Nhiều người thường biết đến ngày 10 tháng 10 là ngày Giải phóng Thủ đô hay ngày Luật sư Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng đây còn là ngày Tết Trùng Thập cho nông dân, thầy thuốc, ông Đồng, bà Cốt. Vậy ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Có các ý nghĩa như thế nào? 

Ngày 10 tháng 10 âm lịch – Ngày Tết Trùng Thập

1. Nguồn gốc của Tết Trùng Thập

Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Nguồn gốc và các ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì?

Ngày 10 tháng 10 âm lịch không chỉ là ngày Giải phóng Thủ đô, Luật sư Việt Nam mà còn được biết đến là ngày Tết Trùng Thập. Cái tên của ngày lễ này bắt nguồn từ âm Hán Việt, cụ thể là số 10 trong âm Hán Việt có nghĩa là Thập, ngày 10 tháng 10 được dịch ra theo âm Hán Việt nghĩa là Trùng Thập.

Chính vì thế, theo ngày âm lịch 10 tháng 10 hàng năm tại Việt Nam thì còn được gọi là ngày Tết Trùng Thập. Tuy nhiên, đối với Phật giáo, họ xem ngày này là Tết Hạ Nguyên.

2. Ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Trùng Thập

Ngày Tết Trùng Thập là ngày dành cho những người thầy thuốc, người nông dân, ông Đồng, bà Cốt. Mỗi ngành nghề đều mang ý nghĩa và phong tục riêng biệt.

Đối với thầy thuốc:

  • Theo quan niệm của sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch là ngày mà cây thuốc phát triển tốt nên những người thầy thuốc, lương y rất xem trọng ngày này. Đây là ngày lành, tháng tốt để cây thuốc sinh trưởng tốt và phát huy tác dụng chữa bệnh.

Đối với người nông dân:

Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Nguồn gốc và các ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì?
  • Trong năm, người nông dân thường trải qua hai vụ mùa đó là vụ lập xuân và vụ chiêm. Vụ chiêm sẽ diễn ra vào mùa hạ tương đương với khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, đồng thời đánh dấu thời điểm kết thúc thời gian lao động trong một năm.
  • Chính vì thế, những người nông dân sẽ tổ chức ăn tết vào ngày 10 tháng 10 để ăn mừng một năm trồng trọt bội thu vừa qua và dâng lên Tiên Nông những món ngon để thể hiện sự biết ơn.

Đối với ông Đồng, bà Cốt:

  • Ông Đồng, bà Cốt là những người làm việc theo quan niệm tâm linh, có khả năng nhìn thấy và giao tiếp với những linh hồn, quỷ thần, dựa vào đó để chữa bệnh, xem tử vi, coi bói.
  • Để thể hiện sự biết ơn và lòng cảm tạ thần linh đã giúp đỡ trong một năm vừa qua, họ sẽ cúng bái những mâm lễ trang trọng trong ngày 10 tháng 10 hàng năm.

Ngày 10 tháng 10 dương lịch – Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

1. Nguồn gốc lịch sử ngày Giải phóng Thủ đô

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, vào ngày 10/10/1945 Thủ đô Hà Nội được giải phòng từ tay Pháp, giành lại độc lập. Chính vì thế, ngày 10 tháng 10 còn là ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Nguồn gốc và các ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì?

2. Ý nghĩa ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày Giải phóng Thủ đô là cột mốc đánh dấu quan trọng trong chiều dài lịch sử của Hà Nội nói riêng và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây còn là cột mốc lịch sử quan trọng, thể hiện chiến thắng vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Ngày 10 tháng 10 đưa đất nước bước vào thời kỳ thoát khỏi ách thống trị, xóa bỏ áp bức, bóc lột, tự lực tự cường trên con đường đổi mới, phát triển. Bên cạnh đó, nhân dân đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Ngày 10 tháng 10 dương lịch – Ngày truyền thống Luật sư

Ngày 10 tháng 10 là ngày gì? Nguồn gốc và các ý nghĩa của ngày Tết Trùng Thập
Ngày 10 tháng 10 là ngày gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 46/SL vào ngày 10 tháng 10 năm 1945 có nội dung nói về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh đó được ra đời nhằm khẳng định những đóng góp của luật sư trong công cuộc cách mạng của dân tộc và xây dựng đất nước.

Đây còn là cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề luật sư trong chế độ cách mạng. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò của người luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền.

Người luật sư trong xã hội bấy giờ phải là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, đồng thời thể chế hóa quyền bào chữa và nhờ người khác hay luật sư để bào chữa cho mình.

Chính vì thế vào ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 mỗi năm làm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam.

Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tư pháp - Cập nhật ngày: 04/10/2021

3, Theo Reviview 365 tổng hợp