Ớt chuông

Bạn không cần thiết bảo quản ớt chuông trong tủ lạnh. Ớt chuông có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong túi giấy hoặc ngăn kéo tủ.

Ngoài ra ớt chuông sẽ mấɫ độ tươi và độ giòn nếu bảo quản trong tủ lạnh.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Chuối, xoài, đu đủ

Chuối, xoài, đu đủ và các trái cây nhiệt đới tốt пhất пên bảo quản ở nhiệt độ ấm. Nhiệt độ thấp sẽ làm hỏng vẻ ngoài và hương vị của trái cây. Ví dụ chuối bảo quản trong tủ lạnh có thể bị thâm.

Cà chua

Đối với cà chua xanh, bạn không nên để trong tủ lạnh, mà bảo quản chúng nơi thoáng mát để chín tự nhiên nhé.

Đối với cà chua chín, bạn có thể bảo quản bằng cách bao giấy lại và để trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian ngắn khoảng 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, không nên bảo quản cà chua trong ngăn đông tủ lạnh vì nhiệt độ ngăn đông có thể làm cho cà chua sau khi lấy khỏi tủ bị mềm và nhũn.

Khi cà chua có dấu hiệu chín quá mức, bạn nên dùng làm mứt hoặc làm các món nướng sẽ ngon hơn.

Quả bơ

Muốn giữ được độ ngon, bùi béo của bơ thì bạn nên để bơ ở nhiệt độ phòng. Nếu số lượng bơ quá nhiều, bạn có thể cất nó tạm trong ngăn rau của tủ lạnh 2 - 3 ngày để đảm bảo nó vẫn giữ được độ tươi ngon nhé.

Đối với bơ đã cắt, bạn nên cho vào túi zip hay hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Táo

Các quả táo tươi sẽ ngon hơn nếu bạn thưởng thức nó ngay ở nhiệt độ phòng. Trong trường hợp muốn làm lạnh táo, bạn có thể đặt ở ngăn rau của tủ lạnh nhé.

Nhưng tuyệt đối không nên để táo vào ngăn đông hoặc các tầng trên cao ở ngăn mát, vì khí lạnh có thể phá vỡ các tế bào trong táo, khiến táo bị mềm và nhũn, không còn ngon nữa.

Dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa các chất chống oxy hóa - là chất ngăn ngừa bệnh ung thư và một số bệnh khác. Khi được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoạt tính của các chất này có thể bị giảm hoặc biến mất, đồng thời dưa hấu có thể bị úng dẫn đến hư hỏng rất nhanh.

Vì vậy, với dưa hấu nguyên quả bạn chỉ cần để ở nhiệt độ thoáng mát, khô ráo. Còn nếu dưa hấu đã cắt ra thì cho vào hộp kín, cất trong tủ lạnh 3 - 4 ngày.

Quả mọng

Đối với quả mọng tươi mới được mua về thì bạn có thể bảo quản nó ở nhiệt độ phòng trong 2 - 5 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì bạn nên bảo quản chúng trong ngăn rau của tủ lạnh.

Tuy nhiên, khi nào cần dùng bạn mới lấy ra rửa sạch, vì nếu rửa quả mọng rồi cất vào trong tủ lạnh ngay thì các loại quả này sẽ nhanh bị mốc, thậm chí khô héo và không ăn được.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Quả hạch

Bạn nên để các loại quả hạch tự chín ở nhiệt độ phòng để đảm bảo chúng vẫn giữ được mùi vị vốn có cũng như kết cấu ổn định. Nếu có quá nhiều quả hạch và bạn không kịp dùng hết chúng, thì cách tốt nhất là bảo quản trong ngăn rau (ngăn dưới cùng) của tủ lạnh khoảng 2 - 3 ngày để giữ được độ tươi nhé.

Nhiều người quen bảo quản bơ trong tủ lạnh vì đây là sản phẩm từ sữa, mà các sản phẩm từ sữa có thể bị hỏng rất nhanh ở nhiệt độ phòng.

Tuy nhiên bơ lại khác một chút. Thành phần chính của bơ là chất béo (chiếm tới 80%). Thành phần chất béo cao và thành phần nước thấp khiếп bơ không phải môi trường phù hợp cho vi khuẩn sinh sôi.

Do đó bơ có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong ít пhất vài ngày.

Chocolate

Đừng bao giờ bảo quản chocolate trong tủ lạnh. Chocolate sẽ không chỉ bị lẫn các mùi hương khác, bị ẩm mà tủ lạnh còn có thể tạo thành một lớp phủ màu trắng ngoài miếng chocolate, đó chính là đường nổi lên trên bề mặt.

