Cách chọn mua Laptop phù hợp với bản thân

Việc xác định nhu cầu sử dụng trước mua Laptop là rất quan trọng và cần thiết vì khi biết được rõ ràng những thứ bạn cần làm với chiếc Laptop đó thì có thể dễ dàng chọn được một laptop phù hợp, tránh bị lãng phí tiền bạc do thừa cấu hình và ngược lại.

Các nhu cầu sử dụng Laptop hiện nay có thể là dùng Laptop để học tập, làm việc văn phòng, chơi game, làm việc đồ hoạ, freelancer,… Dưới đây sẽ là tư vấn của mình dành cho từng nhu cầu riêng biệt mà bạn có thể tham khảo khi chọn mua Laptop để sử dụng.

Cách chọn mua Laptop cho dân văn phòng

Nếu bạn đang cần một thiết bị Laptop chỉ để sử dụng ở mức bình thường, cơ bản chẳng hạn như để soạn thảo văn bản Word, Excel, PowerPoint, lướt web, nghe nhạc, xem phim hoặc chỉnh sửa hình ảnh đơn giản với Photoshop,… cấu hình laptop dành cho nhu cầu này không thực sự cần quá cao.

Theo mình, chất lượng hiển thị của màn hình và Pin “trâu” chắc chắn là 2 tiêu chí nên ưu tiên hàng đầu. Mức giá tối đa dành cho nhu cầu mua Laptop ở nhu cầu này, chỉ cần dưới 10 triệu đồng là ổn.

Cách chọn mua laptop cho sinh viên

Ngày nay, phần lớn các bạn sinh viên mỗi khi mua Laptop đều ưu tiên để chơi Game và tức nhiên rằng Laptop này sẽ phục vụ tốt cho cả việc làm việc văn phòng, học tập rồi.

Tuy nhiên, giá thành của các laptop dành cho nhu cầu này thường có giá không hề rẻ, thường từ 15 triệu đồng trở lên vì Laptop phải có cấu hình cao, đặc biệt là phải có card màn hình rời.

Nên mua laptop hãng nào tốt? Kinh nghiệm mua latop cho người mới
Cách chọn mua Laptop phù hợp với bản thân

Chọn mua Laptop cho nhu cầu đồ hoạ, dựng phim

Việc chọn mua Laptop để phục vụ cho nhu cầu này thường khá khó khăn vì sự chuyên dụng của nó. Các phần mềm thường được sử dụng cho nhu cầu này thường là Sketchup Pro, Maya, Photoshop, Illustrator, Premiere,… Giá thành của Laptop phục vụ cho nhu cầu này thường khá cao, thường từ 20 triệu đồng trở lên.

Các thông số Laptop bạn nên biết

Để có thể chọn được một chiếc Laptop phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn tức nhiên phải nắm được các thông số Laptop cơ bản và phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:

  • CPU là gì? CPU thuộc thế hệ nào?
  • VGA là gì? Nên mua Laptop sử dụng Card màn hình Onboard và Card màn hình rời?
  • Bộ nhớ Ram là gì? Cần chú ý đến thông số nào của RAM?
  • HDD là gì? SSD là gì? Nên chọn Laptop sử dụng SSD hay HDD?

Một khi bạn có thể trả lời được các câu hỏi trên thì việc chọn được một chiếc laptop phù hợp chắc chắn sẽ không còn khó khăn gì nữa! Tuy nhiên, nếu như bạn là một người mới chưa biết quá nhiều về các thông số này, khi đó hãy tham khảo thông tin mà mình tổng hợp dưới đây.

CPU

Central Processing Unit là tên đầy đủ của CPU mà chúng ta hay gọi, đây là bộ vi xử lý trung tâm và có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một thiết bị thông minh nào, có thể là điện thoại, máy tính bảng, laptop,… CPU thường được ví như bộ não của máy tính PC, Laptop bởi tại đây các thông tin sẽ được tính toán và xử lý các thao tác của người dùng với máy tính.

Về cơ bản, CPU được chia thành 2 khối là CU-Control Unit (khối điều khiển) và ALU-Arithmetic Logic Unit (khối tính toán). Mỗi khối sẽ đảm nhận một vài trò và nhiệm vụ khác nhau.

