Ớt chuông là gì?

Giống như họ hàng gần của nó, ớt và ớt chuông đôi khi được sấy khô và nghiền thành bột. Trong trường hợp này, chúng được gọi là ớt bột. Còn được gọi là ớt ngọt, ớt chuông được ăn sống hoặc nấu chín giống như các loại rau bình thường khác.

Ớt chuông chứa rất ít calo, đặc biệt giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, khiến chúng trở thành sự bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh.

Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như màu xanh lá cây (khi chưa chín), đỏ, vàng và cam. Quả màu xanh lá cây, chưa chín có vị hơi đắng và không ngọt như những quả đã chín.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông

Ớt chuông tươi, chưa chế biến chủ yếu chứa nước (92%). Phần còn lại được tạo thành từ carbohydrate và một lượng nhỏ protein và chất béo.

Carb

  • Ớt chuông chủ yếu gồm carb, chiếm phần lớn trong tổng hàm lượng calo.
  • Một cốc (149 gram) ớt chuông đỏ xắt nhỏ chứa khoảng 9 gram carbs.
  • Carb trong ớt chuông chủ yếu là các loại đường như glucose và fructose – những chất tạo nên vị ngọt của ớt chuông chín.
  • Ớt chuông cũng có chứa một lượng nhỏ các chất xơ – khoảng 2% tính theo khối lượng tươi. Ớt chuông thực sự là một nguồn chất xơ rất tốt.

Ớt chuông chủ yếu bao gồm nước và carb. Hầu hết carb trong ớt chuông là đường như glucose và fructose. Ớt chuông cũng là một nguồn chất xơ dồi dào.

Vitamin và các khoáng chất

Ớt chuông chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, và đặc biệt giàu vitamin C.

  • Vitamin C: Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa chứa đến 169% lượng vitamin C khuyên dùng hàng ngày, khiến ớt chuông trở thành một trong những nguồn thực phẩm giàu loại chất dinh dưỡng thiết yếu này nhất.
  • Vitamin B6: Pyridoxine là loại phổ biến nhất của vitamin B6 – một nhóm các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự hình thành của các tế bào hồng cầu.
  • Vitamin K1: Một dạng của vitamin K, còn được gọi là phylloquinone. Một chất quan trọng cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
  • Kali: Một khoáng chất cần thiết có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nếu nạp vào cơ thể với liều lượng thích hợp 
  • Folate: Còn được gọi là axit folic, folacin, hoặc vitamin B9, folate có rất nhiều chức năng trong cơ thể. Việc hấp thu đủ lượng folate là rất quan trọng trong giai đoạn mang thai (3).
  • Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, cần thiết cho việc duy trì sức khỏe hệ thần kinh và cơ bắp. Các nguồn thực phẩm giàu loại vitamin tan trong chất béo này là các loại dầu, các loại hạt, hạt giống và các loại rau.
  • Vitamin A: Ớt chuông đỏ rất giàu vitamin A (beta-carotene) – chất có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể 

Ớt chuông rất giàu vitamin C, và một trái ớt chuông có thể cung cấp lên đến 169% lượng vitamin C khuyên dùng hàng ngày. Các vitamin và khoáng chất khác được tìm thấy trong ớt chuông gồm có vitamin K1, vitamin E, vitamin A, folate và kali.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Các hợp chất thực vật khác

Ớt chuông có chứa nhiều loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là các carotenoid – chất có nhiều hơn trong ớt chuông chín

  • Capsanthin: có hàm lượng cao trong ớt chuông đỏ, capsanthin là một chất chống oxy hóa mạnh có nhiệm vụ tạo ra màu đỏ rực của quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng loại carotenoid này có thể giúp cơ thể chống lại ung thư
  • Violaxanthin: Loại carotenoid chống oxy hóa phổ biến nhất trong ớt chuông vàng 
  • Lutein: Dù có hàm lượng cao trong ớt chuông xanh và ớt bột đen, nhưng lutein lại không có trong ớt chuông chín. Hấp thu đủ lượng lutein có thể giúp cải thiện sức khoẻ của mắt 
  • Quercetin: Một chất chống oxy hóa dạng polyphenol được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính, như bệnh tim và ung thư 
  • Luteolin: Tương tự như quercetin, luteolin là một chất chống oxy hóa dạng polyphenol có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe 

Ớt chuông có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi, bao gồm capsanthin, violaxanthin, lutein, quercetin và luteolin. Những hợp chất thực vật này đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Lợi ích đối với sức khỏe của ớt chuông

  • Giống như hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ớt chuông được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều loại trái cây và rau quả có khả năng giảm nguy cơ của nhiều bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.
  • Ngoài ra, ớt chuông còn có một số lợi ích về mặt sức khỏe khác.

Ớt chuông tốt cho sức khỏe của mắt

Các khiếm khuyết thị giác phổ biến nhất gồm có thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, và nguyên nhân chính dẫn đến 2 tình trạng này là tuổi già và bệnh nhiễm trùng 

Tuy nhiên, dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của những căn bệnh này.

Lutein và zeaxanthin – hai loại carotenoid được tìm thấy với hàm lượng tương đối cao trong ớt chuông, có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của mắt khi được nạp vào cơ thể với lượng vừa đủ 

Trên thực tế, các chất này giúp bảo vệ võng mạc con người – một lớp nhạy với ánh sáng bên trong mắt – khỏi bị oxy hóa 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu các chất carotenoid có thể giảm nguy cơ mắc cả hai căn bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng 

Nói một cách đơn giản, thường xuyên kết hợp ớt chuông vào chế độ ăn uống của bạn có thể là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ khiếm thị.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Ớt chuông phòng bệnh thiếu máu

Thiếu máu là một chứng bệnh phổ biến đặc trưng bởi việc giảm khả năng bơm khí oxy trong máu.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu là do thiếu sắt, dẫn đến các triệu chứng chính là xuống sức và mệt mỏi.

Ớt chuông đỏ không chỉ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào sắt, mà còn đặc biệt giàu vitamin C – chất có khả năng làm tăng sự hấp thu sắt từ đường ruột 

Trên thực tế, một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa có thể cung cấp 169% lượng vitamin C khuyên dùng mỗi ngày (RDI)

Quá trình hấp thu sắt sẽ được tăng lên đáng kể khi được ăn cùng với trái cây hoặc rau có nhiều vitamin C 

Vì lý do này, ăn ớt chuông sống với các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt hay rau bina có thể giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu.

Giống như các loại trái cây và rau quả khác, ớt chuông có thể có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các lợi ích gồm cải thiện sức khoẻ của mắt, giảm nguy cơ thiếu máu và một số bệnh mãn tính.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Tác dụng phụ của ớt chuông

Ớt chuông thường lành tính và tốt cho sức khỏe, nhưng một số người có thể bị dị ứng với chúng.

Dị ứng ớt chuông

Tình trạng dị ứng với ớt chuông khá hiếm.

Tuy nhiên, một số người bị dị ứng phấn hoa cũng có thể bị mẫn cảm với ớt chuông vì xảy ra phản ứng chéo

Phản ứng chéo có thể xảy ra với giữa một số loại thực phẩm nhất định và phấn hoa vì chúng có thể chứa các chất gây dị ứng giống nhau, hoặc chứa các gây dị ứng có cấu trúc tương tự nhau.

Khi ăn với lượng vừa phải, ớt chuông không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể gây dị ứng ở một số người.

Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe
Ớt Chuông là gì - Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe

Tổng kết

Ớt chuông rất giàu chất chống oxy hóa và chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C và nhiều loại carotenoid khác nhau. Vì lý do này, ăn ớt chuông có thể có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện sức khoẻ mắt và giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính.

Ngoài gây dị ứng ở một số người, ớt chuông không có bất kỳ tác hại nào khác cho sức khỏe. Nói tóm lại, ớt chuông là một sự bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp