Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các mẹ phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp như đắp lá vào mắt bé như là trầu, lá dâu...hay nhỏ sữa vào mắt trẻ.

1. Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em

1.1 Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ trẻ em

Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nằm cửa, bàn ghế.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
  • Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi.
  • Hay dụi mắt.
  • Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan.
  • Đau mắt
  • Hay dụi mắt có thể làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Xem thêm: Đau mắt đỏ - Thực phẩm nên kiêng khi đau mắt đỏ và lưu ý những gì

1.2. Diễn biến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bé sẽ có cảm giác cộm xốn, khó chịu, do đó hay quấy khóc, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị bệnh, trẻ cũng thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, có hạch...

Mặc dù đau mắt đỏ thường giới hạn sau 7-10 ngày nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị thích hợp bệnh có thể diễn tiến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt...

1.3 Các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến với các triệu chứng điển hình. Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Đỏ hay hồng ở một bên hoặc cả 2 mắt.
  • Sưng ở 1 hoặc 2 bên mi mắt.
  • Chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng chói.
  • Tiết nhiều dịch mắt màu vàng hoặc xanh, đóng thành vảy khi khô lại và xuất hiện nhiều khi ngủ.
  • Cảm giác có sạn và ngứa mắt khiến trẻ dụi mắt nhiều quá mức.
  • Đôi khi có thể chảy nước mũi và hắt hơi.
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

2. Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Tuy đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính và có thể điều trị một cách dễ dàng. Nhưng vẫn có một số trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ bị đau mắt đỏ đến bệnh viện ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Trẻ cảm thấy đau nhức dữ dội ở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng chói.
  • Trẻ bi thay đổi về thị lực như bị nhìn bị mờ, có ánh sáng nhấp nháy khi nhìn. Những triệu chứng này trở nên rõ ràng hơn khi nháy mắt hoặc lau mắt.
  • Trẻ đau đầu dữ dội, nôn mửa liên tục.
  • Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày bị đỏ mắt hoặc có nhiều mủ đặc chảy ra từ mắt.
  • Tắc tuyến lệ dẫn đến mi mắt bị dính lại, khó mở mắt mà không đỏ hoặc sưng.
  • Đỏ và sưng vùng da xung quanh mắt.
  • Trẻ cảm thấy khó thở, có triệu chứng mất nước như khô miệng, trũng mắt, không có nước mắt, buồn ngủ hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Trẻ thường xuyên trở nên buồn ngủ, buồn ngủ quá mức hoặc cáu kỉnh. Phụ huynh không thể dỗ dành trẻ với đồ chơi, TV, thức ăn hoặc nhặt đồ ăn, đặc biệt là nếu chúng vẫn buồn ngủ hoặc cáu kỉnh mặc dù đã hạ sốt.
  • Trẻ rùng mình cực độ hoặc kêu đau cơ.
  • Sốt. Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt khoảng 38 độ C hoặc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi với nhiệt độ trên 39 độ C. Tuy nhiên sốt thường phổ biến ở trẻ sơ sinh đến 2 ngày.
  • Trẻ sốt trên 38,0 ° C trong hơn 5 ngày không thuyên giảm.

Đôi khi nếu phụ huynh cảm thấy lo lắng vì những dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ không tiến triển tốt hơn sau 5 ngày mà còn có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Ngoài ra, bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để cấp cứu, chăm sóc y tế khẩn cấp nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Trẻ trở nên xanh xao, nhợt nhạt, xuất hiện đốm trong mắt và cảm thấy lạnh bất thường khi người khác chạm vào.
  • Xung quanh môi trẻ có màu xanh.
  • Lên cơn sốt cao, co giật.
  • Trẻ trở nên cực kỳ kích động, dễ dàng khóc lóc vô cớ và mất tập trung trong thời gian dài.
  • Trẻ bối rối hoặc hôn mê, rất khó đánh thức trẻ dậy.
  • Tình trạng đau mắt đỏ diễn tiến xấu đi và kéo dài sau hơn 3 tuần.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bé. Do đó bạn cần bình tĩnh và ghi nhớ hết các tình trạng sức khỏe cũng như các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng. Bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu chất lỏng tiết ra từ mắt của bé để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

3. Kinh nghiệm chăm sóc bé bị đau mắt đỏ

Giữ gìn vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tình trạng trẻ đau mắt đỏ và điều này cũng giúp hạn chế tình trạng bệnh lây lan.

Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em và khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị đau mắt đỏ thường rất khó chịu, quấy khóc, vì thế để cho trẻ nhanh khỏi và giảm khó chịu cho trẻ cha mẹ cần:

  • Giặt sạch và phơi khô mọi vật dụng của bé như chăn ga gối, khăn mặt.
  • Khăn lau mắt, lau mặt và lau người cho bé nên là 3 khăn khác nhau.
  • Nếu bé đang đi học, nên xin cho bé nghỉ học để tránh trường hợp bệnh lây thành dịch. Ngoài ra nên hạn chế cho bé ra đường để tránh khói bụi vào mắt.
  • Dùng bông gòn và nước muối sinh lý rửa mắt hàng ngày cho bé. Cho bé nằm nghiêng, dùng nước muối rửa ghèn trong mắt cho bé, sau đó lấy bông lau sạch. Không để ghèn bám nhiều lên mắt sẽ gây khó chịu, cộm ngứa cho bé.
  • Nên lấy ghèn lúc ướt, tránh để ghèn khô mới lấy sẽ gây khó chịu và đau rát cho bé.
  • Cho bé ăn uống thêm các loại trái cây để giúp con tăng sức đề kháng, nếu bé đang bú mẹ, cho bé bú càng nhiều càng tốt.
  • Không cho con tiếp xúc với các loại màn hình điện tử, đọc sách báo để giúp mắt bé nghỉ ngơi.
  • Tuyệt đối không chữa đau mắt đỏ cho trẻ bằng phương pháp dân gian.

Đau mắt đỏ tuy là bệnh ít nguy hiểm nhưng tốc độ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, nếu điều trị đau mắt đỏ lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế, phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp