lời dạy của mẹ, làm một vị quan thanh liêm, tận trung với nước thương dân như con, nổi tiếng trong sạch lưu danh hậu thế.
2. Chăm chỉ đọc sách
Cổ ngữ nói:
“Kinh sách là thứ được kế tục nhiều đời”. Điều thứ nhất trong gia huấn truyền lại cho đời sau".
Một người có thể nuôi dưỡng cho mình thói quen đọc sách, cả đời cũng chính là đem trí huệ của nhân loại vận dụng cho mình. Từ đó đạt được những thành công nhất định. Một đứa trẻ ham đọc sách thánh hiền sẽ có tri thức, có tầm nhìn, có phong thái, thêm và đó lại biết giữ gìn tâm tính thiện lương.
Trên thế gian sách có trăm ngàn triệu cuốn, nếu tất cả đều đọc thì có đọc cả đời cũng không hết. Cho nên tốt nhất là chắt lọc những sách kinh điển mà đọc, ngoài ra các sách khác tuy cũng có muôn sắc đủ màu nhưng trên thực tế cũng đều là bám theo nội dung, ý nghĩa của những sách kinh điển mà ra.
Trong lịch sử, Khuông Hành là điển hình của tấm gương nhà nghèo nhờ thông qua khổ học mà công thành danh toại. Khuông Hành là học giả nổi tiếng thời Tây Hán. Ông được sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên ngay từ khi còn nhỏ đã phải đi làm thuê kiếm sống. Ban ngày ông làm người ở cho một gia đình giàu có, đêm đến lại chăm chỉ đọc sách. Bởi vì nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn nên ông đã khoét một lỗ nhỏ ở tường nhà mình, nhờ ánh đèn của hàng xóm mà đọc sách.
Về sau, ông đến làm công cho một gia đình giàu có mà không lấy tiền công, chỉ để được đọc sách, vì nhà họ có một thư viện sách lớn. Nhờ chăm chỉ học tập mà học vấn của ông vượt trội. Sau này ông được đề bạt làm quan, từng làm đến chức Thừa tướng. Tuy rằng phương thức học tập thời nay đã khác xưa rất nhiều nhưng tinh thần khổ học của họ vẫn đáng giá để chúng ta noi theo.
3. Dạy con lựa chọn người kết giao
Qua tấm gương những người xuất chúng được mẹ dạy dỗ như thế nào để thành người có đức có tài ta đã biết mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà vì con vì hơn ai hết bà biết rằng môi trường để cho con trưởng thành vô cùng quan trọng.
Bố mẹ hay trường lớp dạy con là một chuyện, người mà con kết giao lại là một chuyện khác, do đó, là mẹ hiền nhất định không được bỏ qua việc hướng dẫn con chọn bạn để kết giao. Lỗ Quý Kính Khương, hiệu Đới Kỷ, là vợ của đại phu nước Lỗ Công Phụ Mục Bá, mẹ của Công Văn Bá. Bà hiểu nhiều biết rộng, tinh thông lễ nghĩa.
Một lần, Văn Bá đi học về, Kính Khương liếc mắt nhìn, thấy bạn bè theo Văn Bá đi vào nhà, rồi từ bậc thềm đi giật lùi, tay cầm kiếm đứng thẳng, hầu hạ Văn Bá giống như đối với cha và anh vậy. Văn Bá tự cho rằng mình đã trưởng thành. Kính Khương gọi Văn Bá lại mắng rằng:
Ngày xưa khi Chu Vũ Vương bãi triều, dây buộc tất trên chân bị đứt, nhìn xung quanh không thấy ai có thể sai khiến được bèn tự mình cúi xuống buộc lại, do đó có thể thành tựu Vương đạo.
Tề Hoàn Công có ba người bạn có thể tranh biện với mình, có năm vị hạ thần có thể khuyên can mình, có 30 người hàng ngày vạch trần sự sai lầm của mình, do vậy mà có thể xây dựng bá nghiệp.
Khi Chu Công Đán ăn cơm đã ba lần dừng lại, khi gội đầu dở cũng ba lần vén tóc để tiếp đãi người hiền, còn đem lễ vật đến hang cùng ngõ hẻm để viếng thăm hơn 70 người, do vậy mà có thể duy trì sự thống trị của vương thất nhà Chu.
Hai Thánh một hiền ba người họ đều là những vị vua có tài năng bá vương mà chịu hạ mình trước người khác. Người mà họ giao du cũng đều giỏi hơn mình, cho nên bất giác họ cũng giỏi lên. Hiện nay con còn nhỏ, chức vị thấp. Người mà con giao lưu đều là người phục vụ con, rõ ràng là cứ như thế này thì con sẽ không có tiền đồ phát triển gì”.
Văn Bá nhận sai, từ đó trở đi đều chọn thầy giỏi bạn hiền để phụng dưỡng, chọn những người tuổi cao đức trọng để giao du.
4. Biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn
Việc học quan trọng nhưng nhất định phải kết hợp với hành. Ví dụ khi chúng ta nói về một người thiện lương thì tất nhiên người đó phải là người làm việc thiện. Còn chỉ nói mà không làm thì đó là kẻ xảo trá không hơn không kém.
Do đó, khi tìm hiểu lý thuyết rồi ta còn phải biết vận dụng tri thức vào hành động mới có ý nghĩa. Rất nhiều việc, đều phải thông qua hành động thực tiễn mới là có tác dụng thực sự.
Cho nên, ngay từ nhỏ cha mẹ cần dạy trẻ năng lực hành động, thói quen thực tiễn, bắt tay vào làm chứ không chỉ dừng lại ở lời nói. Trong cuộc sống thực tiễn, có rất nhiều sự việc chỉ khi nào chúng ta bắt tay vào hành động mới có thể biết được thực hư.
Ngay từ nhỏ chúng ta cần phải dạy cho trẻ có được năng lực vận động, tạo thành thói quen lao động thực tiễn mỗi ngày. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trước tiên hãy để cho con cái tự học cách giải quyết vấn đề trước.
Trong hành động từ từ điều chỉnh lại nhận thức của chính mình, tiếp đó dùng nhận thức mới để lại bắt đầu xuất phát, cải biến lại sách lược của bản thân. Trí phải đi đôi với hành, đem trí tuệ hóa thân thành hành động, nếu không thì không phải là người chân trí.
Để lại bình luận
5