- Hoa bỉ ngạn là hoa gì, có thật không? Sự tích và ý nghĩa của hoa bỉ ngạn
- Những triết lý tình yêu của Trấn Thành chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả
- Ngày Quốc tế nụ hôn là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Quốc tế nụ hôn
Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì?
Mùng 7 tháng 7 âm là ngày gì? Lễ thất tịch là ngày nào trong năm? Ngày lễ thất tịch này có gì đặc biệt? Hãy cùng Reviews365 tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Lễ thất tịch là ngày gì? lễ thất tịch là ngày nào trong năm?
Lễ thất tịch rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Vì trùng 7 và 7 nên còn có tên gọi là Lễ trùng thất.
Đặc biệt là ngày thất tịch này sẽ có hiện tượng thiên văn đặc biệt trên bầu trời. Cụ thể là với 2 chòm sao Ngưu lang (Altair) và Chức nữ (Vega) sẽ gặp nhau.
Tại sao thất tịch lại mưa?
Ngày thất tịch gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc là ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau sau một năm cách biệt.
Họ gặp nhau vào ban đêm và xúc động nên khóc rất nhiều. Nước mắt của họ làm mưa rơi xuống trần gian. Vì thế, ngày này thường có mưa. Và do diễn ra vào đêm nên mới có chữ thất tịch.
Ngày này là lễ hội truyền thống lớn của Trung Hoa. Nó mang ý nghĩa đoàn tụ và gặp mặt của lứa đôi yêu nhau. Vì thế những năm gần đây, nó được ví như ngày Lễ tình nhân Valentine của Trung Quốc.
Ngày lễ thất tịch năm 2020 đến 2030
Như thông tin đã nêu trên, ngày lễ thất tịch không có ngày cụ thể vì theo âm lịch. Ngày theo âm lịch là mùng 7 tháng 7 hàng năm. Chiếu theo dương lịch nó thường rời vào giữa tháng 8 hoặc trễ lắm gần cuối tháng 9. Ngày chính xác tùy vào tính toán.
Sau đây là ngày cụ thể của lễ thất tịch trong 10 năm tới:
- Lễ thất tịch của năm 2020 là ngày 25/5/2020
- Lễ thất tịch của năm 2021 là Ngày 14/08/2021
- Lễ thất tịch của năm 2022 là Ngày 04/08/2022
- Lễ thất tịch của năm 2023 là Ngày 22/08/2023
- Lễ thất tịch của năm 2024 là Ngày 10/08/2024
- Lễ thất tịch của năm 2025 là Ngày 29/08/2025
- Lễ thất tịch của năm 2026 là Ngày 19/08/202
- Lễ thất tịch của năm 2027 là Ngày 08/08/2027
- Lễ thất tịch của năm 2028 là Ngày 26/08/2028
- Lễ thất tịch của năm 2029 là Ngày 19/08/2029
- Lễ thất tịch của năm 2030 là Ngày 05/08/2030
Nguồn gốc lễ thất tịch
Nguồn gốc lễ này bắt đầu từ một câu chuyện truyền thuyết cực kỳ nổi tiếng. Mỗi quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đều có một cách kể riêng cho ngày này. Bạn có thể tìm đọc trên Wikipedia. Tóm tắt lại câu chuyện như sau:
- Chuyện kể về tình yêu của đôi lứa xa lìa nhau và chỉ gặp nhau một lần trong năm.
- Tình yêu của họ bị ngăn trở bởi các vị thánh thần tối cao.
- Lý do chia lìa với 2 cốt truyện chính là: lơ là việc thiên đình nên bị phạt, không môn đăng hộ đối (người phàm cưới tiên).
- Đã được cho về với nhau lúc kêt truyện, nhưng sự thực thì các chòm sao vẫn chỉ 1 lần gặp nhau trong năm.
Ý nghĩa của lễ Thất Tịch trong văn hóa phương Đông
Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Lễ Thất Tịch và chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc, cho đến nay ngày lễ này vẫn luôn là một ngày quan trọng với người dân Trung Hoa. Tại nơi được xem như cái nôi của ngày Thất Tịch, những hoạt động diễn ra rất sôi nổi.
Vào thời trước đây, ngày này là lúc các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho nàng Chức Nữ với mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải. Ở một số vùng khác, người con gái lại cầu nguyện để sau này sẽ lấy được một người chồng tốt, đồng thời tham gia các cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu…
Ngoài ra, các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, bởi cây kim tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành.
Một số nơi khác ở Trung Hoa đại lục, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh, người ta sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Khi ăn, người nào có cây kim sẽ trở nên khéo léo, người có đồng xu sẽ giàu có, người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hôn nhân hạnh phúc.
Ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc
Lễ Thất Tịch của Hàn Quốc còn được gọi là lễ Chilseok, ý nghĩa của ngày lễ này cũng khá khác biệt so với Trung Quốc. Lễ Chilseok của người Hàn thường rơi vào mùa mưa, sau khi khoảng thời gian nắng nóng khắc nghiệt đi qua. Vào ngày này, nước mưa còn được người dân Hàn Quốc gọi là nước Chilseok, họ sẽ tắm dưới nước mưa này để mong cầu có một sức khỏe tốt.
Ngoài ra, mùa này cũng là thời điểm mà các loại nông sản phát triển mạnh, vì thế dưa chuột, dưa hấu hay bí ngô được sử dụng rất nhiều trong mùa lễ. Đặc biệt, trong lễ Chilseok người Hàn còn hay ăn mì và bánh nướng, Chilseok cũng là lễ hội để thưởng thức các món ăn ngon làm từ lúa mì. Vì người Hàn cho rằng khi lễ Chilseok qua đi thì những cơn gió lạnh ập tới, làm hỏng hương vị của lúa mì.
Ngày Thất Tịch ở Việt Nam
Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” - cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam. Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường mưa rả rích trong suốt một ngày, gọi là mưa ngâu. Tương truyền đó cũng chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau.
Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau. Những năm trở lại đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cầu nhân duyên, những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.
Truyện ngôn tình nổi tiếng liên quan đến Lễ thất tịch
Thất tịch không mưa là truyện ngôn tình Trung Quốc kể về đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Truyện Thất tịch không mưa của tác giả Lâu Vũ Tình. Bạn đọc đánh giá khá buồn, buồn như truyện của Ngưu Lang – Chức Nữ.
Ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch có thật sự giúp bạn thoát kiếp FA?
Thất Tịch vốn là ngày lễ quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên khi trào lưu Âu hóa tràn vào kéo theo những ngày lễ như Valentine,... trở nên thịnh hành trong giới trẻ thì cũng đồng thời làm cho những lễ hội truyền thống dần mai mọt.
Cho đến năm 2001, chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định mang event đặc biệt có tên "Thất Tịch - Hồng Đậu Tương Tư Tiết", sau này đổi thành "Hồng Đậu Thất Tịch Tiết" vào ngày Thất Tịch.
Vốn dĩ “Hồng đậu” theo nghĩa gốc trong bài thơ là một loại, hạt cứng, dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc cùng âm “hóngdòu” thì lại giống với loại đậu đỏ, vì vậy nó được người ta chọn để ăn vào ngày này nhằm cầu chúc nhiều điều tình yêu đôi lứa, lúc này chưa phổ biến rộng rãi với quốc tế.
Sau đó, vào khoảng 2 năm trước, nick Facebook tên Qing An (một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ) đăng tải một status với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ ngày thất tịch để cầu duyên. Chỉ là đăng cho vui những không ngờ ý tưởng thú vị này được hưởng ứng mãnh liệt, lan tỏa tới tận Việt Nam nước ta. Từ đó, trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch nổi lên và được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ tới tận hôm nay.
Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó nhiều người còn ăn chè đậu đỏ để cầu nhân duyên.
Người ta đồn nhau rằng nếu những cặp đôi yêu nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) thì họ sẽ có một tình yêu bền vững, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được ý trung nhân.
Thật sự nếu ăn chè đậu đỏ mà tìm một nửa còn lại thì đã không có nhiều người lên mạng xã hội than vãn vì chuyện "ế" phải không nào? Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội tốt để hội độc thân kiếm tìm cơ hội "thoát ế" và cầu tình duyên đến với mình. Và dẫu có thành sự thật hay không thì chè đậu đỏ vẫn là một món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên thử.
Để lại bình luận
5