  • ALU-Arithmetic Logic Unit: Thường sẽ xử lý các phép tính toán nhằm cho qua kết quả chính xác nhật từ các phép toán học logic.
  • CU-Control Unit: Đảm nhiệm vai trò phiên dịch từ các thao tác của người dùng thành ngôn ngữ của máy nhằm thể hiện chính xác các quá trình hoạt động được yêu cầu.

Ở CPU, tốc độ xử lý hay tốc độ xung nhịp là thông số quan trọng vì nó thể hiện khả năng xử lý của CPU đó nhanh hay chậm, thống số này thường được đo bằng MHz hoặc GHz.

Tức nhiên, khả năng xử lý càng cao thì giá thành của CPU đó cũng khá cao và ngược lại. Hiện nay, Intel và AMD đang là hai nhà cung cấp CPU lớn nhất thế giới và đang được khá nhiều các thương hiệu laptop lớn sử dụng, bao gồm Apple, Lenovo, Dell, Asus, Acer, HP,…

Ram

Random Access Memory là tên đầy đủ từ viết tắt RAM, thiết bị này có chức năng như một bộ nhớ tạm thời trên máy tính, thông tin được lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ bị mất đi nếu ngắt nguồn điện cung cấp.

Mỗi khi bạn thực hiện một thao tác nào đó trên máy tính PC, Laptop khi đó máy tính sẽ lưu trữ thông tin đó tạm thời vào Ram sau đó sẽ chuyển đến CPU xử lý, Ram có bộ nhớ cache càng lớn thì bạn có thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc mà không lo máy rơi vào tình trạng đứng hoặc đơ. Theo công nghệ chế tạo của các quốc gia hiện nay, Ram được chia ra làm 2 loại cơ bản là Ram tĩnh và Ram động.

Nên mua laptop hãng nào tốt? Kinh nghiệm mua latop cho người mới
Những lưu ý khi chọn mua laptop - Bạn cần chú ý nhé!
  • RAM tĩnh – SRAM (Static Random Access Memory) sử dụng công nghệ ECL với mỗi ô nhớ gồm 4 – 6 cổng logic tích hợp, điểm khác so với RAM động – DRAM (Dynamic Random Access Memory) là Ram tĩnh là nơi chứa tập tin CMOS giúp máy tính có thể khởi động dễ dàng.
  • DRAM được sản xuất với công nghệ MOS với mỗi ô nhớ của ram động sẽ gồm 1 Trasistor và một tụ diện tích hợp. Chính vì cách hoạt động của DRAM dựa trên việc duy trì hoạt động tụ điện trong mạch với quá trình nạp xả tụ điện khá ngắn nên bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên chậm hơn so với RAM tĩnh.

Giá thành của RAM động thường khá rẻ hơn nhiều so với Ram tĩnh. Các loại Ram động phổ biến hiện nay DDR3, DDR3L và DDR4.

Tương tự như CPU, RAM cũng có vài thông số quan trọng mà bạn cần phải biết đó là BUS và Dung lượng. BUS có thể được hiểu là đường dẫn truyền tín hiệu từ nơi này sang nơi khác, thông số BUS càng lớn đồng nghĩa với tốc độ truyền tốc độ càng nhanh.

Bus Ram có 2 thông số co bản là BUS Speed (tốc độ xử lý dữ liệu trong 1 giây) và BUS Width (chiều rộng của bộ nhớ). Trên bất kỳ một thanh RAM nào, bạn sẽ thường thấy có một thống số khác là Bandwidth, đây là tốc độ tối đa mà RAM có thể đọc được trong một giây và thường được tính bởi công thức dưới đây:

Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8

Dung lượng của Ram thường được tính bằng MB hoặc GB với các dung lượng phổ biến là 512MB, 1GB, 2GB, 4GB, 8GB, 16GB, 32GB,… Dung lượng RAM càng lớn sẽ càng tốt cho hệ thống.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy bởi với ở một số phần cứng cũng như hệ điều hành, chẳng hạn Windows 32bit thì nó chỉ hổ trợ tối đa 3.5GB RAM mà thôi. Xem chi tiết hơn về bài viết nói về sự khác biệt giữa Windows 32bit và Windows 64bit.