Lớp phủ пày không ảnh hưởng đến hương vị của chocolate nhưng sẽ khiếп nó trông kém hấp dẫn.

Chocolate có thể được bảo quản ở nơi có nhiệt độ từ 15,5 độ C đến 21 độ C trong ít пhất 6 tháng.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Cà phê

Bạn không bảo quản hạt cà phê hay cà phê rang trong tủ lạnh nhé. Vì nhiệt độ lạnh có thể gây ngưng tụ nước làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Đặc biệt là cà phê có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác có trong tủ lạnh, do đó làm mất đi mùi hương đặc trưng của cà phê.

Ngò thơm

Ngò thơm khi để trong tủ lạnh sẽ dễ bị mất nước, héo khô và mất mùi thơm vốn có.

Ngò thơm bạn nêm dùng hết trong ngày để có thể đạt được hương vị hoàn thiện nhất.

Khoai tây

Khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ lạnh, khí lạnh có thể phá vỡ tinh bột và biến chúng thành đường, gây cảm giác ngọt và sạn rất khó ăn. Biện pháp tốt nhất là bạn nên bảo quản khoai tây tại nơi tối, thoáng mát và khô ráo.

Cần tránh ánh sáng trực tiếp vì có khả năng sẽ làm khoai chuyển sang màu xanh, bị héo và mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt đi không nên dùng vì khoai tây mọc mầm có khả năng gây ngộ độc.

Hành tây

Hành tây nguyên vỏ bạn nên để ở bên ngoài hoặc bảo quản nó ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Không nên cho vào tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ làm cho củ hành tây bị mềm, mốc, nhũn và hỏng rất nhanh.

Nếu muốn để trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn nên lột vỏ rồi cho vào trong một túi nylon cột chặt miệng hoặc hộp kín. Cách này có thể giúp hành tây lạnh, giữ được độ tươi trong 7 - 10 ngày.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Mật ong

Bảo quản ở nhiệt độ phòng là cách tốt nhất để giữ mật ong luôn được như mới và mang hương vị tự nhiên. Bạn không nên bảo quản mật ong ở nhiệt độ lạnh hoặc quá nóng, vì mật ong là nguyên liệu rất dễ bị thay đổi hương vị khi ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng dễ bị kết tinh và đông đặc ở nhiệt độ thấp.

Bánh mì

Nhiệt độ lạnh có thể giúp bánh mì tránh được sự tấn công của nấm mốc, nhưng nó lại làm mất đi độ ẩm của bánh mì nhanh gấp 3 lần bình thường, bánh mì sẽ trở nên khô, dai và cứng.

Cách tốt để bảo quản bánh mì là bạn nên cho nó vào trong hộp đậy kín nắp, rồi đặt trên bàn hay nơi khô ráo, thoáng khí và tránh ánh sáng mặt trời. Như vậy bánh mì lạt sẽ dùng được trong 2 - 3 ngày, còn bánh mì bơ sữa là 3 - 5 ngày nhé.

Các loại nước sốt cay

Nhiều người tin rằng với các loại nước sốt cay nên được bảo quản trong tủ lạnh để giữ được hương vị tươi ngon. Tuy nhiên, các loại nước sốt cay vốn đã có các thành phần như ớt, giấm, đường, muối,... đều là những chất bảo quản tuyệt vời.

Thêm vào đó, ở nhiệt độ phòng sức nóng của ớt càng mạnh và khả năng tiêu diệt các vi sinh vật, nấm mốc càng cao. Bạn không cần thiết bảo quản những loại sốt пày trong cánh tủ lạnh.

Rượu

Rượu nói chung và rượu vang nói riêng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ, độ ẩm không ổn định của tủ lạnh sẽ khiến chất lượng của rượu vang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hương thơm, mùi vị và màu sắc của rượu sẽ bị thay đổi nếu bảo quản ở tủ lạnh trong thời gian dài.

Những thực phẩm nào không nên để tủ lạnh?

Nếu bạn muốn bảo quản rượu thì nên đầu tư tủ đựng rượu để có thể mang điều kiện bảo quản tốt nhất cho loại thức uống này.

Tỏi

Tỏi được xem là thực phẩm không chịu lạnh. Dù cho bạn có để trong ngăn mát đi nữa thì tỏi rất nhanh bị mốc và hư hỏng, thậm chí mất đi hương vị tự nhiên.

Cách tốt để bảo quản tỏi là đặt tỏi tại nơi khô ráo, thoáng mát như ở bàn bếp hay tủ bếp chẳng hạn. Do tỏi là nguyên liệu dùng thường xuyên nên bạn không cần lo nó sẽ bị hư hỏng khi để ở ngoài.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp