1."Mối nguy tiềm ẩn" của chăn ga gối đệm

Nhiều người thay quần áo hàng ngày nhưng ít khi giặt chăn ga gối đệm. Con người dành khoảng 1/3 thời gian cho giấc ngủ, nếu sử dụng ga trải giường, vỏ chăn, gối trong thời gian dài, những "nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe" cũng có thể xuất hiện.

Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối

Khi ngủ mỗi đêm cơ thể con người sẽ bài tiết khoảng 200ml mồ hôi, đặc biệt ở những người dễ bị ra mồ hôi lạnh vào ban đêm thì lượng mồ hôi càng nhiều. Điều kiện ẩm ướt, ấm áp là nơi sinh sản của vi khuẩn. Không những vậy, trên ga trải giường sẽ còn dính dầu mỡ, nước bọt, bụi bẩn, nước tiểu, tóc....Nếu không được vệ sinh kịp thời, vi khuẩn, bụi bẩn, cặn bã... sẽ tích tụ ngày càng nhiều gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Những chiếc ga trải giường và chăn lông vũ như vậy chắc chắn là những "sát thủ" trên da, dễ mắc các bệnh ngoài da như nấm da và nấm móng. Và với việc hít thở khi ngủ, các vi sinh vật, vi khuẩn và nấm trên ga trải giường cũng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và không tốt cho sức khỏe của phổi.

2. Bao lâu phải vệ sinh chăn ga, gối đệm

Ga trải giường, vỏ chăn: Mỗi tuần giặt một lần

  • Theo một nghiên cứu, những tấm khăn trải giường không được giặt trong 10 ngày có thể để lại gần 3 kg mồ hôi trên đó. Những tấm khăn trải giường như vậy là "thiên đường" cho bọ ve và vi khuẩn.
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối

Vỏ gối, khăn phủ gối: Mỗi tuần giặt một lần

  • Khăn phủ gối, vỏ gối rất dễ bị ố, bám bụi, dầu từ da mặt và tóc người. Nếu bạn vệ sinh da mặt sạch sẽ hàng ngày nhưng không thay ga gối thường xuyên thì rất có thể da sẽ bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu có biểu hiện khó chịu như dị ứng da trên mặt thì nên thay và rửa hai hoặc ba ngày một lần. Nếu không, vỏ gối, khăn phủ gối cũng nên được giặt mỗi tuần một lần.

Ruột gối: Ba tháng giặt một lần

  • Nước bọt, mồ hôi cũng như bụi và dầu trên đầu khi ngủ có thể dễ dàng thấm vào ruột gối. Gối càng sử sụng lâu thì khả năng sinh sản của liên cầu khuẩn gây bệnh và nguy cơ hình thành huyết khối (cục máu đông) càng cao. Đặc biệt khi vào mùa thu đông không khí lạnh dễ gây cảm lạnh, sức đề kháng kém nên việc hình thành huyết khối xảy ra nhiều hơn.
  • Tốt nhất 3 tháng giặt ruột gối một lần. Nếu ruột gối không dễ vệ sinh thì nên phơi nắng 1 tuần 1 lần và thay trong một năm sau sử dụng.
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối

3. Cách vệ sinh chăn ga, gối đúng cách

Vỏ chăn ga gối mới mua về phải giặt qua nước sạch, nên ngâm trong nước muối hoặc nước dấm pha loãng khoảng 5 phút. Cách làm này giúp diệt khuẩn, khử mùi, tránh phai màu nhanh và khiến sản phẩm mềm mại hơn.

- Chất liệu cotton: Nên sử dụng chất tẩy rửa trung tính hoặc những loại xà phòng chứa kiềm, không sử dụng xà phòng tổng hợp để giặt.

- Chất liệu lụa Tencel và vải mềm: Nên dùng chất tẩy rửa nhẹ nhàng. Khi giặt nên lộn mặt trái của sản phẩm ra ngoài tránh bạc màu hoặc làm mờ các họa tiết trang trí.

- Chất liệu Microfibe: Giặt tay hoặc máy đều được nhưng nên chọn chế độ giặt phù hợp. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, lành tính để không làm mất màu sản phẩm. Có thể sử dụng nước giặt thay thế bột giặt để tránh cặn đọng lại trong bộ ga gối khi giặt xong.

- Chất liệu cotton lụa: Không nên ngâm trong nước quá lâu, phải giặt bằng tay và tuyệt đối không được vắt hay giặt trong máy.

- Chất liệu polyester: Không nên giặt bằng nước ở nhiệt độ cao và cũng phải giặt bằng tay nếu không sẽ hỏng sản phẩm.

Chú ý khi phơi thì nên lộn mặt trái lại để tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mặt vải chính, dễ bị phai màu.

Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối
Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối

4. Ngoài các phương pháp làm sạch, còn có các mẹo loại bỏ bụi, bọ ve

Phương pháp làm lạnh

  • Bọc gối vào màng bọc thực phẩm, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh từ 6-24 tiếng, mạt bụi và vi khuẩn có thể chết đến 70%. Tiếp đó là mang gối ra phơi nắng.

Phương pháp phơi túi ni lông đen

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chỉ có thể giết được 30% bọ ve, đặc biệt là đối với các vật dụng như gối. Thế nhưng chỉ cần bọc gối hoặc chăn vào một túi ni lông đen, phơi ngoài nắng ít nhất 3 giờ đồng hồ thì có thể tiêu diệt được bọ ve, mạt bụi rất hiệu quả.

Những hậu quả khi lười giặt chăn ga gối

5. Cách khắc phục vỏ chăn ga gối, ga giường bị ố vàng

  • Nước gạo và vỏ cam: Cho vỏ cam vào nồi nước gạo đun sôi rồi đổ ra, khi nhiệt độ nước giảm xuống còn khoảng 55°C thì cho các tấm vải bị ố vàng vào ngâm khoảng 15-20 phút rồi chà sạch các vết ố vàng.
  • Muối và banking soda: Trong 1 lít nước cho muối và banking soda vào, khuấy đều rồi ngâm khăn trải giường hay vỏ gối vào trong nửa giờ. Sau đó giặt lại theo cách thông thường.