Còn một điều khác cần lưu ý là RAM không thể sử dụng được chung cho tất cả các Mainboard (bo mạch chủ). Mỗi Mainboard sẽ chỉ phù hợp với một loại RAM nhất định và tuỳ thuộc vào Chipset của bo mạch chủ đó vì vậy mà trước khi nâng cấp RAM bạn cần phải tìm hiểu thông tin cũng như nhờ sự tư vấn từ nhân viên trước khi mua RAM cho Laptop hoặc PC.

Card màn hình

Video Graphics Adaptor là tên đầy đủ của từ viết tắt VGA, một thành phần cũng không kém phần quan trọng trong việc xử lý các tác vụ liện quan đến hình ảnh của máy tính PC hoặc Laptop. Hiện nay, có 2 loại phổ biến của card đồ hoạ bao gồm Card đồ hoạ rời và Card đồ hoạ Onboard.

Card đồ hoạ Onboard, thường được tích hợp trực tiếp vào Mainboard (bo mạch chủ) của Laptop trong khi Card đồ hoạ rời lại hoạt động độc lập riêng lẻ nên khả năng xử lý hình ảnh tốt hơn rất nhiều so với card onboard.

Hiện nay, Nividia và AMD là 2 thương hiệu sản xuất card đồ hoạ tời lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay, ở mỗi hãng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau nên không thể so sánh được ai là vua trong công cuộc sản phẩm xuất card độ hoạ.

Điển hình, hãng Nivida thường được các game thủ lựa chọn sử dụng hơn so với AMD, nhưng với những tác vụ cần sự tính toán thì chip của AMD lại được sử dụng nhiều hơn, bạn có thể thấy người ta thường sử dụng card đồ hoạ của AMD trên các dàn đào bitcoin.

Nên mua laptop hãng nào tốt? Kinh nghiệm mua latop cho người mới
Những lưu ý khi chọn mua laptop - Bạn cần chú ý nhé!

Các dòng card nổi bật của Nividia: GT740M, GT 650M, NVIDIA GeForce GT 700M Series hay NVIDIA GeForce GT 800 Series,…

Các dòng card nổi bật của AMD: Radeon 500 gồm Radeon RX 550, 560, 570 và 580 sử dụng GPU Polaris 20, 22 và 12,….

Ổ cứng Laptop

Ổ cứng là một thành phần cũng rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khởi động, sao chép dữ liệu và các tác vụ liên quan đến việc trích xuất dữ liệu từ bộ nhớ của ổ cứng. Hiện nay, có hai loại ổ cứng cơ bản là ổ cứng SSD và ổ cứng HDD, nếu bạn đã đã từng xem bài viết so sánh giữa HDD và SSD thì bạn sẽ biết được sự khác biệt cơ bản giữa chúng.

  • Với ổ HDD (Hard Disk Drive) thì dữ liệu sẽ được ghi lên các phiến đĩa (còn gọi là platter), ví dụ nếu bạn có 500 bài hát mp3, nếu muốn mở một bài hát nào đó thì đầu từ của ổ đĩa sẽ quét lên các phiến đĩa đề tìm tập tin mp3 cần phát, việc này sẽ tốn một khoảng thời gian (hay gọi là Seek Time), thời gian này rất nhỏ nên hầu như chúng ta không nhận thấy được sự chậm trễ. Chính vì cơ chế như thế này về lâu về dài sẽ dẫn đến hiện trạng phân mảnh làm tốc độ truy suất bị giảm đi rất nhiều.
  • Với SSD, có tên đầy đủ là Solid State Drive với chức năng tương tự như SSD nhưng thay vì dữ liệu được lưu trữ ở các phiến đĩa thì SSD sẽ lưu trữ vào các bộ nhớ flash kết hợp với nhau và vẫn có thể lưu giữ liệu khi máy tính bị ngắt điện. Chính vì được lưu trữ ở các bộ nhớ nên tốc độ truy xuất của các ổ SSD thường cao hơn HDD rất nhiều.

Như vậy, về cơ bản bạn có thể thấy ổ cứng SSD sẽ có nhiều điểm lợi thế hơn HDD rất nhiều về tốc độ, hiệu suất, độ bền, tiếng ồn,… Tuy nhiên, giá của ổ cứng SSD hiện cao hơn khá nhiều so với HDD nên HDD vẫn đang được sử dụng phổ biến hơn.

