- 10 sân bay tốt nhất thế giới
- Thẻ VISA là gì ? Hướng dẫn đăng ký thẻ Visa chuẩn nhất
- Top 10 công ty du lịch lữ hành uy tín tại Hà Nội
- Top quán Pub cực chill tại Hà Nội khiến tâm trạng tan chậm cuối tuân
Với tên gọi "Thủ Đô Hà Nội ngàn năm văn hiến", Hà Nội đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch. Cùng mình điểm qua một vài địa điểm du lịch hấp dẫn nhé.
1. Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)
Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca.
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.
Xung quang hồ còn có rất nhiều địa điểm tham quan mà bạn không nên bỏ lỡ như:
Đền Ngọc Sơn
Nằm trên đảo Ngọc, đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn là nơi thờ thần Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương khoa cử và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Xung quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba. Sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa, đăng đối giữa con người và thiên nhiên.
Nhà hát lớn Hà Nội
Nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng 8, được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1901 theo mẫu nhà hát Opera Ganier ở Paris. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc và đặc trưng mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.
Phố cổ Hà Nội
Ở cạnh hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngàng, Hàng Đào, Hàng Đường,… nơi du khách có thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội.
Đền Bà Kiệu
Hay còn gọi là Thiên Tiên điện, nằm ở số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng. Đây là một trong những ngôi đền mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta. Trong đền thờ 3 vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.
2. Lăng Bác Hồ
Lăng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói đúng hơn, đây là nơi lưu giữ thi hài của Bác. Lăng Bác khởi công xây dựng ngày 2/9/1973, trên vị trí lễ đài cũ của Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945.
Công trình hoàn thành năm 1975, khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều địa phương khắp cả nước. Lăng có thiết kế kiểu tam cấp, gồm nhiều bậc thềm bước lên. Lăng được xây kiên cố, chắc chắn, gồm 3 lớp tường. Lớp chính giữa được xem là trung tâm của Lăng, bao gồm: phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống.
Mặt chính của lăng hướng về phía đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m. Lớp dưới có kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi diễn ra hoạt động mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng bao gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được cách điệu hình bông sen nở. Trước mặt chính lăng có dòng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
Một số quy định về thời gian và giá vé khi vào thăm lăng Bác:
Vào những tháng mùa hè: Lăng mở cửa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm. Thời gian mở cửa:
- Từ thứ hai đến thứ sáu: Lăng Bác mở cửa lúc 7h30 phút sáng đến 10h30 sáng. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
- Thứ bảy, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa muộn hơn 30 phút. Bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Vào mùa đông: Lịch mở cửa Lăng bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Giờ mở cửa Lăng Bác như sau:
- Từ thứ hai đến thứ sáu: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa các ngày. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
- Thứ bảy, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng đến 11h30 phút. Đóng cửa muộn hơn so với ngày thường 30 phút. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Giá vé vào Lăng Bác áp dụng như sau: Miễn phí hoàn toàn đối với người Việt Nam. Thu 25 nghìn đồng đối với người ngoại quốc.
3. Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nơi đây được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng ở đất thủ đô mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt. Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là hạt bụi vàng tô điểm lấp lánh cho mảnh đất kinh kỳ Hà Nội trong hôm nay và cả mai sau.
Trong đó, khoa thi đầu tiên diễn ra vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông và được các triều đại phong kiến sau kế thừa tổ chức khoa thi rầm rộ, thu hút đông đảo nhân tài dự thi. Đồng thời, qua những thời kỳ khác nhau, cách tổ chức khoa thi và giảng dạy ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được đổi mới, cải tiến hơn nữa . Quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám khá đa dạng, phong nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau nằm hài hòa trong khuôn viên. Trải qua nhiều tu sửa, hiện nay quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái học.
Mỗi công trình đều có những nét đặc sắc, ấn tượng khác nhau. Trong đó, quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm 5 khu. Khu thứ nhất bao gồm cổng chính đến cổng Đại Trung môn; khu thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các; khu thứ ba gồm hồ Thiên Quang và khu nhà bia tiến sĩ; khu thứ tư gồm cụm kiến trúc hình chữ U với tòa Đại Bái Đường nằm chính giữa, 2 bên có dãy Hữu Vu - Tả Vu và khu thứ năm là khu Thái học (trước đây là khu đền Khải thánh - thờ bố mẹ Khổng tử).
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong dịp du lịch Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.
4.Chùa Một Cột
Tọa lạc trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Một Cột là một trong những di tích văn hóa lịch sử lâu đời và biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông, cụ thể là tháng 10 (Âm lịch) năm 1049.
Trong năm 1105, vua Lý Nhân Tông cải tạo, tu sửa và mở rộng, thêm vào một tòa sen mạ vàng trên đỉnh cột, dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng.
Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
Tuy nhiên thật đáng tiếc trong chiến tranh chống Pháp, chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp cho đặt mìn phá hủy. Sau đó Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên cứu đại trùng tu, xây dựng lại Chùa như kiến trúc ban đầu. Năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay.
Khi nhắc đến chùa Một Cột, ngoài mang ý nghĩa tâm linh, đây còn là một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình khám phá thủ đô. Chùa Một Cột là công trình sáng tạo với sự kết hợp hài hòa của các không gian kiến trúc gồm hội họa, điêu khắc đá, mặt nước, chạm vẽ hành lang – biểu tượng của văn hóa, nghệ thuật mang đậm nét dân tộc. Chùa xây chỉ có một gian nên được gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen) với hình vuông mỗi chiều 3m, kết cấu gỗ, mái lợp ngói, bốn góc được uốn cong và phía trên có Lưỡng long chầu nguyệt.
Lối dẫn vào chùa Một Cột để thắp hương lễ Phật là một cầu thang nhỏ bằng gạch, gồm 13 bậc thang rộng 1,4m và hai bên có thành tường xây gạch với bia đá giới thiệu về lịch sử của chùa. Bên trong chùa thờ tượng Phật Bồ tát Quan Thế Âm đang ngồi trên một bông sen bằng gỗ được sơn son thếp vàng và nằm ở vị trí cao nhất trong Liên Hoa Đài. Đặc biệt, trên bức tượng Phật là hoành phi Liên Hoa Đài gợi nhớ đến những giấc mơ của vua Lý dẫn đến quyết định cho xây dựng chùa. Phía dưới chân tượng bày nhiều hoa thơm và quả ngọt của những người đến lễ chùa.
Theo người dân địa phương truyền tai nhau rằng, những cặp đôi đến cầu nguyện ở chùa sẽ được ban cho hôn nhân và con cái. Khi bước ra ngoài chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ao sen được bao quanh bởi lan can làm bằng sạch sành tráng men xanh phía dưới chùa Một Cột và tận hưởng không khí trong lành.
5. Làng gốm Bát Tràng
Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. cách thủ đô Hà Nội khoảng 13 km về phía đông nam trên sông HồngTên Bát Tràng đã đi vào lịch sử, đi vào ca dao tục ngữ, đi vào cuộc sống của người Việt Nam. Sản phẩm Bát Tràng quen thuộc với nhân dân trong nước và được nhiều nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và trên thế giới.
Làng gốm Bát Tràng thường xuyên là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch đến tham quan thủ đô. Đến mảnh đất cổ xưa này, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi bắt gặp những bình hoa, chậu gốm trưng bày khắp các ngõ ngách trong làng hay những bức tường phơi than thật đặc sắc.
Ghé thăm những xưởng gốm trong làng, du khách sẽ được giới thiệu về các công đoạn làm ra sản phẩm như thế nào. Du khách sẽ phải nể phục trước sự tài tình, khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân trong nghề. Nhờ bàn tay điêu luyện đã biến nắm đất thành tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sinh động.Điều thu hút du khách tham gia tour du lịch Hà Nội nhất tại làng gốm Bát Tràng có lẽ là trải nghiệm được tự tay nhào nặn từng khối đất sét thành những chiếc cốc, chiếc đĩa, những món đồ xinh xắn theo ý mình.
Chi phí được tự tay nặn gốm: 40.000VNĐ - 60.000VNĐ
Ngoài ra, bạn có thể mua những sản phẩm tại chợ gốm như một món quà lưu niệm dành cho người thân, bạn bè.
Để lại bình luận
5