Dung lượng Pin

Khi chọn mua Laptop thì Pin cũng là một thành phần không kém quan trọng bởi nếu như bạn phải sử dụng Laptop để thuyết trình hoặc làm việc ở những nơi không có nguồn điện mà Pin không đáp ứng đủ thì sẽ rất bất tiện.

Thông thường, pin của laptop thường gắn liền với số + Cell, mỗi Cell là một cục pin Li-on có hiệu điện thế từ 3.6 đến 3.7V với dung lượng từ 2200 – 2600 mAh. Pin càng có nhiều Cell thì thời gian sử dụng sẽ càng lâu. Hiện nay, pin của Laptop thường có các mức phổ biến là 3, 4, 6, 8, 9 hay 12 cell.

Hiện nay, một số sản phẩm của Apple là Macbook Air và các dòng Laptop của HP và Lenovo đang có thời gian sử dụng rất ấn tượng, lên đến hơn 8 giờ sử dụng chỉ với một lần sạc.

Những lưu ý khi chọn mua Laptop

Chế độ bảo hành của nhà sản xuất

Hiện nay, chế độ bảo hành của các nhà sản xuất lớn như Apple, Dell, Asus, HP,… thường có thời gian từ 12 đến 24 tháng trở lên, tuy theo chính sách của các hãng. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên chọn mua các hãng có trung tâm bảo hành tại Việt Nam vì mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu sản phẩm sau khi mua có xảy ra sự cố không mong muốn nào đó.

Nhìn chung, đây là thời gian tương đối ổn với người dùng trong khi sử dụng nếu có phát sinh các vấn đề như lỗi phần cứng hoặc phần mềm bên trong.

Nên mua laptop hãng nào tốt? Kinh nghiệm mua latop cho người mới
Những lưu ý khi chọn mua laptop - Bạn cần chú ý nhé!

Nên mua Laptop ở đâu uy tín

Ngày nay, việc mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính bảng và laptop ở đâu uy tín đã không còn vấn đề khó khăn như xưa nữa.

Các thương hiệu bán Offline như Thegioididong, FPT Shop hay Nguyễn Kim đã trở thành những cái tên quá quen thuộc với đại đa số người dùng tại Việt Nam, tuy nhiên giá thành của các thiết bị bán tại đây có phần cao hơn so với việc mua online hay tại những địa điểm bán hàng xách tay khác.

Cá nhân mình khuyên bạn nên thử trải nghiệm mua hàng onilne lại các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki, hoặc Shopee để lựa chọn và đặt mua laptop cho mình.

Khi mua tại đây, sản phẩm vẫn sẽ được có giấy bảo hành đầy đủ mà sản phẩm lại được ship đến tận nhà luôn. Hơn nữa, các sản phẩm được bán ở trang này thường đa dạng hơn, nhiều mẫu mới hơn và đồng thời giá thành cũng rẻ hơn so với các cửa hàng bán Offline.

Mặc dù vậy, trước khi thanh toán tiền cho sản phẩm, bạn cũng cần kiểm tra hàng kỹ xem có bị móp méo hay trầy xước gì không và đừng quên mở máy lên rồi kiểm tra xem sản phẩm có đúng cấu hình máy (bao gồm RAM, Chip, CPU, VGA hay Pin) như bạn đã xem trên trang bán hàng không nhé!

Làm sao để kiểm tra cấu hình của Laptop

Nếu như bạn là người mới hoặc là dân “dốt” về máy tính, khi đó có thể tham khảo bài viết mình từng chia sẻ về cách kiểm tra cấu hình máy tính trên Windows dưới đây, cách kiểm tra này có thể áp dụng được cho cả Windows 7, Windows 8.1 và Windows 10 mới nhất hiện nay.

Với những cách trong bài viết trên, mình thường sử dụng cách kiểm tra cấu hình máy bằng dòng lệnh “dxdiag” vì nó thể hiện đầy đủ các thông số và nhanh hơn so với những cách khác. Chúc bạn có những trải nghiệm tốt nhất.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp